Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thái thịnh (Trang 45 - 101)

nhánh Thái Thịnh

2.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội và chiến lược huy động vốn của chi nhánh Maritime bank Thái Thịnh.

Trước tiên cần phải khẳng định rằng huy động vốn là công tác rất nhạy cảm, nó chịu tác động từ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, là hàm thử biểu đo sức mạnh và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn nền kinh tế trong năm 2012 đạt 136 tỷ đô la. Theo ADB thì so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay đạt khoảng 5,2%. Trước diễn biến khá phức tạp của tình hình kinh tế, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã chi phối các chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định thông tư quy định về lãi suất cơ bản, tý lệ dự trữ bắt buộc. Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng không quá 14%/năm. Và, kể từ ngày 13/4/2011, Ngân hàng nhà nước cũng ấn định lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của cá nhân ở mức 3,0%/năm của tổ chức là 1,0%/năm. (theo thông tư số 9/NHNN). Gần đây, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại đối với các ngân hàng thương mại là 6%, và đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Mức lãi suất huy động vốn tối đa nói trên đã bao gồm cả khoản chi khuyến mãi dưới mọi hình thức và áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ. Ngoài ra,

các tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai lãi suất huy động vốn tại các địa điểm huy động vốn (Hội sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm).

Bên cạnh đó, NHNN gần đây ra nhiều văn bản nhằm ổn định thị trường như quyết định Số 692/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2011, quy định các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng: 13,0%/năm, tăng 1% so với tháng trước.

Chính sách tiền tệ đang siết chặt hơn cùng hoạt động thu vốn từ lực lượng kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng đã dồn ép ngân hàng thương mại phải huy động VND bằng mọi giá. Các ngân hàng sẽ không được gửi - nhận tiền gửi lẫn nhau mà chỉ được nhận tiền gửi thanh toán để phục vụ nhu cầu dịch vụ thanh toán, tổ chức tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh khoản, hạn chế việc đi vay để cho vay lại.

Theo thống kê của NH Nhà nước chi nhánh Hà Nội, tiền gửi dân cư (tiết kiệm, mua kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...) có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng vốn huy động của các NH ở Hà Nội so với cùng kỳ của những năm trước.

Cơ cấu huy động vốn của Maritime Bank, huy động vốn thị trường I (TT1) chiếm 60% trong tổng nguồn vốn huy động, góp phần tạo cơ cấu nguồn vốn ổn định và hợp lí

Trong năm qua, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trở nên mạnh mẽ, tình hình lãi suất và thanh khoản có nhiều biến động trong khi các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên huy động vốn từ các tổ chức kinh tế của Maritime Bank vẫn duy trì được sự ổn định, góp phần đảm bảo an toàn về nguồn vốn của Ngân hàng. Về huy động vốn cá nhân, tương ứng với 48% trên tổng vốn huy động thị trường 1. Tổng vốn huy động thị trường II cuối năm đạt chiếm tỷ trọng 40% trên tổng vốn huy động phục vụ kinh doanh. Toàn bộ số vốn huy động thị trường II được thực hiện tái đầu tư tiền gửi liên ngân hàng. Maritime Bank không sử dụng vốn thị trường II để cho vay thị trường I.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn Maritime Bank năm 2012

(nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Maritime Bank 2012)

Với định hướng như vậy, Maritime Bank dựa trên thực lực thực tế các chi nhánh sẽ giao các chỉ tiêu huy động vốn. Tập trung huy động vốn vào đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, với mỗi đối tượng có chiến lược tiếp cận khác nhau. Với khách hàng cá nhân, tập trung người già người cao tuổi tư vấn giới thiệu những loại hình tiết kiệm nhiều kỳ hạn khác nhau. Còn khối khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu chủ yếu của họ chủ yếu là bảo quản tiền, tiền gửi có kỳ hạn, sử dụng dịch vụ thanh toán, và dịch vụ trả lương qua tài khoản.

2.2.2 Tốc độ tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động của chi nhánh trong những năm gần đây.

2.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.

Với nguồn vốn hạn chế ban đầu khi thành lập hội sở cung cấp sau thời gian đi vào hoạt động chi nhánh Thái Thịnh đã mở rộng công tác huy động tiền gửi từ các đối tượng khác nhau để đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh của chi nhánh. Bằng chính sách linh hoạt đa dạng hoá các hình thức huy động vốn

đến cuối năm 2010 nguồn vốn huy động của chi nhánh đã đạt được con số hết sức khả quan: 1605.1 tỷ đồng.

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động (năm 2010-2012)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Tổng nguồn vốn huy động Mức chênh lệch Kế hoạch Thực hiện % KH Tuyệt đối Tương đối 2010 450 597.4 132.8% 2011 980 1185.6 121.0% 588.2 98.46% 2012 1400 1605.1 114.7% 419.5 35.38%

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán )

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng rất nhanh. Nếu như năm 2009 tổng nguồn vốn huy động mới chỉ đạt 291 tỷ đồng thì đến năm 2012 đã lên tới 1605.1 tỷ đồng tăng hơn 1300 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 6 lần trong 4 năm đạt 132.8% kế hoạch được giao trong kế hoạch 5 năm của hội sở đề ra - một kết quả rất đáng khích lệ.

