Triển vọng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Khoá luận tố nghiệp Vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và xã hội đối với hàng hoá xuất khẩu (Trang 72 - 78)

Chương III: Một số giải pháp nhằm đáp ứng các quy định/tiêu chuẩn của eu về chất lượng, môi trường & xã hội

I. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU

2. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU

2.1 Những nhân tố tác động tới khả năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào EU

Xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế:

Tác động tích cực của xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế là tạo ra cơ hội lớn cho tất cả các nước, nhất là những nước đang phát triển đẩy mạnh công nghiệp hoá trên cơ sở ứng dụng thành quả của cách mạng khoa học công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, tăng doanh thu ngoại tệ làm tiền đề phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nước này như: làm tăng sức ép cạnh tranh, dẫn tới sự lệ thuộc ngày càng nhiều của các nước đang phát triển vào sự ổn định của nền kinh tế thế giới và dần dần rơi vào tầm ảnh hưởng của các nước phát triển, cả về kinh tế và chính trị...

Chính vì vậy, xu thế này sẽ tạo thuận lợi cho ta mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU nơi thuế suất thấp và đỡ bị các hàng rào phi quan thuế ngăn cản, đồng thời hàng xuất khẩu của ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường EU.

Sự phát triển của Diễn đàn Hợp tác Á- Âu (ASEM):

Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) là cơ chế đối thoại và hợp tác cấp cao giữa Châu Âu và Châu á, với sự tham dự của 10 nước Châu Á (là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Bruney, Malaysia, Indonesia, Singapore, Việt Nam) và 15 nước thành viên của EU.

Diễn đàn Hợp tác Á-Âu đã được tổ chức 4 lần vào những năm 1996, 1998, 2000, 2002.

Trong Hội nghị ASEM II, III và IV, các nước EU đã đưa ra cam kết về thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ các nước Đông Nam á, trong đó có Việt Nam. Riêng về thương mại, các nước EU đã cam kết nâng mức hạn ngạch cho hàng xuất khẩu của các nước ASEAN vào EU và giảm các loại hàng chịu giới hạn quota. Do vậy có thể nói rằng sự phát triển của ASEM góp phần không nhỏ làm tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU.

Phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU:

Sau 5 năm thực hiện Hiệp định Hợp tác Việt Nam-EU (1997-2000) đạt được kết quả sau:

EU đã trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, là bạn hàng thương mại lớn thứ hai, chiếm khoảng 14% kim ngạch ngoại thương của Việt Nam.Cơ sở để phát triển quan hệ hợp tác giữa hai bên là:

Thứ nhất, chính sách đổi mới cho đến nay đã cho phép Việt Nam thu được nhiều thành quả trong các lĩnh vực kinh tế và ngoại giao. Tỷ lệ tăng trưởng và trao đổi thương mại đã tăng lên, lạm phát đã giảm, đất nước đang hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, xã hội phát triển và đời sống nhân dân được nâng lên.

Thứ hai, với nhu cầu đòi hỏi từ quá trình phát triển kinh tế cao, EU rất cần những thị trường đang phát triển và giàu tiềm năng như Việt Nam. Ngược lại, EU lại có tiềm lực rất mạnh về vốn và công nghệ- cái mà Việt Nam đang rất cần để phát triển kinh tế.

Thứ ba, cơ cấu kinh tế của Việt Nam và các nước thành viên EU hoàn toàn bổ sung cho nhau. Do vậy, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại là những mặt hàng mà EU có nhu cầu nhập khẩu lớn và ngược lại.

Thứ tư, Việt Nam tự mình đang dần dần hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý kinh tế, mở cửa thị trường nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước để hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Đây chính là cơ sở bền vững cho quá trình đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU.

Trung Quốc gia nhập WTO và sức ép cạnh tranh:

Kể từ 9/5/2000, EU ký Hiệp định Thương mại song phương với Trung Quốc, hàng Trung Quốc vào thị trường này được hưởng nhiều ưu đãi hơn là do EU giảm thuế từ 8%-10% cho khoảng 100 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc đã chính thức gia nhập WTO vào tháng 12/2001 khiến cho sức ép cạnh tranh từ hàng hoá Trung Quốc lại càng thêm khốc liệt. Tại thời điểm này, hàng Trung Quốc không những được hưởng ưu đãi hơn hàng của ta về thuế mà khả năng cạnh tranh mạnh hơn (hàng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng tốt, giá lại rẻ, nguồn cung cấp lớn và rất ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường EU.

