Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường trung cấp số 11 (Trang 55 - 117)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho

Để nắm rõ thực trạng về quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên chúng tôi tiến hành khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP, với 146/156 ngƣời.

* Mục đích khảo sát nhằm:

- Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên trong công tác dạy học, giáo dục.

- Tìm hiểu thực trạng về hình thức đào tạo sƣ phạm, trình độ chuyên môn của giáo viên.

- Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về tính cấp thiết của các nội dung quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên.

- Thực trạng quản lý xây dựng nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề số11/BQP.

- Khảo sát thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý bồi dƣỡng vụ sƣ phạm cho giáo viên.

* Qui mô, địa bàn khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 146 cán bộ quản lý và giáo viên nhà trƣờng trong bao gồm: 21 cán bộ quản lý tại các khoa, phòng ban, trung tâm, tổ bộ môn của trƣờng, trong đó trình độ thạc sĩ có 10 ngƣời (chiếm 47,6%). Và 125 giáo viên, trong đó trình độ thạc sĩ có 27 (chiếm 21,6%), trình độ đại học có 70 ngƣời (chiếm 56,0%), còn lại trình độ cao đẳng và thợ có tay nghề bậc cao là 28 ngƣời(chiếm 22,4%).

* Đối tƣợng và phƣơng pháp khảo sát

- Khảo sát bằng bảng hỏi: Sử dụng phƣơng pháp này chúng tôi xây dựng

bảng hỏi thành 2 phần (phụ lục 1 dành cho cán bộ quản lý và giáo viên; phụ lục 2 dành cho giáo viên; )

Bảng hỏi 1: Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên gồm có: 12 câu hỏi

+ Câu hỏi 1 và 2: Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên nhà trƣờng.

+ Câu hỏi 3: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về tính cấp thiết của các biện pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP.

+ Câu hỏi 4: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về tính khả thi của các biện pháp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP.

+ Từ câu hỏi 5 đến câu hỏi 7: Tìm hiểu thực trạng về mức độ phù hợp của hình thức, phƣơng pháp và nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP.

+ Câu hỏi 8 và 9: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về tác dụng và hiệu quả của các hình thức và biện pháp tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên ở Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP.

+ Câu hỏi 10 và 11: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về những nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến kết quả của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP. + Câu hỏi 12: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về những khó khăn gặp phải trong công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP.

Bảng hỏi 2: Dành cho giáo viên gồm có: 14 câu hỏi và phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của giáo viên

Khảo sát ý kiến đánh giá của đội ngũ giáo viên về thực trạng hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên và hoạt động giảng dạy của giáo viên trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP. Những khó khăn, thuận lợi, các yếu tố ảnh hƣởng, nguyên nhân, kết quả, biện khắc phục của các hoạt động đó.

- Phương pháp quan sát sư phạm: Sử dụng phƣơng pháp này chúng tôi

quan sát trực tiếp một số giờ học, ghi chép tiến trình bài giảng, các biểu hiện kỹ năng hợp tác học tập, thái độ của giáo viên, kỹ năng xử lý tình huống của giáo viên… để tìm hiểu thực trạng về trình độ nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP.

- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn,

trao đổi với một số cán bộ quản lý và giáo viên khi tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên.

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu đƣợc từ bảng hỏi chúng tôi tiến

hành xử lý theo tỷ lệ % và tính trung bình cộng, sắp xếp theo thứ bậc.

* Nội dung khảo sát

- Khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên trƣờng Trung cấp nghề.

- Khảo sát thực trạng bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên trƣờng Trung cấp nghề.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên trƣờng Trung cấp nghề.

