Định hƣớng phát triển của Trƣờng Trung cấp nghề số11/BQP đến

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường trung cấp số 11 (Trang 75 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Định hƣớng phát triển của Trƣờng Trung cấp nghề số11/BQP đến

năm 2020

Chúng ta biết rằng trƣớc những yêu cầu ngày càng cao của đất nƣớc đối với sự nghiệp phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó các cơ sở giáo dục trong nƣớc, các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề đã xác định rõ trọng trách, thƣơng hiệu, uy tín chất lƣợng của mình trƣớc những thời cơ, thách thức đòi hỏi của đất nƣớc, của thế giới. Chính vì vậy nhà trƣờng đã không ngừng phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc trong hơn nửa thế kỷ qua. Tận dụng tối đa các cơ hội có thể, vƣợt qua những thách thức trƣớc mắt trong quá trình hội nhập để khẳng định mình, phát triển và không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo nghề của nhà trƣờng. Để làm đƣợc điều đó đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, các đơn vị liên quan đóng một vị trí không nhỏ góp phần tích cực thúc đẩy nhanh, mạnh, vững chắc vào công cuộc đổi mới của đất nƣớc cũng nhƣ đổi mới nền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...

Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI chỉ rõ: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt".

Trong Nghị quyết số: 14/2005 NQ-CP ngày 02-11-2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã xác định mục tiêu chung về việc xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là: “Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có đủ về số lượng, có phẩm chất

đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến”.

Để đạt đƣợc mục tiêu đó cần thực hiện xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn, phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng, phƣơng pháp kiểm tra đánh giá. Muốn làm đƣợc điều đó nhà trƣờng phải xác định rõ nhiệm vụ cụ thể, tiến hành điều chỉnh nội dung, chƣơng trình giáo dục đào tạo, bồi dƣỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nƣớc. Thực hiện tốt đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học tập, tự nghiên cứu bồi dƣỡng của mỗi giáo viên. Gắn kết học tập lý thuyết với thực hành, với thực tiễn cuộc sống. Thực hiện phƣơng pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập, bồi dƣỡng, nghiên cứu theo hƣớng tập trung đánh giá năng lực, vận dụng những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp. Mặt khác cần phải tiếp tục đầu tƣ tăng cƣờng trang bị thêm cơ sở vật chất phòng học, nghiên cứu, phòng thực hành, thí nghiệm... đạt chuẩn phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.

Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo, xây dựng nhà trƣờng trong Quân đội giai đoạn từ năm 2010 - 2020, Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP phải chủ động , tích cực đổi mới giáo dục - dạy nghề và định hƣớng phát triển nhà trƣờng từ nay đến 2020 :

* Phương hướng, mục tiêu

Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ và các đối tƣợng xã hội có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội và thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc. Hoàn thiện và thực hiện có nề nếp quy trình, chƣơng trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong công tác đào tạo nghề có trình độ cao. Tiếp tục kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo đến năm 2020 có đủ số lƣợng 250 giáo viên, về chất lƣợng trên 80% có trình độ đại học trong đó trên 30% có trình độ sau đại học và 100% có đủ tiêu chí về năng lực thực hành, nghiệp vụ sƣ phạm, tin học, ngoại ngữ.

nghề, chuyển giao công nghệ sản xuất của nhà trƣờng. Đảm bảo đầy đủ các điều kiện để hàng năm đào tạo nghề cho 3500 học viên cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề

* Quan điểm chỉ đạo

Đào tạo nghề phải bám sát chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc; phƣơng hƣớng nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội, Bộ Quốc phòng, chức năng, nhiệm vụ của nhà trƣờng và yêu cầu nhiệm vụ đào tạo nghề trong giai đoạn mới. Nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với sự phát triển của của xã hội, gắn lý luận với thực tiễn; gắn dạy nghề với dạy ngƣời; kết hợp bồi dƣỡng kiến thức, năng lực tƣ duy với rèn luyện năng lực thực hành; chú trọng truyền thụ kinh nghiệm trong dạy nghề. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo tại trƣờng với liên kết đào tạo; thực hiện liên thông đào tạo giữa các bậc học.

* Những nhiệm vụ, giải pháp chiến lược

Kiện toàn, điều chỉnh nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị đảm bảo sự vững chắc về khả năng đào tạo nghề, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp chỉ đạo, quản lý, đầu tƣ, đảm bảo tốt cho công tác giáo dục - đào tạo nghề và xây dựng phát triển nhà trƣờng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, quản lý cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo cho công tác đào tạo nghề.

Định kỳ tổ chức tự đánh giá tình hình nhà trƣờng, kiểm tra đánh giá chất lƣợng đội ngũ giáo viên, phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm. Thực hiện quy trình, chƣơng trình đào tạo nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. chuẩn hoá về chƣơng trình khung, nội dung đào tạo, hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ dạy và học, phấn đấu đến năm 2018

nâng cấp trƣờng lên Cao đẳng nghề. Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong nghiên cứu ứng dụng thực hành nghề; chuyển giao công nghệ sản xuất, cải tiến mô hình học cụ và khai thác sử dụng phƣơng tiện, công nghệ hiện đại vào dạy nghề.

Chƣơng trình đào tạo cần tiếp tục đổi mới, bám sát sự phát triển của khoa học và công nghệ, kỹ thuật đáp ứng mục tiêu chung và cụ thể cho từng ngành nghề đào tạo. Coi trọng đào tạo Cao đẳng, Trung cấp nghề, đảm bảo liên thông giữa các bậc học. Nghiên cứu, bổ sung vào chƣơng trình đào tạo các nội dung mới phù hợp với sự phát triển của xã hội, nâng cao chất lƣợng đào tạo văn hoá, ngoại ngữ, tin học.

Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng. Tập trung đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sƣ phạm, kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Đổi mới cơ chế chính sách nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tƣ. Bảo đảm khai thác các nguồn kinh phí đầu tƣ trọng tâm, trọng điểm, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng lƣu lƣợng và yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo. Khai thác, sử dụng trang thiết bị dạy học hiệu quả; chú trọng đầu tƣ về công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thƣ viện, phòng học chuyên dùng... Tích cực mở rộng quan hệ, huy động các nguồn lực tài chính bằng vốn của Nhà nƣớc, Nhà trƣờng, của các doanh nghiệp, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc, của các Ban, Ngành địa phƣơng và Trung ƣơng để đầu tƣ mua sắm tăng cƣờng cơ sở vất chất, phƣơng tiện, máy móc, trang thiết bị đào tạo của các ngành nghề theo nhu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp, của địa phƣơng và xã hội.

Làm tốt công tác tƣ tƣởng cho cán bộ, giáo viên, học viên, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học viên và đạo đức, tác phong sƣ phạm mẫu mực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường trung cấp số 11 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)