0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Những thuận lợi, khó khăn trong việc quản lý hoạt động bồ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP SỐ 11 (Trang 68 -75 )

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc quản lý hoạt động bồ

nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề số 11/BQP

2.3.4.1. Thuận lợi

Qua việc khảo sát đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng chúng tôi thấy rằng: Ban Giám hiệu nhà trƣờng, cùng các Phòng, Khoa, Ban, Tổ chuyên môn đã rất chú ý đến việc đầu tƣ, ƣu tiên cho đội ngũ giáo viên của mình nhƣ:

Tạo điều kiện cho đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có sự đầu tƣ về cơ sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trƣờng, cho dự giờ mẫu, các giờ đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, các hội thi, hội giảng (đặc biệt đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ) có sự

kèm cặp hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ của các nhà giáo giỏi, các giáo viên nhiều kinh nghiệm, trình độ cao, những ngƣời đi trƣớc… nhằm giúp đỡ cho họ nhanh chóng hòa nhập, tự tin, chủ động, sáng tạo tích tực trong công tác giảng dạy chuyên môn để tự khẳng định mình khi đứng trên bục giảng là giáo viên của trƣờng trung cấp nghề.

2.3.4.2. Khó khăn

Trong quá trình giảng dạy một số giáo viên, đặc biệt đội ngũ giáo viên trẻ họ thƣờng gặp không ít khó khăn vì chủ yếu họ mới đƣợc tuyển dụng vào trƣờng làm công tác giảng dạy, hƣớng dẫn thực hành, thực tập… sau khi đỗ tốt nghiệp đại học, một số là những thợ có tay nghề bậc cao nhƣng chƣa qua một trƣờng, lớp đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng sƣ phạm nào cho nên họ rất lúng túng trong khi lên lớp giảng bài, giao tiếp sƣ phạm giữa thầy và trò (giáo viên và học viên). Việc nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng của học viên…phƣơng pháp giảng dạy: Lý luận giáo dục, lý luận dạy học, cách trình bày một bài giảng, hƣớng dẫn qui trình, qui phạm thực hành sao cho khoa học dễ hiểu và đặc biệt trong quá trình hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu thực hành, làm các bài tập lớn…họ gặp rất nhiều khó khăn cả về kiến thức và kinh nghiệm.

Mặc dù cơ sở vật chất khang trang, song một số thiết bị dạy học bị xuống cấp chƣa kịp khắc phục, tài liệu phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng chƣa đƣợc cập nhật kịp thời và thƣờng xuyên, nhất là các văn bản, quy định, chỉ thị của Bộ GD & ĐT về nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên. Điều đó dẫn đến tình trạng chƣa phát huy đƣợc tối đa hiệu quả công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên trong trƣờng. Kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên còn ít, nên chƣa thực hiện phân hóa giữa các nghề đào tạo.

2.3.4.3. Mặt mạnh

Đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng hiện nay đều có trình độ cao về chuyên môn (đa số từ đại học trở lên) có khả năng sử dụng máy vi tính thành thạo, biết

ngoại ngữ, rất am hiểu về lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận giảng dạy, có sự chuyên môn hóa cao, nhanh nhạy, năng động sáng tạo, có sự cầu tiến, ham học hỏi, biết tận dụng tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ của các thầy cô (những giáo viên giỏi, có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm) trong hội đồng giáo dục nhà trƣờng (những cây đa, cây đề) là những ngƣời đi trƣớc truyền đạt lại kinh nghiệm giảng dạy, tay nghề bậc cao, họ biết khai thác thông tin tri thức từ rất nhiều nguồn khác nhau từ kiến thức trong sách vở, báo trí, ti vi, Intenet… để phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục của mình.

2.3.4.4. Mặt yếu

Bên cạnh những điểm mạnh đã nêu trên trong công tác giảng dạy đội ngũ giáo viên nhà trƣờng, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ, qua khảo sát cho thấy một số bất cập và rất khó khăn, lúng túng của đội ngũ này khi đứng trƣớc bục giảng là:

Tác phong sƣ phạm, khả năng truyền thụ tri thức, kỹ năng truyền thụ tay nghề, là sự giao lƣu, giao tiếp giữa giáo viên và học viên, là cách trình bày bảng, bố cục bài giảng sao cho khoa học, sáng tạo giúp cho nổi bật trọng tâm vấn đề cần đƣợc trình bày.

