Chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 45 - 50)

Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng của PVFC phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, hiện PVFC đã xây dựng chính sách quản trị RRTD với những nội dung cơ bản sau đây:

2.2.3.1. Hệ thống văn bản quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng

Để hạn chế RRTD phát sinh do hệ thống văn bản, chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục nghiệp vụ tín dụng không đầy đủ, PVFC đã xây dựng một hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng bao gồm 5 cấp độ sau:

- Các chính sách: chính sách quản lý RRTD, chính sách tín dụng.

- Các quy chế: quy chế tín dụng, quy chế hoạt động của Hội đồng xử lý RRTD, Quy chế miễn giảm lãi vay…

- Các quy trình: quy trình tín dụng, quy trình kiểm tra sau cho vay...

- Các quy định về nghiệp vụ cấp tín dụng: quy định về nghiệp vụ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, quy định về cho vay dự án đầu tư kinh doanh tàu biển…

- Các hướng dẫn quy trình nghiệp vụ: bộ hướng dẫn cho vay cá nhân, bộ hướng dẫn cho vay doanh nghiệp…

Việc ban hành các văn bản tại PVFC dựa trên nguyên tắc đầy đủ, kịp thời để thực hiện các quy định có liên quan đến hoạt động tín dụng của NHNN, các cơ quan chức năng khác để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Các quy trình nghiệp vụ tín dụng, QTRR TD phải thực hiện theo đúng yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng và phải được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và hướng dẫn thường xuyên để đảm bảo mọi cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng đều phải nắm vững và tác nghiệp đầy đủ, chính xác.

2.2.3.2. Chính sách phân cấp uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng

Hệ thống phê duyệt tín dụng của PVFC được phân cấp theo thẩm quyền phê duyệt với các hạn mức tín dụng cụ thể, bao gồm các cấp: Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng, Giám đốc chi nhánh/ Phó Giám đốc phụ trách tín dụng, Trưởng phòng giao dịch và được thực hiện theo các nguyên tắc chủ yếu sau:

- Tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật, NHNN; - Tuân thủ quy định của PVFC về phê duyệt cấp tín dụng;

- Tuân thủ tỷ trọng, giới hạn tín dụng và đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động tín dụng; đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng;

- Quyết định cấp tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc quyết định cao nhất, nghĩa là các cấp trung gian phải nêu rõ quan điểm đồng ý/ không đồng ý/ ý kiến khác về phương án cấp tín dụng và được quyền bảo lưu ý kiến. Cấp cao nhất theo hạn mức tín dụng là cấp có quyết định cuối cùng;

- Người tham gia phê duyệt tín dụng không đồng thời là người thẩm định kiến nghị cấp tín dụng;

- Đối với các khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt, hồ sơ được trình qua các cấp trung gian để cho ý kiến trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.3.3. Chính sách giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng

Các giới hạn tín dụng tại PVFC bao gồm: Giới hạn quy mô và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong một thời kỳ; Giới hạn tăng trưởng tín dụng theo từng khách hàng, nhóm khách hàng, ngành nghề, kỳ hạn, loại tiền cho vay; tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; giới hạn về tỷ lệ cho vay tín chấp trên tổng dư nợ; giới hạn vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro...

Bên cạnh đó, PVFC cũng ban hành quy định một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu, được khuyến khích. PVFC tập trung vào một số lĩnh vực như: DK, NL, KS; lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho DK, NL, KS; dịch vụ du lịch cao cấp; đầu tư và kinh doanh khu đô thị mới, khu công nghiệp, văn phòng cho thuê, chung cư cao cấp; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; kinh tế biển, các ngành công nghiệp và dịch vụ khác.