Chiến lược mở rộng EU:

Kể từ ngày1/5/2004, 10 nước Hungary, Ba Lan, Czech, Slovakia, Slovenia, Cyprus, Estonia, Latvia, Litva và quốc đảo Manta (gọi tắt là CEEC) sẽ chính thức trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu. Việc mở rộng này trước hết sẽ đem lại những thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Nếu tính gộp cả 10 nước thành viên mới thì EU sẽ trở thành thị trường thống nhất lớn nhất thế giới với sức mua của gần 500 triệu dân, GDP sẽ đạt hơn 10.000 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng sẽ lên tới 1.800 tỷ USD/năm, chiếm 21,9% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trên toàn thế giới [31]. Tại thị trường này, tầng lớp giàu nghèo đa dạng hơn nên nhu cầu tiêu dùng sẽ phong phú hơn. Ngoài việc hầu hết các nước CEEC đều là bạn hàng truyền thống của Việt Nam thời bao cấp, có thể sử dụng như

một khu vực kết nối để tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, thì mức thuế nhập khẩu của các nước CEEC sau khi gia nhập EU sẽ thấp hơn mức thuế hiện tại cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của ta.

Song, bên cạnh những thuận lợi còn có nhiều thách thức. Khi là thành viên chính thức của EU, các nước CEEC buộc phải thực hiện theo cơ chế chính sách thương mại của EU nên những hình thức buôn bán tiểu ngạch sẽ không thể tồn tại. Đồng thời, toàn bộ các cam kết song phương giữa Việt Nam với những nước này sẽ bị huỷ bỏ có thể gây nhiều lúng túng cho những DN Việt Nam bấy lâu nay chỉ quen quan hệ với khu vực này mà chưa có kinh nghiệm và hiểu biết luật lệ của EU. Hàng hoá của Việt Nam vào Trung, Đông Âu trước không bị đòi hỏi quá cao về chất lượng, không gặp các hàng rào phi thuế quan nghiêm ngặt như tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn môi trường, lao động... tới đây sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất của EU. Một số loại hàng vào thị trường 10 nước CEEC trước đây không bị ấn định hạn ngạch thì nay sẽ bị quản lý theo hạn ngạch như dệt may, hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan cao như gạo, đường...

Chương trình mở rộng hàng hoá của EU:

EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá với nội dung là đẩy mạnh tự do hoá thương mại thông qua việc giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu, xoá bỏ chế độ hạn ngạch vào cuối năm 2004 và tiến tới bãi bỏ GSP. Đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm dứt giai đoạn 2 thực hiện GSP và tới nay EU vẫn chưa có chương trình cụ thể thực hiện GSP cho giai đoạn sau, nhưng GSP của EU dành cho các nước đang phát triển có xu hướng giảm dần.

Do vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có chính sách cụ thể để cải tiến, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu và có chiến lược thâm nhập thị trường EU một cách thấu đáo ngay từ bây giờ thì hàng xuất khẩu Việt Nam khó có thể đứng vững và có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Nền kinh tế Việt Nam đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới, trong đó chủ trương là thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.

Với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được cải thiện về chất lượng và mẫu mã. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp ra thị trường thế giới một khối lượng lớn hàng hoá và tương đối ổn định. Quá trình này sẽ giúp cho hàng Việt Nam khắc phục được những nhược điểm về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng và đáp ứng được nhu cầu thị hiếu khắt khe của thị trường EU, do đó làm tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn tới.

Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế:

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào các Diễn đàn Quốc tế như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn

Hợp tác Á-Âu (ASEM), và đang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ làm tăng sự cạnh tranh, cọ sát giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp ASEAN, APEC, ASEM, từ đó tạo cơ hội để các doanh nghiệp nước ta vươn lên và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, những lợi thế hiện có của Việt Nam do quá trình hội nhập quốc tế mang lại sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp của ta và các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng mạnh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng mạnh và khả năng xuất khẩu là khá lớn.

Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ:

Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ vào ngày 14/7/2000. Hiệp định này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại song phương và từ nay hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ được hưởng chế độ ưu đãi tối huệ quốc. Theo Hiệp định, thuế suất đánh vào hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ giảm rất đáng kể, từ mức 40% hiện nay xuống còn 3% và do đó nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ chĩa mũi nhọn sang thị trường Mỹ. Việc tập trung lực đẩy mạnh xuất khẩu sang EU khi đó bị phân tán, lực bị chia sẻ nên có ảnh hưởng ít nhiều đến xuất khẩu sang EU.

2.2 Đánh giá triển vọng phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2005 - 2010

