ThỰc trẠng quẢn trỊ rỦi ro tín dỤng tẠi TỔng Công ty Tài chính CỔ phẦn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 40 - 45)

TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.2.1. Hoạt động tín dụng

Mục tiêu của chính sách tín dụng tại PVFC là định hướng hoạt động tín dụng đạt được các mục tiêu cụ thể và lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Đối tượng khách hàng tín dụng theo định hướng của PVFC là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng, khoáng sản (DK, NL, KS), du lịch cao cấp, bất động sản, đầu tư kinh doanh khu đô thị mới cao cấp, văn phòng cho thuê, tài chính, tín dụng, chứng khoán, tiền tệ và bảo hiểm. Đối với các khách hàng cá nhân, PVFC chủ yếu cung cấp dịch vụ tín dụng cho cán bộ công nhân viên của các đơn vị trong ngành và các đơn vị ký thoả thuận hợp tác với PVFC.

Tăng trưởng hoạt động tín dụng của PVFC được thể hiện ở biểu đồ 2.2 dưới đây:

ĐVT: tỷ đồng

Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng tín dụng qua các năm 2009 – 2012

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của PVFC các năm 2009 – 2012)

Diễn biến tăng trưởng dư nợ cho vay trong giai đoạn này có một số đặc điểm như sau:

- Trong giai đoạn 2009 – 2011, dư nợ tín dụng của PVFC tăng trưởng rất nhanh với tỷ lệ trung bình khoảng 40%/năm. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho hầu hết các ngành kinh tế và các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, khả năng thanh toán bị suy giảm nghiêm trọng làm cho tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại các TCTD tăng nhanh. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tại PVFC vẫn được duy trì ở mức độ cho phép (2,7%) nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng lên đột biến là 7,53% vào năm 2008 và 9,96% trong các tháng đầu năm 2009. Những con số trên cho thấy khả năng nợ xấu gia tăng đột biến là rất hiện hữu nếu cuộc khủng hoảng kinh tế còn tiếp diễn và PVFC chưa có chính sách phát triển tín dụng đúng đắn hơn. Trước thực trạng trên, PVFC đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế sự tăng trưởng nóng trong hoạt động tín dụng. Từ đầu năm 2009 đến nay, PVFC tập trung nguồn lực cho việc triển khai áp dụng chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực QTRR, nên PVFC

thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách trong giai đoạn này bao gồm:

+ Thực hiện đề án tái cấu trúc mô hình hoạt động và cơ cấu nhân sự, trong đó có sự thay đổi mô hình hoạt động, chức năng và nhân sự QTRR;

+ Sửa đổi và đưa vào áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế với mục tiêu tách bạch hoạt động phát triển tín dụng và hoạt động QTRR;

+ Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh thiếu ổn định, có độ rủi ro cao và kém hiệu quả (tàu thuyền, bất động sản);

+ Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.

Giai đoạn 2010- 2011, với đà phục hồi của nền kinh tế, hoạt động tín dụng của PVFC đã có sự tăng trưởng đáng kể. Bên cạnh việc cho vay các dự án trong ngành dầu khí, PVFC cũng mở rộng cho vay các dự án, doanh nghiệp ngoài ngành để đa dạng hoá cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, với kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng năm 2008, PVFC đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống QTRR với việc triển khai thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) và đang thực hiện xây dựng mô hình QTRR hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.

- Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của PVFC tăng cao (4,92%), chủ yếu là do tổng dư nợ giảm và do khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay. Diễn biến tình hình kinh tế trong nước năm 2012 khá phức tạp, các doanh nghiệp phải gánh chịu sự tác động lớn của thực trạng chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh giảm sút đáng kể, đặc biệt là các ngành vận tải biển, bất động sản, sắt thép, xây dựng,... nhận định được tình hình chung, năm

2012 PVFC tập trung vào công tác thu hồi và xử lý nợ nên phần nào khắc phục được thiệt hại, rủi ro.

- Về cơ cấu tín dụng của PVFC: tỷ lệ dư nợ cho vay dài hạn thường chiếm trên 50% tổng dư nợ; cho vay các ngành DK, NL, KS chiếm tỷ trọng 35 – 45% tổng dư nợ; và chủ yếu cấp tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp hoặc cán bộ nhân viên trong ngành dầu khí.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Bộ máy QTRR TD tại PVFC được xây dựng và áp dụng phương pháp QTRR tập trung.

