Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - EU

Một phần của tài liệu Khoá luận tố nghiệp Vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và xã hội đối với hàng hoá xuất khẩu (Trang 33 - 40)

Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá việt nam sang eu dưới tác động của các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường, và xã hội

I. Đánh giá thực trạng chung của hàng xuất khẩu Việt Nam sang EU dưới tác động của các quy định/ tiêu chuẩn của EU về chất lượng, môi trường và xã hội

1. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - EU

Mở đầu cho quan hệ hợp tác về thương mại giữa khối EU và Việt Nam là Hiệp định buôn bán hàng dệt may được ký tắt ngày 15/12/1992 có hiệu lực trong 5 năm bắt đầu từ năm 1992 (mà hạn ngạch và các điều khoản về tiếp cận thị trường được điều chỉnh vào năm 1995 và Hiệp định bổ sung ký năm 1996). Bước phát triển tiếp theo trong quan hệ hợp tác về thương mại của Việt nam và EU là việc hai bên ký kết Hiệp định khung về hợp tác vào 17/1/1995, có hiệu lực bắt đầu vào thỏng 6/1996. Cỏc điều khoản thương mại trong Hiệp định cú quy định rừ: Việt Nam và EU sẽ cho nhau hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), đặc biệt là chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Các bên cam kết phát triển, đa dạng hoá trao đổi thương mại và cải thiện quá trình tiếp cận thị trường của nhau đến mức cao nhất có thể được, có tính đến hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên. Hai Hiệp định này cùng với những thành tựu đạt được từ việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995 của Việt Nam đã là động lực thúc đẩy việc phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt nam vào thị trường EU, đặc biệt kể từ năm 1995 đến nay.

1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU từ 1995 - nay

Thời kỳ trước Hiệp định khung hợp tác được ký kết (1995), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU chỉ đạt ở mức độ khiêm nhường và nhập siêu luôn nghiêng về phía Việt Nam.

Buôn bán thương mại hai chiều năm 1990 mới chỉ đạt 295,2 triệu USD, dù có tăng dần qua từng năm nhưng chưa năm nào lên được tới 1 tỷ USD. Tuy nhiên, từ năm 1995 Việt Nam đã có xuất siêu và mức xuất siêu ngày càng lớn do đã biết xúc tiến nhiều hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều không ngừng tăng lên hàng năm, tuy mức tăng trưởng chưa ổn định (bảng 2).

Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU Đơn vị: Triệu USD

Năm

Kim ngạch XK của Việt Nam sang EU

Kim ngạch NK của Việt Nam từ EU

Kim ngạch XNK Việt

Nam - EU Trị giá Xuất siêu Trị giá Tốc độ

tăng (%) Trị giá Tốc độ

tăng (%) Trị giá Tốc độ tăng (%)

1990 141,6 - 153,6 - 295,2 - -12

1991 112,2 -20,8 274,5 78,7 386,7 31,0 -162,3

1992 227,9 103,1 233,2 -15 461,1 19,2 -5,3

1993 216,1 5,2 419,5 79,9 635,6 37,8 -203,4

1994 383,8 77,6 476,6 13,6 860,4 35,4 -92,8

1995 720,0 87,6 688,3 44,4 1.408,3 63,7 31,7

1996 900,5 25,1 1.134,2 64,8 2.034,7 44,5 -233,7

1997 1.608,4 78,6 1.324,4 16,8 2.032,8 44,1 284,0

1998 2.125,8 32,2 1.307,6 -1,3 3.433,4 17,1 818,2

1999 2.506,3 17,9 1.052,8 -19,5 3.559,1 3,7 1.453,5

2000* 2.845,1 13,5 1.317,4 25,1 4.153,9 16,7 1.527,7

2001* 3.002,9 5,6 1.506,3 14,3 4.509,2 8,6 1.496,6

2002* 3.149,9 4,9 1.841,1 22,2 4.991,0 10,7 1,308.8

2003# 3.840,0 21,9 - - - - -

(Nguồn: Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan (*) Niên giám thống kê 2002

(#) Số liệu ước tính (Tạp chí Ngoại Thương-Số 21-30/10/2003))

