0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Giáo viên, đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP SỐ 11 (Trang 30 -117 )

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Giáo viên, đội ngũ giáo viên

1.2.2.1. Nhà giáo

Thầy giáo đƣợc nhân dân ta gọi để chỉ ngƣời làm nghề dạy học nói

chung; “thầy giáo” đôi khi đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp chỉ ngƣời dạy học là nam giới, còn nữ giới làm nghề này đƣợc gọi là”cô giáo”.

Hiện nay, chúng ta gọi thống nhất những ngƣời làm nghề dạy học là “nhà giáo”. Theo điều 70, Luật Giáo dục của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 2005: “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác”. “Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên”.

1.2.2.2. Đội ngũ giáo viên

* Theo Từ điển giáo dục học định nghĩa: “ Đội ngũ giáo viên là tập hợp

những người đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ qui định”.[40,tr.95].

* Theo tác giả Vigil K.Rowland khi nghiên cứu về đội ngũ nhà giáo đã cho rằng: Đội ngũ nhà giáo là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học và giáo dục nhƣ thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục.

* Theo tác giả Nguyễn Minh Đƣờng quan niệm: “Đội ngũ giáo viên

trong ngành giáo dục là một tập thể người bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; nếu chỉ đề cập đến đặc điểm đó của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục”.[19,tr.10].

Từ những nghĩa định nghĩa trên về đội ngũ nhà giáo chúng ta có thể hiểu rằng: Đội ngũ giáo viên là một tập thể bao gồm những người làm công tác

nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho nhà trường hoặc cơ sở giáo dục đó.

1.2.3. Bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên

1.2.3.1. Bồi dưỡng

- Theo từ điển Tiếng Việt: Bồi dƣỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất.

- Theo quan niệm của Tổ chức UNESCO: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [51].

- Theo tác giả Nguyễn Minh Đƣờng: “Bồi dưỡng có thể coi là một quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường xuyên được xác định bằng một chứng chỉ” [18]

Từ những khái niệm trên có thể nói: chủ thể hoạt động tự bồi dƣỡng (Khách thể hoạt động bồi dƣỡng) là ngƣời lao động đã đƣợc đào tạo và có trình độ chuyên môn nghề nghiệp nhất định.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, theo nghĩa rộng: Bồi dƣỡng đƣợc hiểu là một dạng đào tạo không chính quy. Về bản chất thì bồi dƣỡng là một con đƣờng của đào tạo và ngƣời đƣợc bồi dƣỡng của chƣơng trình bồi dƣỡng đƣợc hiểu là những ngƣời đang đƣơng nhiệm trong các cơ quan giáo dục hay trong các nhà trƣờng.

Về quá trình bồi dƣỡng, Michael Amstrong khi nghiên cứu về quá trình đào tạo đã nêu: Nghiên cứu quá trình đào tạo bồi dưỡng như là quá trình đào

tạo có kế hoạch xác định, nó là những tác động có xem xét cất nhắc nhằm đảm bảo có được sự học tập để nâng cao khả năng làm việc thực tế. Quá trình đào

tạo, bồi dƣỡng có kế hoạch là quá trình bao gồm các công đoạn sau: - Xây dựng kế hoạch chƣơng trình bồi dƣỡng

+ Xác định chủ đề bồi dƣỡng chuyên môn và đối tƣợng đƣợc bồi dƣỡng chuyên môn.

+ Xác định nội dung cụ thể bồi dƣỡng chuyên môn

+ Xác định phƣơng pháp, phƣơng tiện bồi dƣỡng chuyên môn - Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng - Đánh giá và hiệu chỉnh kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn

Qua các quan điểm trên có thể rút ra khái niệm bồi dƣỡng nhƣ sau: Bồi dưỡng thực chất là bổ sung kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn nào đó, giúp con người mở mang hoặc nâng cấp hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công việc đang làm.

Mục đích của bồi dƣỡng nhằm nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để ngƣời lao động có cơ hội củng cố và mở mang, hoặc nâng cao trình độ tri thức, kỹ năng kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc đang làm (không nhằm mục đích đổi nghề). Nhƣ vậy quá trình bồi dƣỡng chính là quá trình đào tạo nối tiếp, đào tạo liên tục trong quá trình làm việc. Trong đó chủ thể bồi dƣỡng chuyên môn đóng vai trò chủ đạo, nhằm làm cho đối tƣợng bồi dƣỡng chuyên môn hoạt động tích cực. Qua đó nâng cao năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình bồi dƣỡng thể hiện quan điểm giáo dục hiện đại đó là: “Đào tạo liên tục và học tập suốt đời”

1.2.3.2. Bồi dưỡng giáo viên

Với khái niệm về bồi dƣỡng cho ngƣời lao động nói chung ở trên, ta có thể hiểu: Bồi dƣỡng giáo viên ngoài quá trình làm tăng thêm năng lực và phẩm chất thì yếu tố quan trọng nhất của bồi dƣỡng giáo viên là nhằm bổ sung nâng cao và hoàn thiện năng lực sƣ phạm của giáo viên.

