Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tổng thể

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 76 - 81)

Thực tế PVFC chưa hệ thống hóa được các quy trình/ hướng dẫn trong từng giai đoạn cấp tín dụng thành quy trình QTRR TD. Do đó, trong thời gian tới, PVFC cần bố trí nhân sự hợp lý nhanh chóng xây dựng quy trình QTRR TD tổng thể bao gồm đầy đủ 4 yếu tố cơ bản: nhận biết và phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro và xử lý rủi ro theo một chu trình khép kín, đồng thời định kỳ hàng năm đánh giá lại tính phù hợp với thực tế của quy trình để có những điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp.

Để quy trình QTRR TD có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc kiểm soát, hạn chế RRTD thì trong quá trình xây dựng, PVFC cần chú trọng giải pháp sau:

3.2.3.1. Hoàn thiện công cụ phân tích đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng

Các công cụ đo lường RRTD là thước đo để đánh giá công tác QTRR TD tại các TCTD. Vì vậy việc hoàn thiện các công cụ đo lường RRTD là việc hết sức quan trọng và cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả QTRR TD.

Trong thời gian tới, PVFC cần chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD.

Thông tin luôn là yếu tố quan trọng phục vụ cho công tác thẩm định, ra quyết định cho vay, đồng thời là cơ sở để TCTD tiến hành đánh giá và kiểm soát nguồn RRTD. Theo yêu cầu của Basel II, các TCTD dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để ước tính khả năng tổn thất tín dụng ứng với từng kỳ hạn theo công thức. Việc xác định được khả năng tổn thất tín dụng của một khoản cho vay là cơ sở quan trọng để TCTD đánh giá đúng năng lực quản lý RRTD của mình, đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên và trích lập quỹ dự phòng RRTD chính xác hơn. Tuy nhiên, để ước tính chỉ tiêu này, TCTD phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ và được lưu trữ khoa học. Vì thế, việc tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống kho dữ liệu thông tin đáp ứng được các yêu cầu đầy đủ, cập nhật, chính xác và được lưu trữ khoa học sẽ giúp TCTD thực hiện tốt công tác quản lý RRTD nội bộ. Ngoài ra, cần phải tổ chức tập huấn, trang bị cho cán bộ về phương pháp tìm kiếm, tra cứu, phân tích thông tin.

Hiện nay, tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những năm gần đây Trung tâm CIC của NHNN và Trung tâm thông tin tín dụng PVFC đã có nhiều nỗ lực trong tạo lập kho dữ liệu về các doanh nghiệp vay vốn cũng như xây dựng đánh giá về các ngành sản xuất kinh doanh, làm cơ sở trong phân tích tín dụng nhưng khả năng đáp ứng các yêu cầu này còn nhiều hạn chế. Đặc biệt thông tin tín dụng tập trung vào nội dung phản ánh, ít có tính dự báo,

đưa ra các giải pháp phòng ngừa và không phản ánh được đặc thù tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Do đó, khả năng sử dụng các thông tin này cho công tác thẩm định tín dụng chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Do đó cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

- Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các TCTD để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

- Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, Trung tâm thông tin tín dụng PVFC cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các TCTD khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

- PVFC cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Trên cơ sở mô hình tổ chức hướng đến khách hàng đã được triển khai, hệ thống thông tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Đồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn. Trong điều

kiện các chương trình hỗ trợ thông tin về khách hàng còn nhiều hạn chế, PVFC cần thiết lập các phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin về khách hàng (doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, tình trạng nợ), phân loại nợ tự động để đáp ứng nhu cầu thu thập, xử lý thông tin được nhanh nhạy, chính xác.

3.2.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ

Cần chú trọng công tác “hậu kiểm” của kiểm tra nội bộ để tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng, giảm thiểu những RRTD.

Trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa RRTD.

3.2.3.3. Thường xuyên cập nhật, bổ sung và triển khai cẩm nang tín dụng trên toàn hệ thống

Cẩm nang tín dụng hướng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động tín dụng là dựa vào các quy định của pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đó nó luôn luôn biến động và cần cập nhật một cách kịp thời. Hiện nay, PVFC đã ban hành rất nhiều quy trình quy chế để điều chỉnh hoạt động tín dụng nhưng các văn bản này còn mang tính rời rạc chưa hình thành cẩm nang tín dụng để nâng cao hiểu biết nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Điều này đã làm hạn chế khả năng hệ thống và nắm bắt các vấn đề mới trong nghiệp vụ tín dụng của cán bộ. Do đó, cần thực hiện việc xây dựng cẩm nang tín dụng và thường xuyên cập nhật, điều chỉnh có thể 2 năm một lần để cập nhật các văn bản

pháp lý, các quy định, quy trình, mẫu biểu mới đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

3.2.3.4. Đổi mới công tác xử lý rủi ro

Nợ xấu là điều không ai muốn nhưng nó vẫn luôn tồn tại ở bất cứ TCTD nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một đòi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

Ban Giám sát tín dụng và xử lý nợ đã được PVFC thành lập tại Hội sở chính và các Tổ xử lý nợ xấu tại các Chi nhánh, cần tăng cường tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Là nơi tập trung lãnh đạo các Phòng có liên quan như Quan hệ khách hàng, Quản lý RRTD, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, bộ phận xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau.

Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:

- Làm rõ thực trạng kinh doanh, TSĐB, thái độ của khách hàng: phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý TSĐB.

- Lựa chọn phương pháp xử lý: phương pháp khai thác hay phương pháp thanh lý. Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của từng Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.

Cùng với đề xuất về thay đổi cơ cấu bộ máy cấp tín dụng, cụ thể là thực hiện kiểm soát song song và xử lý nợ xấu cần được giao cho một bộ phận độc lập. Trên thực tế, khi xử lý nợ xấu nếu giao cho Phòng tín dụng thì hiệu quả và tốc độ thực hiện rất chậm bởi những mối quan hệ ràng buộc trước đây khiến cho cán bộ chần chừ, thiếu kiên quyết. Do đó nhiệm vụ xử lý nợ xấu nên giao cho Ban QTRR tại Hội sở và bộ phận QTRR tại Chi nhánh, một bộ phận ít quan hệ với khách hàng nhưng lại thường xuyên nắm bắt được các thông tin về khoản vay sẽ nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu hơn.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (Trang 76 - 81)