Qua bảng số liệu có thể thấy quy mô buôn bán giữa Việt Nam và EU giai đoạn sau 1995 đã tăng lên nhanh chóng so với giai đoạn trước, đặc biệt trong ba năm 1995-1997 tốc độ tăng trưởng bình quân là 50,8%/năm. Từ năm 1998 đến tăng trưởng thương mại bình quân đạt 11,36%/năm, tuy có thấp hơn giai đoạn 1995-1997 nhưng vì giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đã lớn hơn nên con số trên vẫn được đánh giá là tích cực. Năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt gần 5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 3,1 tỷ USD, nhập khẩu gần 1,9 tỷ USD. Ước tính năm 2003, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng 3,84 tỷ USD (tăng 21,9% so với năm 2002) [1], cùng với tốc độ tăng nhập khẩu khá đều đặn trong những năm trước thì dự đoán tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và EU trong năm 2003 sẽ còn cao hơn nữa. Đây là minh chứng cho sự phát triển thương mại giữa hai bên. Tuy nhiên, bước tiến này sẽ vẫn còn gặp nhiều trắc trở và nhất là còn cách xa tiềm năng kinh tế của cả hai bên. Trị giá thương mại Việt Nam - EU mới chiếm khoảng 0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của EU, và chiếm 13,7% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam[2].

1.2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ 1995-nay

Như đã nói ở trên, kể từ năm 1995, Việt Nam liên tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, làm chuyển dịch cán cân xuất nhập khẩu với thị trường này từ chỗ nhập siêu

sang xuất siêu. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh, nếu như trong 5 năm (1990-1995) tăng 5 lần thì sang giai đoạn 5 năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đã tăng lên gấp 4 lần năm 1995, tức là gấp 20 lần năm 1990. Số liệu mới đây nhất, trong 9 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được 80,7% kế hoạch cả năm, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thị trường EU chiếm một vị trí đáng kể. Ước tính năm 2003, kim ngạch xuất khẩu sang EU sẽ đạt 3,84 tỷ USD (bảng 3).

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ 1995-nay Đơn vị : Triệu USD

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001* 2002* 2003#

(1)Kim ngạch XK của Việt Nam

sang EU

720,0 900,5 1608,4 2125,8 2506,3 2845,1 3002,9 3149,9 3840

Tốc độ tăng hàng năm của (1) (%)

87,6 25,1 78,6 32,2 17,9 13,5 5,6 4,9 21,9

(2)Tổng kim ngạch XK của Việt Nam

5448,9 7255,

9 9185,0 9361,0 11135,9 14483,0 15029,0 16705,8 19950 Tỷ trọng (1)

trong (2) (%) 13,2 12,4 17,5 22,7 22,5 19,6 20,0 18,9 19,2 (3)Tổng kim

ngạch NK của EU **

713252, 4

73850 5

757852, 2

809569, 3

864536, 1

923241, 3

957435, 1

987695,

7 -

Tỷ trọng (1)

trong (3) (%) 0,10 0,12 0,21 0,26 0,29 0,31 0,31 0,32 -

(Nguồn: Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan (*) Niên giám thống kê 2002)

(**) European Union and World Trade, European Commission, 1997, Tr 41 (#) Số liệu ước tính (Tạp chí Ngoại Thương-Số 21-30/10/2003))

Bảng 3 cho thấy, mặc dù nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn 1995-2003 tăng đáng kể, nhưng tốc độ tăng hàng năm lại không ổn định. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng 87,6% so với năm 1994, sang năm 1996, con số này chỉ đạt 25,1%

để rồi năm 1997 lại tăng lên đến 78,6%. Kể từ năm 1998, tốc độ tăng trưởng giảm dần, đỉnh điểm là hai năm 2001 và 2002 chỉ đạt trên dưới 5%.

Những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là:

- Vào năm 1996 một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam xuất sang EU giảm mạnh như: hàng thuỷ sản giảm do lượng tôm đông lạnh giảm vì ở nhiều khu vực trong nước tôm bị dịch bệnh, hàng cà phê giảm do giá thị trường thế giới giảm mạnh...