Luật giáo dục đã khẳng định: "Nhà nƣớc ta luôn có chính sách bồi dƣỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo".

Trƣớc yêu cầu phát triển không ngừng của xã hội nói chung cũng nhƣ khoa học và công nghệ nói riêng đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo cũng nhƣ

việc bồi dƣỡng sau đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Công tác bồi dƣỡng giúp giáo viên cập nhật kịp thời tri thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, tạo ra khả năng thích ứng tốt cho đội ngũ giáo viên. Hơn nữa trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, giáo dục với chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có khả năng thích ứng với yêu cầu đổi mới trong giáo dục đào tạo. Giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền thụ kiến thức còn phải biết tổ chức, điều khiển, đánh giá, cổ vũ hoạt động học tập, nghiên cứu của ngƣời học. Do đó muốn nâng cao chất lƣợng đào tạo, trƣớc hết đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên thông qua việc làm tốt công tác bồi dƣỡng năng lực nghiệp vụ sƣ phạm cho giáo viên.

Nhƣ vậy, bồi dƣỡng giáo viên nhằm mục đích cập nhật hóa kiến thức, bổ sung thêm kiến thức về chuyên môn, kiến thức về nghiệp vụ sƣ phạm. Bồi dƣỡng giáo viên là việc làm thƣờng xuyên, nhƣng mỗi đợt diễn ra trong khoảng thời gian không dài có thể từ một vài tuần đến một tháng, ba tháng, sáu tháng hoặc không quá một năm; tùy theo mục tiêu, yêu cầu, nội dung cần thiết phù hợp với các điều kiện cụ thể. So với đào tạo, đào tạo lại, hoạt động bồi dƣỡng trong nhà trƣờng có nhiều ƣu điểm đó là: Sự cơ động, linh hoạt về thời gian, hình thức và đối tƣợng bồi dƣỡng; do đó, các cơ sở giáo dục sẽ thuận lợi trong việc sắp xếp, bố trí công việc để giáo viên tham gia các lớp bồi dƣỡng. Mặt khác hoạt động bồi dƣỡng giáo viên gắn liền với hoạt động tác nghiệp của giáo viên, đáp ứng yêu cầu thiếu hụt cần bổ sung về kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng nhƣ nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên. Ngoài ra hoạt động bồi dƣỡng còn giúp cho các cán bộ quản lý và giáo viên cập nhật đƣợc những thông tin mới, kiến thức mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hoạt động quản lý giáo dục, hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục... Đồng thời hoạt động bồi dƣỡng cũng là dịp để các nhà quản lý, đội ngũ giáo viên có điều kiện giao lƣu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động tác nghiệp.

1.2.4. Năng lực sư phạm

Hoạt động của giáo viên biểu hiện ở tất cả các hình thức khác nhau của công tác sƣ phạm. Song nhìn chung, nó tồn tại ở hai dạng đặc trƣng: công tác dạy học và công tác giáo dục. Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ là tƣơng đối, vì khi tiến hành công tác dạy học thì cũng đã đạt đƣợc mục đích giáo dục. Ngƣợc lại, muốn giáo dục thì cũng phải dựa trên cơ sở dạy học. Vả lại dạy học hay giáo dục thực chất cũng là quá trình tạo ra những cơ sở trọng yếu, cơ bản để “xây cất” nhân cách cho thế hệ trẻ. Điều đó cho thấy năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo nên những con ngƣời phát triển toàn diện.