Nội dung, hình thức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên chƣa đƣợc cập nhật và đổi mới. Khối lƣợng kiến thức bồi dƣỡng còn chiếm thời gian tƣơng đối nhiều, thời gian thực hành ít…

Các hình thức bồi dƣỡng mặc dù phong phú đa dạng nhƣng cũng chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chỉ thực hiện chủ yếu dƣới hình thức bồi dƣỡng tập trung hoặc trong các đợt thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi. Hầu hết giáo viên chƣa tự bồi dƣỡng thƣờng xuyên.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên hiệu quả chƣa đƣợc cao. Công tác kiểm tra đánh giá chủ yếu đƣợc thực hiện khi kết thúc hoạt động bồi dƣỡng, hoặc thông qua các đợt dự giờ, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi…

2.3.4.5. Nguyên nhân

Do nhu cầu đào tạo ngày càng tăng của xã hội, nhu cầu ngƣời học ngày càng cao, do đó thiếu giáo viên nên nhà trƣờng hiện nay đã có chủ trƣơng tuyển dụng một số sinh viên tốt nghiệp đại học đạt kết quả chƣa thật sự xuất sắc trong học tập vào trƣờng làm giáo viên, một số giáo viên giỏi, tay nghề cao do điều kiện khó khăn xin chuyển công tác... Đồng thời do xã hội hoá giáo dục nên nhu cầu học tập của ngƣời dân càng đƣợc xã hội đáp ứng, vì thế đòi hỏi số lƣợng giáo viên phải nhiều lên để đáp ứng nhu cầu của ngƣời học (cả về số lƣợng và chất lƣợng giáo viên chƣa hoàn toàn đáp ứng).

Cơ chế quản lý của nhà trƣờng đôi khi chƣa đồng bộ, chƣa có sự nhất quán, sự chỉ đạo chƣa sát sao đến từng khoa, từng bộ phận chuyên môn, chuyên ngành cụ thể... nên chƣa phát huy hết đƣợc hiệu quả của công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên. Mặt khác phần lớn giáo viên chƣa đƣợc đào tạo qua nghiệp vụ sƣ phạm, hoặc không phải tốt nghiệp của trƣờng Đại học sƣ phạm, Đại học sƣ phạm kỹ thuật để làm giáo viên, do vậy đội ngũ giáo viên này họ cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy lên lớp hoặc hƣớng dẫn học sinh thực hành, thực tập (đặc biệt đội ngũ giáo viên trẻ).

2.3.4.6. Đánh giá kết quả

Nhà trƣờng đã triển khai từng bƣớc đổi mới trên nhiều lĩnh vực, và đã dần đi vào ổn định và phát triển. Tạo nên bƣớc đột phá quan trọng trong quá trình hội nhập khu vực và cả nƣớc về giáo dục và dạy nghề của trƣờng. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên là một vấn đề vô cùng quan trọng mà nhà trƣờng đang thực hiện nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực sƣ phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, thực hiện có chất lƣợng quá trình giáo dục và dạy nghề

Qua tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên nêu trên, chúng tôi nhận thấy: Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP

đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể trong việc quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên, đó là:

- Về nhận thức: Cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức đƣợc rằng, muốn nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng, trƣớc hết giáo viên cần phải có trình độ năng lực sƣ phạm tốt. Mặc dù có nhận thức không đồng đều về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên, song đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng cũng nhƣ tính cần thiết của hoạt động này trong công tác giáo dục và dạy nghề.