- Sang năm 1998, tất cả các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam đều gặp trở

ngại trên thị trường EU do các quy định quản lý nhập khẩu của EU gây ra. Dệt may phải chịu mức hạn ngạch dành cho Việt Nam quá thấp, thuỷ sản gặp nhiều khó khăn do EU chưa cho nhập nhuyễn thể hai mảnh của Việt Nam và chưa chấp nhận đưa các nhà máy chế biến thuỷ sản của Việt Nam vào danh sách nhóm I...

- Nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong 2 năm 2001, 2002 tăng trưởng thấp hơn nhiều so với những năm trước đó là vì Hiệp định thương mại Việt-Mỹ ký ngày 14/7/2000 và có giá trị hiệu lực vào năm 2001 đã đem lại cơ hội xuất khẩu lớn cho nước ta nên các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội này đẩy mạnh xuất khẩu hàng vào Mỹ khi mà công suất sản xuất hàng xuất khẩu không tăng hoặc tăng không đáng kể. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm mạnh phải kể đến thuỷ sản, dệt may, nông sản - là những nhóm hàng thị trường Mỹ có nhu cầu lớn. Đồng thời, giá một số mặt hàng của Việt Nam sang EU (chủ yếu là nông sản) sụt giảm cũng góp phần làm giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra, sự kiện tôm xuất khẩu của Việt Nam vào EU kể từ 27/3/2002 phải chịu chế độ kiểm tra hệ thống toàn bộ 100% theo quyết định 2002/250/EC khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, dẫn đến xuất khẩu giảm đáng kể.

Trung bình giai đoạn 1995 - nay, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang EU là 32%, nhanh hơn số tương ứng thời kỳ 1990-1994 là 28,31%.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2000 cũng tăng lên và khá ổn định. Mức tăng này lớn hơn nhiều nếu so sánh với tỷ trọng của các thị trường Trung Quốc, úc, Mỹ (bảng 4). Năm 2000, 2001, 2002, EU đã vượt qua ASEAN trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên tác động của Hiệp định thương mại Việt-Mỹ mở đường hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ đã nâng cao tầm quan trọng của thị trường này trong quan hệ thương mại với Việt Nam khiến EU hiện nay chỉ đứng ở vị trí thứ hai. (Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2003 sang Hoa Kỳ đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 185% so với cùng kỳ năm 2002, trong khi xuất khẩu sang EU thấp hơn, đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái).

Song, xu hướng chung là thị trường EU vẫn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng 4: Tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam thời kỳ 1995-nay

Đơn vị: %

95 - 03 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001* 2002* 2003#

ASEAN 19,7 18,3 22,8 19,5 24,3 27,0 18,7 16,9 14,5 15,4

EU 18,5 13,2 12,4 17,5 22,7 22,5 20,0 19,9 18,9 19,2

Nhật Bản 17,9 26,8 21,3 17,6 15,8 16,0 18,8 16,7 14,6 13,8

T.Quốc 7,4 6,6 4,7 5,7 5,1 7,7 11,0 9,4 9,0 7,7

úc 5,2 1,0 0,9 2,0 5,0 7,3 9,1 6,9 8,0 7,0

Mỹ 7,4 3,1 2,8 3,0 5,0 4,5 5,3 7,1 14,5 21,0 (Nguồn: Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan

(*) Niên giám thống kê 2002

(#) Số liệu ước tính (Tạp chí Ngoại Thương-Số 21-30/10/2003))

Từ một góc nhìn khác có thể thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU cũng trong xu thế gia tăng (xem bảng 2). Chẳng hạn năm 1995 tỷ trọng này là 0,10%, năm 2000 đã tăng lên thành 0,31%. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng thị phần đó còn quá nhỏ bởi thị trường EU được đánh giá là “khó tính”vào loại nhất nhì thế giới, trong khi hàng hoá của Việt Nam có chất lượng chưa ổn định và đôi khi không đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng EU.