Từ nay đến năm 2004 (năm cuối cùng của giai đoạn 2000 - 2004), hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tiếp tục được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) và chỉ riêng hàng dệt may bị quản lý bằng hạn ngạch. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này hàng năm gần như phụ thuộc hoàn toàn vào hạn ngạch do phía EU ấn định. Tuy nhiên, theo Hiệp định bổ sung hàng dệt may với EU được chính thức ký kết tại Hà Nội vào tháng 9/2003, EU đã đồng ý tăng hạn ngạch dệt may cho Việt Nam từ 55% đối với các hạng mục nhạy cảm nhất (như quần âu, áo sơ mi) đến 70%[32]. Ngoài ra, trong những tới đây, Việt Nam có khả năng tiếp tục xin được hạn ngạch dệt may của Singapore và Indonesia trị giá 6%-10% hạn ngạch của Việt Nam. Hiện nay, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU như giày dép, dệt may và thủy hải sản đang có ưu thế hơn so với các mặt hàng cùng loại của các nước ASEAN khác có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam như Thái Lan, Indonesia,v.v... vì những mặt hàng của họ đã bị loại khỏi danh sách được hưởng GSP. Thế nhưng nguy cơ đe dọa đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU lúc này là cực kỳ lớn bởi đối thủ “nặng ký”nhất của ta lại là Trung Quốc và sự quay trở lại của các nước ASEAN sau thời kỳ khủng hoảng. Tuy có lợi thế về thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, nhưng chúng ta lại đang ở vào tình trạng không mấy thuận lợi trong cạnh tranh.

Đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm dứt thực hiện giai đoạn 2 của chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của các nước là thành viên WTO, còn đối với những nước không phải là thành viên WTO như Việt Nam thì chưa có chính

sách cụ thể. Cho đến nay, EU vẫn chưa đưa ra chương trình thực hiện GSP cho thời kỳ từ 2005 trở đi, nhưng họ đang tiến dần từng bước giảm thuế quan và giảm ưu đãi GSP. Tới một thời điểm nhất định, hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển khi xâm nhập vào thị trường EU sẽ không được hưởng GSP nữa và phải cạnh tranh bình đẳng với hàng của các nước phát triển, chịu cùng một mức thuế như hàng của những nước này và không được hưởng các ưu đãi khác.

Như vậy, thời kỳ 2005 - 2010 có thể xảy ra hai trường hợp: (1) Việt Nam tiếp tục được hưởng GSP và riêng hàng dệt may vẫn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch của EU; (2) Hàng Việt Nam không được hưởng GSP nữa và hàng dệt may cũng không bị quản lý bằng hạn ngạch. Nếu xảy ra trường hợp (1) thì theo chương trình mở rộng hàng hoá của EU, ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển sẽ ngày càng giảm và tiến tới chấm dứt. Do đó, được hưởng GSP hay không được hưởng GSP và hàng dệt may vẫn bị quản lý bằng hạn ngạch thì những năm này cũng chẳng dễ dàng gì đối với xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Thời kỳ 2005- 2010, hàng xuất khẩu của Việt Nam khi thâm nhập vào EU sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với thời kỳ 2000-2004. Nếu Việt Nam gia nhập WTO trong thời kỳ này thì hàng xuất khẩu của ta sẽ thuận lợi hơn khi thâm nhập vào EU so với thời kỳ 2000-2004.

EU là thị trường lớn, sức tiêu thụ ổn định, lại hứa hẹn có những khởi sắc về kinh tế trong thời kỳ 2004-2010 nên việc đẩy mạnh xuất khẩu vào EU đang là một trong những trọng điểm của chính sách thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ, các ngành chủ đạo như da giày, dệt may và thủy sản đang có những chương trình cụ thể để phát triển sản xuất và tăng cường xuất khẩu sang EU. Còn các doanh nghiệp là nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của xuất khẩu cũng đang nỗ lực vươn lên để thâm nhập và đứng vững trên thị trường EU (cải tiến sản xuất: đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP, ISO 9000, ISO 14000 để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và môi trường; phát huy tính năng động..v.v...). Giai đoạn 2004-2010 tuy không mấy thuận lợi, nhưng với những cố gắng của Chính phủ và các doanh nghiệp, xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ vẫn trên đà phát triển, quy mô buôn bán không ngừng gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có thể sẽ giảm chút ít (tăng 30%/năm) so với thời kỳ 1995-2003 (tăng 36,6%/năm). Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam-EU sẽ chuyển biến theo hướng tích cực: tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến lên 90% (có nhiều mặt hàng xuất khẩu chế biến sâu và tinh) và giảm mạnh hàng nguyên liệu thô xuống 10%. Trong nhóm hàng công nghệ phẩm, sẽ giảm mạnh tỷ lệ hàng gia công và tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp (mua nguyên liệu của nước ngoài về sản xuất và xuất khẩu), và tăng tỷ lệ sản phẩm sản xuất bằng nguyên liệu nội địa.

Cụ thể với ba nhóm hàng xuất khẩu truyền thống: giày dép, dệt may và nông sản, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trưởng chậm lại. Riêng thủy hải sản sẽ có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao hơn so với thời kỳ 1995-2003 vì mặt hàng này đang có cơ hội thuận lợi để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường EU (Mới đây, EU đã công nhận 100 doanh nghiệp chế biến thủy hải sản của ta đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh, được xuất khẩu sang EU). Trong nhóm hàng nông

Một phần của tài liệu Khoá luận tố nghiệp Vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và xã hội đối với hàng hoá xuất khẩu (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)