Thị trường hoạt động marketing dịch vụ

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK (Trang 35 - 36)

Th trường khách hàng: doanh nghiệp trước hết phải tập trung Marketing

vào thị trường khách hàng. Đó là nhu cầu của người mua đối với loại sản phẩm dịch vụ nào đó. Mức tác động thấp nhất của Marketing vào thị trường này là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và thu hút khách hàng mới. Có thể tiếp cận khách hàng thông qua Marketing giao dịch và Marketing quan hệ. Khách hàng dịch vụ rất nhạy cảm, cần nghiên cứu các yếu tố văn hoá xã hội, kinh tế, chính trị chi phối họ.

Th trường chuyn giao: thị trường chuyển giao xuất hiện giữa doanh

nghiệp và các khách hàng của mình. Thị trường này được hình thành từ nội tại giữa các dịch vụ thành phần, các dịch vụ của hệ thống quá trình dịch vụ do nhiều thành viên tham gia cung ứng. Họ phụ thuộc nhau, cung cấp dịch vụ cho nhau và cho khách hàng. Do đó mức độ trung thành và sự thoả mãn của họ là yếu tố rất quan trọng. Không phải chỉ khách hàng tiêu dùng mới là nguồn của sự chuyển giao. Giữa các thành viên trong hệ thống cung ứng cũng có sự chuyển giao dịch vụ để cả hệ thống tạo nên dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp cho khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn đối với ngân hàng, thị trường chuyển giao sẽ là công ty bảo hiểm, các lĩnh vực buôn bán bất động sản, tài chính, các công ty luật, khách hàng hiện tại và sự chuyển giao nội bộ. Do đó thị trường chuyển giao còn được quan niệm là thị trường trung gian, thị trường lựa chọn đa chiều, thị trường tổ chức.

Công ty Khách hàng Nhân viên Marketing quan hệ ‘tạo hứa hẹn’ Marketing nội bộ ‘cho phép hứa hẹn’ Marketing tương tác ‘Chuyển giao hứa hẹn’

Th trường cung cp: hoạt động quan trọng của Marketing trên thị trường này là tổ chức cung cấp nguồn lực. Đó là việc hình thành một số trung gian quan trọng, phát triển các mối quan hệ với những nguồn lực cả hiện tại và tương lai. Triển khai kế hoạch Marketing để phân phối nguồn lực cho các thị trường cung cấp đồng thời các doanh nghiệp phải có kế hoạch phát triển các nguồn lực thị trường.

Th trường tuyn dng: nguồn lao động có kỹ năng luôn cần thiết và bức xúc trong chuyển giao dịch vụ. Đây là nguồn lực ngày càng khan hiếm đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ và các tổ chức kinh doanh khác. Thị trường tuyển dụng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó bao hàm cả yếu tố phi kinh tế như nhân khẩu xã hội, tự nhiên… Quan hệ cung cầu trong thị trường này diễn ra rất phức tạp và biến động. Do yêu cầu chất lượng dịch vụ cao, nhu cầu lại năng động nên đòi hỏi lao động lại vừa có kỹ năng chuyên sâu cao lại vừa đa dạng hoá ở một số loại ngành.

Th trường uy lc: đây là một thị trường thích hợp cho Marketing quan hệ. Bằng các giải pháp và chiến lược Marketing, các doanh nghiệp dịch vụ tập trung nguồn lực thiết lập các quan hệ của mình với các nhóm uy lực của thị trường dịch vụ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Th trường bên trong: đó là thị trường nội bộ trong công ty bao gồm toàn bộ

cán bộ công nhân viên chức, những nhà cung cấp và khách hàng nội bộ. Khách hàng nội bộ cũng có nhu cầu và mong muốn đòi hỏi doanh nghiệp phải thoả mãn. Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng chỉ khi nào thoả mãn tốt được nhu cầu của khách hàng nội bộ, họ mới được giải phóng và phát huy hết khả năng sáng tạo, trí tuệ để cung ứng dịch vụ có chất lượng cao cho khách hàng của thị trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)