Về bạn hàng, trong thời kỳ 1990-1994 chỉ có 6 trong số 12 nước thành viên EU có quan hệ buôn bán với Việt Nam là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Anh. Kể từ năm 1995, khi EU mở rộng thành 15 nước thì tất cả 15 nước thành viên đều có quan hệ buôn bán với Việt Nam ở mức độ ít nhiều khác nhau, thể hiện ở bảng 5:

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU phân theo nước Đơn vị: triệu USD

Tên nước 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001* 2002* 2003#

Đức 218,0 228,0 411,4 587,9 654,3 730,1 721,8 720,7 840 Anh 74,6 125,1 265,2 333,5 421,2 479,3 511,6 570,8 700 Pháp 169,1 145,0 238,1 307,4 354,9 379,8 467,5 438,5 500 Hà Lan 79,7 147,4 266,8 306,9 342,9 390,2 364,5 404,3 510

Bỉ 34,6 61,3 124,9 211,7 306,7 311,6 341,2 335,1 390

Italia 57,1 49,8 118,2 144,1 59,4 218,0 237,9 263,8 340 Tây Ban Nha 46,7 62,8 70,3 85,5 108,0 137,2 158,5 178,5 234

Đan Mạch 12,8 23,7 33,2 43,3 43,7 58,2 49,7 62,5 70

Thuỵ Điển 4,7 31,8 47,1 58,3 45,2 55,1 53,2 62,4 70

Hy Lạp 1,6 2,1 5,7 8,1 3,8 7,9 - 30,3 40

Aó 9,3 5,6 11,4 8,5 34,9 23,6 28,9 29,5 36

Phần Lan 4,9 10,1 13,4 20,2 16,9 22,4 - 24,2 33

Bồ Đào Nha 3,8 4,1 4,2 4,4 5,2 8,9 - 5,5 10

Ai len 2,8 3,1 3,3 3,9 6,9 12,1 - 19,0 20

Luxembourg 0,3 0,6 1,5 2,1 2,3 2,5 - 4,8 5

Tổng 720,0 900,5 1608,4 2125,8 2506 2836,9 3002,9 3149,9 3840 (Nguồn: Trung tâm Tin học & Thống kê - Tổng cục Hải quan

(*) Niên giám thống kê 2002

(#) Số liệu ước tính (Tạp chí Ngoại Thương-Số 21-30/10/2003))

Có thể thấy rằng hàng năm, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc EU nhìn chung đều tăng. Những nước có nhịp độ tăng cao là Thuỵ Điển, Anh, Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và Italia. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức, chiếm 22,9%

kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU. Kể từ năm 1998 đến nay, Anh đã vượt Pháp và Hà Lan, vươn lên chiếm vị trí thứ hai sau Đức, tiếp theo là Pháp: 13,9%, Hà Lan: 12,8%, Bỉ: 10,64%

v..v..

1.3 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU gồm: giày dép, dệt may, nông sản, sản phẩm bằng da thuộc, thuỷ sản, đồ gỗ, đồ gốm sứ, đồ chơi và dụng cụ thể thao,... hàng năm chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Như vậy, hàng xuất khẩu của ta sang EU chủ yếu là sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, hoặc là hàng có mức độ gia công chế biến thấp, nguyên nhiên liệu và nông sản. Đứng đầu là hàng giày dép và nguyên phụ liệu, tiếp theo là dệt may, rồi đến cà phê và chè (năm 2002 chiếm tỷ lệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU lần lượt là 45%, 15%, 4,8% ...). Tuy nhiên các thứ tự và tỷ lệ này còn chưa thật ổn định qua các năm (biểu đồ 2).

Biểu đồ 2: Biến động Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của việt nam sang EU theo thời gian Đơn vị: %

(Nguồn: Cục thống kê của Liên minh Châu Âu (Eurostat)-www.eu.int/eurostat.html)

Những năm gần đây đã có một vài thay đổi xuất hiện trong cơ cấu xuất khẩu vào EU.

Những mặt hàng chế biến sâu (các thiết bị điện tử, các phương tiện xe cộ...) đã xuất hiện, đặc biệt là mặt hàng điện tử mới xuất khẩu được vài năm nhưng đến năm 2000 đã đạt kim ngạch khích lệ (hơn 100 triệu USD). Tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến tăng lên chiếm khoảng 70%

kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU và tỷ trọng hàng nguyên liệu thô giảm xuống còn 30%.

Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam sang EU, kim ngạch xuất khẩu cỏc mặt hàng chớnh đó tăng tương đối nhanh, rừ rệt nhất trong giai đoạn 1995-2000. Đặc

biệt phải kể đến mặt hàng máy móc, thiết bị điện và phụ tùng tăng trung bình 107%/năm, mặc dù sang hai năm 2001 và 2002 lại giảm cùng với sự tăng trưởng chậm của tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU. Các mặt hàng khác có những năm tăng trưởng cao nhưng lại không ổn định (bảng 6).

Bảng 6: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU Đơn vị: triệu USD

TT Tên hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

01 Giày dép, và các

bộ phận của chúng 481,3 664,6 1.032,3 1.043,1 1.310,5 1.683,5 1.692,1 1.730,8 02

Quần áo và hàng may sẵn, không thuộc hàng dệt kim

273,9 335,8 440,2 436,9 499,7 580,9 422,2 416,2

03 Cà phê, chè và các

loại gia vị 234,7 146,9 277,9 366,8 357,9 293,5 224,0 102,5 04 Đồ gỗ, trang thiết bị

nội thất và y tế 28,2 60,5 101,3 108,1 145,5 219,3 221,3 285,6 05 Các sản phẩm

bằng da thuộc 92,2 116,7 166,6 157,0 164,0 189,4 97,6 138,4 06 Quần áo dệt kim 39,6 70,0 85,8 78,5 88,4 157,2 97.5 79,3

07 Đồ gốm, sứ 34,4 36,6 47,9 55,0 77,8 155,2 156,8 89,5

08 Thuỷ hải sản 29,1 36,1 71,3 98,2 83,1 94,7 112,3 42,4

09 Máy móc thiết bị

điện tử và phụ tùng 3,4 10,3 24,1 46,6 65,9 108,4 92,5 80,4 10 Đồ chơi và dụng cụ

thể thao 20,2 28,4 53,0 58,0 59,9 78,6 57,4 57,6

(Nguồn: Số liệu thống kê của Phái đoàn EU tại Hà nội - www.delvnm.cec.eu.int) Qua đó có thể thấy rằng:

Mặt hàng giày dép xuất khẩu năm 1997/1996 tăng 55,3% nhưng năm 1998/1997 chỉ tăng hơn 1%. Tốc độ tăng trưởng trung bình của hai năm 1999 và 2000 đạt khoảng 26%, tuy nhiên sang đến năm 2001 và 2002 lại giảm xuống còn khoảng một đến hai phần trăm.

Tương tự như giày dép, tốc độ tăng trưởng hàng dệt may (chủ yếu gồm hai nhóm hàng:

quần áo may sẵn không thuộc hàng dệt kim và quần áo dệt kim) tăng dần từ 1995 đến 1997, giảm mạnh vào 1998, phục hồi vào hai năm 1999 và 2000 rồi lại xuống dốc trong hai năm kế tiếp 2001, 2002 (hai năm này tăng trưởng âm).

Mặt hàng thuỷ hải sản tuy tăng trưởng khá cao trong ba năm 1996, 1997 và 1998 nhưng những năm tiếp theo lại giảm sút, thậm chí tăng trưởng âm vào năm 1999 và 2002, do vi phạm các quy định của EU về dư lượng kháng sinh và các chất bị cấm đối với thuỷ hải sản khiến EU áp dụng các biện pháp tiêu huỷ, kiểm tra ngặt nghèo hơn, gạt bỏ một số doanh nghiệp ra khỏi danh sách các doanh nghiệp được phép xuất khẩu sang EU.

Hàng nông sản tăng trưởng từ 1995-1998, song liên tục giảm sút từ 1998 đến nay, đặc biệt là cà phê do giá thị trường thế giới giảm.

Tốc độ tăng xuất khẩu của các mặt hàng còn lại cũng rất thất thường, ví dụ như đồ gốm sứ năm 2000 tăng gần gấp đôi so với 1999, sang năm 2001 hầu như không tăng, rồi lại giảm còn một nửa vào năm 2002; đồ chơi và dụng cụ thể thao chỉ tăng mạnh năm 1997, các năm sau tăng chậm và có năm tăng trưởng âm....

2. Đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc đáp

Một phần của tài liệu Khoá luận tố nghiệp Vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và xã hội đối với hàng hoá xuất khẩu (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)