- Đánh giá kết quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP

2.3.1. Thực trạng các biện pháp quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên

Khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP, chúng tôi tiến hành điều tra trên 21 cán bộ quản lý và 125 giáo viên ở các khoa, tổ bộ môn với câu hỏi “Đồng chí hãy cho biết, quản lý hoạt động

bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên có vai trò như thế nào trong công tác dạy học, giáo dục?” (Câu hỏi 1 - Phụ lục 1). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên

STT nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên Vai trò của hoạt động bồi dƣỡng

Cán bộ

quản lý Giáo viên

SL % SL %

1

Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên là một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình đào tạo, nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác GD & ĐT

7 33,3 29 23,2

2

Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm giúp giáo viên tổ chức hoạt động dạy học một cách chủ động, khoa học; phân phối thời gian cho mỗi hoạt động hợp lý, xác định đƣợc những kiến thức cơ bản, trọng tâm trong bài giảng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong học tập

5 23,8 45 36,0

3

Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên góp phần nâng cao năng lực sƣ phạm, kỹ năng dạy học cho giáo viên trong nhà trƣờng

5 23,8 28 22,4

4

Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, giúp giáo viên nắm đƣợc cách thức tổ chức quá trình dạy học tuân theo một quy trình, logic nhất định

4 19,1 23 18,4

Bảng 2.3 kết quả trên cho thấy: Cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức khác nhau về vai trò của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên trong công tác dạy học, giáo dục. Cụ thể:

33,3% cán bộ quản lý và 23,2% giáo viên cho rằng hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên là một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình đào tạo, nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác GD & ĐT.

23,8% cán bộ quản lý cho rằng hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm giúp giáo viên tổ chức hoạt động dạy học một cách chủ động, khoa học; phân phối thời gian cho mỗi hoạt động hợp lý, xác định đƣợc những kiến thức cơ bản, trọng tâm trong bài giảng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Trong khi đó về vấn đề này lại có 36,0% ý kiến của giáo viên, chênh lệch 12,2% so với nhận thức của cán bộ quản lý.

23,8% ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên góp phần nâng cao năng lực sƣ phạm, kỹ năng dạy học cho giáo viên trong nhà trƣờng. Và có 22,4% giáo viên đồng ý với quan điểm này (chênh lệch 1,4%).

Cuối cùng có 19,1% cán bộ quản lý cho rằng hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, giúp giáo viên nắm đƣợc cách thức tổ chức quá trình dạy học tuân theo một quy trình, logic nhất định. Trong khi đó quan điểm này có 18,4% ý kiến của giáo viên (nhỏ hơn 0,7% so với cán bộ quản lý).

Nhƣ vậy, ta có thể thấy rằng: Dù cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức khác nhau và đúng đắn về vai trò hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm, song cán bộ quản lý và giáo viên vẫn chƣa có nhận thức đồng đều, giữa cán bộ quản lý và giáo viên vẫn có sự chênh lệch. Điều đó sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến việc quản lý và tổ chức hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên nhà trƣờng.

Trên cơ sở khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên nhà trƣờng, chúng tôi tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên trong nhà trƣờng thông qua câu hỏi: “Theo đồng chí, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trường trung cấp nghề có tầm quan trọng như thế nào"?

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng NVSP cho giáo viên trƣờng trung cấp nghề

STT

Tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên

Cán bộ quản lý Giáo viên

SL % SL %

1 Rất quan trọng 11 52,4 87 69,6

2 Quan trọng 9 42,8 36 28,8

3 Ít quan trọng 1 4,8 2 1,6

4 Không quan trọng 0 0 0 0

Bảng 2.4 cho thấy: Cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức khác nhau về tầm quan trọng của hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên trƣờng trung cấp nghề. Nếu nhƣ 52,4 % cán bộ quản lý cho rằng hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên là rất quan trọng trong công tác GD & ĐT thì đối với giáo viên tỷ lệ này là 69,6%. Bên cạnh đó có 42,8% cán bộ quản lý cho rằng vấn đề này quan trọng, còn giáo viên có tỷ lệ là 28,8%.