Từ sự phân tích ở trên ta thấy: “Năng lực sư phạm là tổng hợp những đặc điểm tâm lý, sinh lý của người thầy giáo đáp ứng những yêu cầu của hoạt động sư phạm mà dưới sự tổ chức, kiểm tra, điều khiển của người dạy nhằm giúp người học lĩnh hội nền văn hóa xã hội lịch sử; các kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần thiết tạo ra sự phát triển tâm lý và góp phần hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết ở người học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của quá trình giáo dục và đào tạo”

Hiện nay, việc xem xét cấu trúc năng lực sƣ phạm có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cách đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đồng tình nhất là nêu ra một số năng lực điển hình của hoạt động sƣ phạm. Gonolobin cho rằng: việc đƣa ra những năng lực trong các năng lực sƣ phạm không phải sắp xếp theo thứ tự quan trọng khác nhau, trong số những năng lực đó có những năng lực “đặc biệt” cho hoạt động này (Chẳng hạn năng lực cảm hóa học sinh cần cho công tác giáo dục, năng lực truyền đạt tài liệu lại đặc trƣng cho công tác dạy học), nhƣng cũng có năng lực “đặc hiệu” cho cả 2 hoạt động này. Hơn nữa trong số những năng lực đó, có năng lực đƣợc sử dụng hiệu quả ở những giáo viên khác nhau trong cùng một loạt hoạt động, do đó có những đặc điểm cá nhân khác nhau. Chẳng hạn cả hai giáo viên đều thành công trong công tác dạy học và

giáo dục, ngƣời thì chủ yếu do truyền đạt tri thức, ngƣời thì khéo léo đối xử sƣ phạm; cũng có giáo viên có tất cả những năng lực chung đó. Dù xét theo cách nào thì ta đều thấy những năng lực cần thiết, cơ bản ứng với từng loại hoạt động đặc trƣng của ngƣời giáo viên, từ đó tiến hành quá trình giáo dục và đào tạo. Trong quá trình dạy học và giáo dục, có thể kể đến một số năng lực sƣ phạm sau đây:

- Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục; - Tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên;

- Năng lực thiết kế bài giảng; - Năng lực dạy học;

- Năng lực ngôn ngữ;

- Năng lực giao tiếp sƣ phạm; - Năng lực cảm hóa học sinh;

- Năng lực khéo léo ứng xử sƣ phạm; - Năng lực tổ chức hoạt động sƣ phạm.

1.2.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Nghiệp vụ: Từ điển tiếng Việt thông dụng của Nguyễn Nhƣ ý đã cho rằng : “Nghiệp vụ là công việc chuyên môn của một nghề.”

Sƣ phạm: Khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học.

Nghiệp vụ sƣ phạm không chỉ là hệ thống kỹ năng, mà bao gồm cả hệ thống tri thức và các phẩm chất nghề nghiệp, mà mỗi ngƣời giáo viên cần có dù là giáo viên ở bất cứ Cấp học, Ngành học, Bậc học nào, chất lƣợng của nghiệp vụ sƣ phạm cần phải đƣợc đánh giá ở ba mặt đó.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là sự tác động có tổ

chức, có mục đích của chủ thể quản lý (Hiệu trƣởng) tới đối tƣợng quản lý (giáo viên) nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nhà trƣờng hƣớng tới mục tiêu phát triển các phẩm chất và NLSP cho đội ngũ giáo viên.

Việc nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm là một hoạt động cơ bản trong quá trình đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên, có ý nghĩa quyết định trong việc hình

thành phẩm chất, và năng lực nghề nghiệp. Ngƣời quản lý hoạt động bồi dƣỡng NVSP phải tạo điều kiện cho học viên, giáo viên rèn luyện, bồi dƣỡng bằng nhiều cách, nhiều hình thức khác nhau, biết huy động mọi lực lƣợng, vật chất, tinh thần, biết phối hợp tất cả các lực lƣợng để hỗ trợ cho hoạt động bồi dƣỡng rèn luyện NVSP theo một hƣớng thuận lợi và đạt đƣợc kết quả tốt nhất.

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về bồi dƣỡng phát triển và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Quan điểm về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, đặc biệt là trong thời kỳ CNH, HĐH.

Phát biểu tại Hội nghị Trung ƣơng 2, khóa VIII, đồng chí Đỗ Mƣời nhấn mạnh: "Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc

biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ".[6,tr.15].

Quan điểm này đƣợc khẳng định lại trong Chỉ thị 40/CT/TW (15/6/2004) của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng: "Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục

và đào tạo là bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước".[25,tr.2].

Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI chỉ rõ: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt".

Trong điều 15, Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: "Nhà nước tổ chức

kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò trách nhiệm của mình".[7,tr.14].

Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010 của Chính phủ đã nêu rõ: "Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và

chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu vừa tăng về qui mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục".[2,tr.30].

Quyết định số 20/2006/QĐ- TTg (20/01/2006) của Thủ tƣớng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề đến năm 2010 khẳng định: "Xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt các tiêu chuẩn chất lượng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ".

Từ đó có thể khẳng định việc xây dựng, bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ

cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo theo hƣớng chuẩn hóa, nâng cao chất lƣợng, bảo đảm đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP SỐ 11 (Trang 30 -117 )

×