Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 85 - 87)

3.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động tín dụng

Để tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các TCTD, NHNN cần rà soát lại các văn bản thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao, cụ thể như: xem xét và điều chỉnh lại một số điểm trong Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD:

- Đối với nợ gia hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn nợ và số lần gia hạn nợ để phân loại. Hiện nay, nợ gia hạn mới chỉ căn cứ vào số lần gia hạn mà bỏ qua thời gian gia hạn.

- Đối với các khoản nợ khoanh (cho vay theo chỉ định của Chính phủ) được phân loại vào nhóm 5. Như vậy đối với một số khách hàng mà có nợ khoanh thì toàn bộ dư nợ bao gồm cả trong hạn đều bị xếp vào nhóm 5 (nhóm

nợ có rủi ro cao nhất) và phải trích lập dự phòng 100%, dẫn đến chi phí của TCTD bị tăng cao.

3.3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát

NHNN cần thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các TCTD, đưa hoạt động tín dụng vào đúng quỹ đạo luật pháp. Muốn làm được như vậy, hệ thống giám sát TCTD phải được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các TCTD, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.

3.3.2.3. Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng

Trong thời đại ngày nay muốn thành công trong kinh doanh cần phải có thông tín chính xác và hữu ích. Trong khi tính minh bạch trong thông tin tại Việt Nam còn nhiều bất cập thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin nhằm tạo thuận lợi cho các TCTD có thông tin đầy đủ về khách hàng cho vay là rất cần thiết. Mặc dù trong những năm gần đây Trung tâm CIC của NHNN đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn. Tuy nhiên những thông tin này mới chỉ tập trung vào nội dung phản ảnh, chưa có tính dự báo và đưa ra các giải pháp phòng ngừa, không phản ảnh được đặc thù kinh tế của từng ngành. Do đó mà khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định là chưa hiệu quả.

3.3.2.4. Nghiên cứu triển khai mô hình Công ty xếp hạng tín dụng độc lập tại Việt Nam

Để hỗ trợ cho các TCTD trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các Công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

3.3.2.5. Xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của TCTD trong xử lý tài sản đảm bảo

NHNN nghiên cứu trình quốc hội đưa vào Luật các TCTD nội dung quyền được trực tiếp phát mãi tài sản của bên cho vay trong quá trình thu hồi nợ theo thỏa thuận và có sự giám sát của Uỷ ban nhân dân nơi TCTD đóng trụ sở.

3.3.2.6. Nghiên cứu triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng

Như hoán đổi, quyền chọn. Đây là các công cụ của thị trường tài chính phát triển nhằm giúp các TCTD phòng ngừa, bảo hiểm RRTD, san sẻ rủi ro và tạo sự linh hoạt trong quản lý danh mục cho vay của mỗi TCTD.

3.3.2.7. Thành lập bộ phận cảnh báo rủi ro của Ngân hàng Nhà nước

Các TCTD cần đẩy mạnh phát triển bộ phận QTRR, thay vì để xảy ra thua lỗ mới bàn tính những biện pháp chống đỡ. Tuy nhiên để phòng ngừa rủi ro hiệu quả thì cần có sự phối hợp tích cực giữa các đơn vị, tổ chức tài chính ngân hàng với cơ quan chức năng. Theo tôi, NHNN cũng nên có một bộ phận cảnh báo rủi ro độc lập để thông báo cho các TCTD có biện pháp ứng phó kịp thời với những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

3.3.2.8. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo

Về RRTD, phân tích tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài, hướng đi mới cũng như phổ biến các Nghị định, quy định, Thông tư mới trong hoạt động cho vay của các TCTD, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong chính sách QTRR của các TCTD để kịp thời có những điều chỉnh thích hợp

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 85 - 87)