Mặc dù đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thấy hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên là rất quan trọng, song vẫn còn 4,8% cán bộ quản lý và 1,6% giáo viên cho rằng vấn đề này ít quan trọng trong công tác dạy học và giáo dục. Điều đó cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức không đồng đều về hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm. Nhà trƣờng cần có những biện pháp tác động đến nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác giáo dục trong nhà trƣờng, thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

2.3.1.2. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Trung cấp nghề số 11/BQP

Trong những năm gần đây nhà trƣờng cũng đã có chú ý đến công tác tổ chức, bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên của mình, tuy nhiên còn đơn lẻ, không theo quy trình, quy mô và chƣa đƣợc đồng bộ ở tất cả các

môn học, các lĩnh vực, chƣa theo kế hoạch chi tiết và có sự theo dõi đánh giá cụ thể đúng theo tiêu chí của ngành giáo dục quy định, chủ yếu là cập nhật những gì còn yếu chứ chƣa đƣợc đào tạo có bài bản, chƣa đƣợc đánh giá, công nhận chuẩn, hầu nhƣ do nhu cầu cấp thiết của quá trình đào tạo nhà trƣờng đã có kế hoạch mời một số giảng viên các trƣờng Đại học Sƣ phạm và Đại học sƣ phạm kỹ thuật về mở lớp bồi dƣỡng cho một, vài chuyên đề vào các dịp hè.

Qua khảo sát 146 cán bộ quản lý và giáo viên trong trƣờng có kết quả cụ thể nhƣ sau: Bảng 2.5. Mức độ phù hợp của hình thức tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm STT Mức độ Số lƣợng % 1. Rất phù hợp 59 40,4 2. Phù hợp 52 35,6 3. Bình thƣờng 35 24,0 4. Không phù hợp 0 0

Bảng 2.5 kết quả cho ta thấy hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên đều đánh giá cao mức độ phù hợp của hình thức tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm thể hiện 100% ý kiến cho rằng hình thức tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm phù hợp ở các mức độ khác nhau, không có ý kiến nào đánh giá là không phù hợp. Trong đó mức độ rất phù hợp và phù hợp với 111/146 ý kiến chiếm 76%. Mức độ bình thường chỉ có 24% đó là rõ ràng và không thể phủ định.

2.3.2. Kết quả của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề số 11/BQP

Để đánh giá kết quả của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên nhà trƣờng trong thời gian qua, chúng tôi điều tra các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về hiệu quả và tác dụng của hình thức tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giáo

Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về hiệu quả và tác dụng của hình thức tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm

STT Mức độ Số lƣợng %

1. Hiệu quả cao 11 7,5

2. Hiệu quả khá cao 79 54,2

3. Bình thƣờng 41 28,0

4. Hiệu quả thấp 15 10,3

Nhận xét:

Đa số cán bộ, giáo viên đƣợc khảo sát đều cho rằng hình thức học tập bồi dƣỡng là rất cấp thiết và vô cùng quan trọng. Đạt hiệu quả cao và khá cao với 90/146 phiếu chiếm 61,6%. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những ý kiến đánh giá hình thức học tập này đạt hiệu quả chƣa rõ rệt 10,3%. Vì giáo viên chƣa coi đây là một nhiệm vụ cấp thiết và mang tính bắt buộc.

Trên thực tế điều tra, hiệu quả của công tác tổ chức bồi dƣỡng và tác dụng của hình thức tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm đƣợc nhiều ngƣời công nhận là: Hiệu quả về nghiệp vụ sư phạm. Đây là thành tố quan trọng

nhất của ngƣời giáo viên và cũng là điều kiện quan trọng tạo nên chất lƣợng đào tạo nghề.

Để đánh giá thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP, chúng tôi đã tiến hành trƣng cầu ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, đồng thời tiến hành nghiên cứu, phân tích kế hoạch bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm ở các năm học, các văn bản hƣớng dẫn việc tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm ở nhà trƣờng. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.7. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên (Mức độ thực hiện)

Điểm trung Bình: 1 X  3

STT Biện pháp quản lý XThứ bậc

1. Khảo sát thực tế 136 2.8 1

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên trường trung cấp số 11 (Trang 55 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)