Lĩnh vực hoạt động và mô hình tổ chức của Tổng Công ty Tài chính Cổ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 35 - 38)

Cổ phần Dầu khí Việt Nam

Với tư cách là định chế tài chính của PVN, nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ lớn từ PVN, PVFC đã triển khai các hoạt động:

- Cấp tín dụng cho khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân - Thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư

- Kinh doanh tiền tệ

- Dịch vụ tài chính doanh nghiệp - Dịch vụ tài chính cá nhân - Hoạt động đầu tư

- Thực hiện các đề án phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế cho PVN - Nhận uỷ thác quản lý vốn và các dịch vụ tài chính cho PVN, các đơn vị thành viên của PVN

- Sản phẩm ngoại hối - Thu đổi ngoại tệ

Trải qua quá trình hơn 12 năm hình thành và phát triển, đến nay PVFC đã hoàn thiện bộ máy tổ chức với 15 Ban nghiệp vụ, 10 chi nhánh, 3 công ty thành viên và 14 phòng giao dịch trực thuộc trên phạm vi toàn quốc. Bộ máy tổ chức của PVFC được thể hiện chi tiết tại sơ đồ 2.1 dưới đây:

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của PVFC

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

KHỐI KINH DOANH KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH KHỐI QUẢN LÝ KHỐI CHI NHÁNH (10 CHI NHÁNH) KHỐI CÔNG TYTHÀNH VIÊN Trung tâm Giao

dịch Hội sở Ban Đầu tư và Tư vấn Tài chính Ban Nguồn vốn và KD vốn Phòng Giao dịch TT Láng Hạ Phòng Giao dịch TT Ngô Quyền Phòng Giao dịch TT Hoàn Kiếm Ban Thẩm định Ban Phát triển thị trường Ban đào tạo

Ban công nghệ tài chính Ban Giám sát TD và Xử lý nợ Ban Pháp chế Văn phòng Ban Tổ chức nhân sự Ban Kế toán Ban Quản trị rủi ro CN Hồ Chí MInh CN Vũng Tàu CN Đà Nẵng CN Hải Phòng CN Sài Gòn CN Nam Định CN Thăng Long CN Cần Thơ CN Thanh Hóa CN Quảng Ngài Chứng khoán Dầu khí (PSI) Du lịch Biển Mỹ Khê PVFC Capital Ban dự án Corebanking

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của PVFC, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ của PVFC; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của PVFC.

- Hội đồng Quản trị: là tổ chức quản lý cao nhất của PVFC do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. HĐQT nhân danh PVFC quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của PVFC, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong PVFC.

- Ban Kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của HĐQT, hoạt động điều hành của PVFC và các Báo cáo tài chính. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Tổng Giám đốc.

- Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFC, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công và những công việc được Tổng Giám đốc uỷ quyền.

- Các phòng ban nghiệp vụ và các chi nhánh: thực hiện các công việc chuyên môn được giao giúp cho Ban Tổng Giám đốc quản lý tốt các mặt hoạt động của PVFC, và phối hợp các phòng ban nghiệp vụ với nhau để phục vụ nhiệm vụ chung của PVFC là hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w