Định hướng phát triển tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 68 - 70)

- Mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực và đối tượng khách hàng mà pháp luật VN cho phép. Trong đó tập trung phát triển hoạt động tại các khu vực trung tâm dầu khi, tài chính ngân hàng, trung tâm kinh tế

của VN và một số chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động đầu tư nước ngoài của PetroVietnam và kết nối với các trung tâm tài chính quốc tế.

- Đa dạng hoá loại hình tín dụng, sản phẩm tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tăng chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra trong hoạt động tín dụng.

- Giảm dần tỷ trọng cho vay trung – dài hạn tiến tới tỷ trrọng này chỉ đảm bảo ở mức 30% - 35%, mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro.

- Giảm thiểu RRTD trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng. Mục tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn chiếm dưới 5%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Chủ trương không tăng trưởng tín dụng quá “nóng” mà quan tâm đến chất lượng tín dụng. Dự kiến tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt mức khoảng 20% hàng năm.

- Xây dựng hệ thống các quy định, quy trình, quy chế nghiệp vụ liên quan đến tín dụng một cách đầy đủ và thống nhất để quản trị điều hành hệ thống đúng pháp luật.

- Phân định rõ trách nhiệm của từng chức danh, đề cao kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ được giao. Phân quyền trong hoạt động tín dụng để tạo quyền chủ động của các đơn vị và thực hiện quản trị điều hành thống nhất trong toàn hệ thống.

- Quản trị có hiệu quả nguồn vốn của PVN và tập trung thu xếp vốn cho các dự án trong ngành và các đơn vị thành viên.

- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư theo định hướng ngành nghề có khả năng phát triển và hiệu quả, không tập trung cho vay vào một nhóm ngành, một nhóm các đối tượng khách hàng.

- Tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục trong quá trình cấp tín dụng.

- Nghiên cứu phương thức QTRR linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với hoạt động của PVFC. Cụ thể:

+ Gắn trách nhiệm giám sát của ban quản trị và Ban điều hành cấp cao trong việc tham gia vào quá trình quản trị dưới hình thức đưa ra các chính sách, trình tự và xây dựng một hệ thống cấp bậc hiệu quả để thi hành và thực hiện các chính sách đã đề ra;

+ Thường xuyên đánh giá rủi ro để kiểm soát và quyết định kế hoạch hành động trong tương lai;

+ Xem xét độc lập: đây chính là yếu tố then chốt để hạn chế rủi ro, cụ thể những người đánh giá, giám sát rủi ro phải hoàn toàn độc lập với những người tạo ra/ chấp nhận rủi ro và có đủ thẩm quyền , trình độ chuyên môn và vị thế trong tổ chức để việc nhận dạng và báo cáo các phát hiện của chúng có thể được hoàn thành mà không có bất kỳ trở ngại nào. Đảm bảo toàn bộ rủi ro của PVFC được duy trì ở các mức độ thận trọng và phù hợp với nguồn vốn sẵn có.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 68 - 70)