5. Kết cấu của đề tài
1.2.3.3. Quan hệ lao động
- Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa NLĐ và người sử dụng lao động [điều 3, Bộ luật LĐ]. - Quan hệ lao động giữa NLĐ hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. - Cơng đồn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hịa, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, người sử dụng lao động [điều 7, Bộ luật lao động].
- Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thơng qua thương lượng tập thể. Nội dung thỏa ước lao động tập thể khơng được trái với quy định của pháp luật và phải cĩ lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật. [Điều 73, Bộ luật lao động].
Quan hệ lao động chỉ xuất hiện khi cĩ hai chủ thể: người lao động và người sử dụng lao động. Để đảm bảo cho sự ổn định xã hội lâu dài, Nhà nước thấy cần phải can thiệp vào mối quan hệ này. Từ đĩ quan hệ lao động hình thành “ba bên”. Cơ chế “ba bên” trong quan hệ lao động thể hiện ở việc Nhà nước xây dựng, ban hành, giám sát luật lệ quan hệ lao động, xử lý các tranh chấp lao động; giới chủ sử dụng lao động và giới thợ cĩ đại diện tham gia, xây dựng, chấp hành, giám sát luật lệ lao động, tham gia xử lý tranh chấp lao động [2, trang 244].