Những thách thức

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK (Trang 75 - 77)

 Nguồn nhân lực có năng lực, có trình độ cao ngày càng khan hiếm và bị cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng cùng với các tổ chức tài chính khác.

 Nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đòi hỏi cao về tính đa dạng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và kỹ năng phục vụ khách hàng.

 Việt Nam đã chính thức mở cửa ngành ngân hàng theo cam kết của WTO, các ngân hàng nước ngoài đã ồ ạt thâm nhập thị trường Việt Nam và do đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại với nhau sẽ trở nên khốc liệt hơn.

 Nền kinh tế đang đối diện với giảm phát và nguy cơ lạm phát có thể quay trở lại sẽ tiềm ẩn về rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá, kể cả rủi ro về niềm tin đối với hệ thống ngân hàng.

 Thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu hồi phục, thị trường bất động sản có thể khởi sắc với phân khúc khách hàng có thu nhập thấp nhưng chưa bền vững sẽ tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng.

 Sự thẩm thấu khó khăn trong năm 2008 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ là nguy cơ phát sinh nợ quá hạn và cơ cấu lại các khoản vay.

TÓM TT CHƯƠNG 3

Trong những năm vừa qua ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng xét cả về công nghệ ngân hàng, về mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng như nhu cầu của khách hàng. Các ngân hàng nước ngoài bao gồm cả các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới cũng đã có những bước đi đầu tiên vào thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam. Sự khốc liệt trong cạnh tranh là điều đã được dự báo từ trước cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong khi đó các ngân hàng thương mại nhà nước mặc dù đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Các ngân hàng thương mại cổ phần mặc dù hoạt động rất năng động nhưng tiềm lực tài chính vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế.

Sacombank là một ngân hàng TMCP có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, hệ thống phân phối rộng khắp, công nghệ ngân hàng hiện đại, đội ngũ ngân viên trẻ và năng động. Do đó, Sacombank có cơ hội lớn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình trở thành một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu của Việt Nam.

Dựa vào những phân tích về môi trường kinh doanh, thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cùng với kết quả của cuộc khảo sát thực tế khách hàng hiện hữu, Sacombank sẽ xây dựng được những chiến lược Marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế thật hợp lý để thực hiện thành công những kế hoạch kinh doanh đã đề ra cho toàn ngân hàng.

CHƯƠNG 4

CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK

4.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TTQT TẠI VIỆT NAM

Từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, điều đó đã tạo ra rất nhiều cơ hội giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài. Với kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2008 đạt 143,4 tỷ USD, tăng gần 29% so với năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2008 đạt 15 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2007, cho thấy thị trường dịch vụ thanh toán quốc tế còn rất nhiều tiềm năng cho các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam. Và trong tương lai, một khi kinh tế thế giới đã qua giai đoạn khủng hoảng như hiện nay thì dịch vụ này còn phát triển nhanh hơn nữa do nhu cầu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng lên.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)