2.2.3.4. Chính sách xếp hạng tín dụng

Đến thời điểm hiện tại, hệ thống XHTDNB mới tại PVFC đã chính thức đi vào hoạt động. Hệ thống là một công cụ đo lường RRTD thông qua phương pháp đánh giá khách hàng bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng có quan hệ tín dụng với PVFC. Các chỉ tiêu này đều được gắn kết với nhau qua hệ thống các trọng số (tính theo tỷ lệ %) cho từng nhóm chỉ tiêu và từng loại chỉ tiêu cụ thể được xem xét. Trên cơ sở phân loại khách hàng dựa vào hệ thống XHTDNB, PVFC xây dựng chính sách khách hàng theo hướng thiết lập mối quan hệ toàn diện, lâu dài, và có nhiều ưu đãi đối với các khách hàng có ít rủi ro, hạn chế quan hệ tín dụng và không ưu đãi đối với những khách hàng có rủi ro trung bình và dừng quan hệ, thu hồi nợ đối với các khách hàng có rủi ro cao.

Hệ thống XHTDNB của PVFC gồm 5 cấu phần để áp dụng cho từng loại khách hàng khác nhau, bao gồm:

- Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp;

- Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân/ hộ kinh doanh; - Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng là các định chế tài chính; - Hệ thống xếp hạng tín dụng đối với Dự án;

- Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng là các doanh nghiệp mới thành lập. Dựa trên các tiêu chí tài chính và phi tài chính, hệ thống XHTDNB của PVFC phân chia khách ra làm 05 nhóm nợ, bao gồm 10 hạng từ cao đến thấp (mức độ rủi ro tăng dần) như sau:

- Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn : Các hạng AAA, AA, A - Nhóm nợ cần chú ý : Các hạng BBB, BB - Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn : Các hạng B, CCC, CC - Nhóm nợ nghi ngờ : Hạng C

Thông qua kết quả XHTDNB, PVFC có thể đo lường mức độ rủi ro tương ứng đối với từng khách hàng trước, trong và sau khi cho vay.

Hệ thống XHTDNB được rà soát, cập nhật, điều chỉnh định kỳ 2 lần/ năm cho phù hợp với tình hình biến đổi kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh của ngành tài chính ngân hàng, và của khách hàng.

2.2.3.5. Theo dõi, giám sát và xử lý các khoản nợ có vấn đề

- Theo dõi, giám sát các khoản nợ: PVFC xây dựng các tiêu chí phát hiện các khoản nợ có dấu hiệu nợ xấu, có khả năng không trả được nợ, trên cơ sở đó lập danh sách và có các biện pháp theo dõi, đề xuất khắc phục để thu hồi được các khoản nợ này.

- Xử lý các khoản nợ từ nhóm 2 – nhóm 5: Ban giám sát tín dụng và xử lý nợ là đầu mối, tổng hợp các khoản nợ từ nhóm 2 – nhóm 5; nợ có vấn đề trên toàn hệ thống PVFC, từ đó đề xuất phương án xử lý với Hội đồng xử lý RRTD. Hội đồng xử lý RRTD do Chủ tịch HĐQT làm Chủ tịch Hội đồng, Tổng Giám đốc làm Phó Chủ tịch Hội đồng, trong đó Ban QTRR và Ban giám sát tín dụng và xử lý nợ là bộ phận giúp việc cho Hội đồng xử lý rủi ro, có trách nhiệm quản lý theo dõi, giám sát đặc biệt các khoản nợ quá hạn để thu hồi nợ.

2.2.3.6. Trích lập dự phòng xử lý rủi ro

PVFC luôn tuân thủ công tác trích lập dự phòng RRTD do NHNN ban hành. PVFC thực hiện phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính.

Việc phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động của PVFC được thực hiện theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ. Dự phòng rủi ro cho vay, các khoản cam kết được trích lập dựa trên ước tính của Ban Tổng Giám đốc cho các khoản cho vay, các khoản cam kết

khó đòi có khả năng thu hồi phù hợp với các quy định của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 25/4/2007 về sửa đổi quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Từ ngày 01/10/2010, PVFC chính thức áp dụng việc phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD theo quy định tại Điều 7 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Từ ngày 23/4/2012, PVFC đã chính thức áp dụng Quyết định số 780/QĐ-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 23/4/2012 về việc “Phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ”. Theo đó, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ được TCTD đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w