- Về công tác quản lý: Trƣớc khi thực hiện hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên, nhà trƣờng đã tiến hành lập kế hoạch quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm. Kế hoạch này đƣợc thực hiện khá tốt về các mặt nhƣ: Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, dự trù kinh phí bồi dƣỡng, thành lập đội ngũ báo cáo viên, mời chuyên gia… Đồng thời khi thực hiện quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên, nhà trƣờng cũng đã đảm bảo đầy đủ nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng, từng bƣớc đa dạng hóa các hình thức bồi dƣỡng, huy động các lực lƣợng tham gia kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dƣỡng… thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

- Về cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học: Nhà trƣờng tập trung ƣu tiên đầu tƣ xây dựng cho những công trình, công việc có ý nghĩa đối với việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo nghề. Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, lớp học hiện đại đủ về không gian và ánh sáng; trang bị các phòng học, phòng chuyên dùng theo hƣớng tiện ích nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy và học. Bên cạnh đó hệ thống thƣ viện điện tử, tài liệu tham khảo cũng đã đáp ứng đƣợc phần nào hoạt động bồi dƣỡng và nhu cầu tự bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên.

- Công tác kiểm tra, đánh giá: Thực hiện kiểm tra, đánh giá tƣơng đối công bằng, khách quan. Đã củng cố và dần hoàn thiện các quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dƣỡng của giáo viên trên cơ sở hệ thống kỹ năng, kỹ xảo

Nhƣ vậy, mặc dù Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP vẫn còn một số khó khăn, tồn tại và hạn chế nhất định ảnh hƣởng đến việc quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên. Song không thể phủ nhận một điều, nhà trƣờng đã và đang thực hiện việc bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên đạt đƣợc những kết quả nhất định. Sau mỗi hoạt động bồi dƣỡng nhà trƣờng lại rút kinh nghiệm, có những biện pháp khắc phục tồn tại, yếu kém để phát huy tối đa hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên ở những lần sau. Chính vì thế nhà trƣờng đã mạnh dạn, chủ động tự tìm ra con đƣờng, biện pháp khắc phục để tự khẳng định vị thế, chất lƣợng và thƣơng hiệu, uy tín của trƣờng mình trong hệ thống các trƣờng đào tạo nghề trong Quân đội nói riêng và toàn Ngành Dạy nghề của cả nƣớc nói chung, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Kết luận chƣơng 2

Xuất phát từ các lợi ích to lớn của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên, nhà trƣờng đã chú ý quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng nâng cao năng lực sƣ phạm cho giáo viên. Song quá trình thực hiện quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm, nhà trƣờng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu thực hiện bồi dƣỡng thông qua hình thức tập trung và tổ chức thao giảng, bình giảng vào các đợt thi giáo viên dạy giỏi.

Trong những năm gần đây nhà trƣờng đã rất chú trọng đến vấn đề chất lƣợng đào tạo (nâng cấp, đầu tƣ trang thiết bị cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu ứng dụng thực hành nghề, tuyển chọn đội ngũ giáo viên có trình độ, năng động sáng tạo, cải tiến đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học…). Tuy nhiên trong công tác quản lý, về nội dung, chƣơng trình, hình thức bồi dƣỡng NVSP chƣa thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, đổi mới. Việc kiểm tra, đánh giá việc tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên nhà trƣờng của đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn nhiều bất

cập, tồn tại, hiệu quả chƣa cao, chƣa tiến hành thƣờng xuyên. Do chƣa quan tâm đúng mức, chƣa tạo động lực cho giáo viên tự giác, chủ động tích cực tham gia bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng giáo dục và đào tạo nghề của nhà trƣờng nói riêng và toàn ngành dạy nghề nói chung. Mặt khác trình độ ĐNGV không đồng đều, ở một số nhận thức còn hạn chế, việc đầu tƣ nguồn lực con ngƣời, tài chính, cơ sở vật chất chơ bồi dƣỡng NVSP còn hạn chế. Vì vậy chúng ta cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác quản lí của mình để không ngừng nâng cao chất lƣợng hiệu quả của hoạt động tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nƣớc nói chung và đào tạo nghề nói riêng.

Từ các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi nhận thấy cần thiết phải tăng cƣờng xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và dạy nghề trong nhà trƣờng.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG

TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 11/BQP

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP SỐ 11 (Trang 68 -75 )

×