* Tại Hội sở chính:

Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

- Hội đồng quản trị: là người phê duyệt chính sách QTRR TD phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của PVFC, phê duyệt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn tối đa được chấp thuận, và phê duyệt cơ cấu, các tỷ lệ, giới hạn, hạn mức của danh mục tín dụng trong từng thời kỳ.

Hội đồng Xử lý rủi ro tín dụng Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó TGĐ phụ trách tín dụng

Ban Quản trị rủi ro

Phòng QTRR Tín dụng Phòng QTRR Đầu tư Phòng QTRR Thị trường Ban Giám sát tín dụng và xử lý nợ

- Hội đồng xử lý RRTD: là bộ phận do HĐQT PVFC quyết định thành lập, bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự; là cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, phương án thu hồi nợ trong quý hiện hành đối với các khoản nợ đã được xử lý RRTD và các vấn đề phát sinh đột xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng tại PVFC.

- Ban giám sát tín dụng và xử lý nợ: là đầu mối theo dõi và xử lý các khoản nợ xấu trên toàn hệ thống PVFC. Định kỳ hàng tuần, tháng, quý, Ban giám sát tín dụng và xử lý nợ cập nhật tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu của các đơn vị trên toàn hệ thống để báo cáo với Ban Tổng Giám đốc, và phục vụ cho cuộc họp xử lý nợ xấu được tổ chức định kỳ hàng tháng của PVFC. Đối với một số trường hợp đặc biệt, Ban sẽ tiếp nhận hồ sơ khoản vay đồng thời trực tiếp theo dõi và xử lý thu hồi.

- Ban Quản trị Rủi ro: là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành của PVFC, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban lãnh đạo trong công tác QTRR của PVFC. Về bộ máy tổ chức, Ban QTRR được chia làm 03 phòng (Phòng QTRR tín dụng, Phòng QTRR Đầu tư và Phòng QTRR Thị trường). Trong đó nhiệm vụ chính của Phòng QTRR Tín dụng là:

+ Tham mưu xây dựng, soạn thảo chính sách QTRR TD; tham mưu xây dựng hệ thống thẩm quyền, cơ chế phê duyệt tín dụng của Hội sở và các đơn vị trong toàn hệ thống; hướng dẫn, triển khai các quy định về QTRR TD của NHNN trong toàn hệ thống;

+ Tổng hợp, phân tích cơ cấu danh mục tín dụng, có các cảnh báo chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống theo định kỳ và đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng tín dụng;

+ Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các chính sách, quy định về QTRR TD, thực hiện cơ cấu, các giới hạn, tỷ lệ, hạn mức của danh mục tín dụng và có những cảnh báo phù hợp.

* Tại các chi nhánh:

Thành lập bộ phận QTRR TD trực thuộc phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng của Chi nhánh, chịu sự quản lý theo ngành dọc của Ban QTRR tại Hội sở chính, trong đó bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:

- Tham gia nghiên cứu, cho ý kiến đóng góp về các quy chế, hướng dẫn, quy trình nghiệp vụ tín dụng; giám sát sự tuân thủ các quy định của NHNN, quy định và chính sách của PVFC liên quan đến tín dụng của Chi nhánh;

- Thực hiện quản lý, kiểm soát giới hạn tín dụng cho từng khách hàng và toàn bộ Chi nhánh; thực hiện thẩm tra và kiểm soát việc phân loại nợ và tính toán mức trích lập dự phòng tín dụng và đầu tư tại Chi nhánh;

- Thực hiện thẩm tra và kiểm soát việc chấm điểm xếp hạng khách hàng đối với các khách hàng tại đơn vị; thực hiện theo dõi và báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban QTRR những rủi ro phát sinh liên quan đến hoạt động tín dụng tại Chi nhánh;

- Phối hợp với Ban QTRR tham gia việc rà soát, đánh giá hiệu quả, rủi ro của các khoản tín dụng phát sinh tại chi nhánh tối thiểu 06 tháng/lần hoặc khi có yêu cầu;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ QTRR TD tại đơn vị.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w