Năm 2010 tình hình kinh tế-xã hội trên thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp khó lường. Lạm phát, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái kinh tế thế giới suy giảm; người dân đua nhau tích trữ vàng ngoại tệ hoặc đầu tư bất động sản. Nhưng bằng sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên tăng trưởng nguồn vốn huy động vẫn ở mức rất cao 597.4 tỷ và đạt 132.8% kế hoạch được giao của năm 2008.

Bước sang năm 2011 bức tranh toàn cảnh kinh tế thế giới cũng không mấy sáng sủa hơn kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức. Nền kinh tế thế giới tiếp tục đi xuống theo đà suy giảm của những tháng cuối năm 2011 làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu thị trường vốn thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của Việt Nam, đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Cùng với nhiều chính sách của hội sở đầu tư trang thiết bị, nhân lực và sự cố gắng nỗ lực của chi nhánh, tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh vẫn ở mức cao 1185.6 tỷ tương ứng với mức tăng 98.46% đạt 121% kế hoạch.

Điều đó chứng tỏ mặc dù chịu ảnh hưởng rất lớn từ những nguyên nhân khách quan nhưng công tác huy động vốn của chi nhánh Maritime Bank Thái Thịnh vẫn đạt hiệu quả tốt giúp ngân hàng chủ động về vốn. Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng luôn duy trì và phát triển sự ổn định cũng như tốc độ tăng trưởng hợp lý .

2.2.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động

Đối với ngân hàng thương mại, việc xác định một cách chính xác đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi nó liên quan hàng loạt các yếu tố nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, đặc biệt là xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để từ đó có thế xác định chính xác lượng vốn mà ngân hàng có thể huy động được thông qua việc tìm hiểu nắm bắt được các quy luật của hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của các thành phần kinh tế đó; giúp cho ngân hàng điều tiết các luồng tiền sao cho hợp lý từ đó đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng ở mức cao nhất. Ta sẽ đi phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh theo các tiêu chí sau:

Bảng 2.6 : Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu SốNăm 2010 Năm 2011 Năm 2012

lượng Tỷ trọng(%) lượngSố +/- so với2008 lượngSố +/- so với2009

Tổng nguồn vốn huy động 597.4 1185.6 1605.1

Khách hang cá nhân 265.1 44.40% 445.3 180.2 675.9 230.6 Khách hàng doanh

nghiệp 320.1 53.60% 592.1 272.0 770.2 178.1

Nguồn huy động khác 12.2 2.00% 148.2 136.0 159 10.8

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Nhìn vào bảng số liệu 2.6, ta dễ dàng nhận thấy, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn

- Năm 2010, lượng vốn huy động từ khối khách hàng doanh nghiệp là 320.1 tỷ đồng chiếm 53.6% tổng lượng vốn huy động – vốn huy động từ dân cư là 265.1 tỷ đồng, tương ứng với tỉ trọng 44,4%.

- Năm 2011, ngân hàng huy động được 1185.6 tỷ đồng, trong đó, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế là tăng 272 tỉ đồng với mức tăng là 85%. Đây là con số hết sức tích cực cộng với sự gia tăng của nguồn huy động từ phía khách hàng cá nhân.

- Năm 2012, vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp là 770.2 tỷ đồng – chiếm 48% tổng nguồn vốn huy động; tăng 178,1 tỷ so với năm 2011. Nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2011 lại tăng mạnh 230.6 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 51.78%, chiếm 42,1% tổng lượng vốn huy động của cả năm.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, các chính sách về phí dịch vụ, lãi suất luôn được ngân hàng xem xét điều chỉnh kịp thời để giữ được thế cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo khách hàng và ngân hàng cùng có lợi nhuận. Các cuộc tiếp xúc khách hàng, chính sách khách hàng ưu đãi được thực hiện hàng năm tạo mối quan hệ gắn bó với khách hàng cũng như thực hiện các yêu cầu về tài trợ, thanh toán, chuyển tiền đi, đến trong và ngoài nước của khách hàng ngày một tốt hơn đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả.

- Song song với đó, chi nhánh cũng rất quan tâm chú ý đến đối tượng khách hàng là cá nhân, bởi ngân hàng nằm trên địa bàn có dân cư đông đúc với mức thu nhập tương đối cao và ổn định. Mục đích của nhóm khách hàng này gửi tiền vào ngân hàng nhằm thu lãi suất cao và tâm lý của họ là muốn được an toàn đối với khoản tiền của mình. Vì vậy đối với nhóm khách hàng này chi nhánh đã có chính sách huy động hợp lý, đặc biệt là sử dụng công cụ lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng hoá các hình thức huy động với nhiều thời hạn khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

- Nguồn huy động khác: cũng có mức tăng khá. Ngoài các nguồn từ doanh nghiệp và cá nhân thì gần đây các tổ chức xã hội, đoàn thế hay các hộ kinh doanh cá thể cũng là một nguồn huy động tiềm năng của ngân hàng.

B. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền.

Ngoài nghiệp vụ truyền thống huy động nguồn vốn nội tệ, hiện nay Maritime Bank cũng chú trọng đến các ngoại tệ mạnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.7: Tăng trưởng nguồn vốn huy động theo loại tiền (giá trị ngoại tệ được quy đổi ra VND theo tỷ giá liên Ngân hàng tại thời điểm 31/12 hàng năm)

Đơn vị :tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền 2011/2010 Số tiền 2012/2011

VNĐ 489.9 948.5 458.6 93.6% 1276.1 327.6 34.5%

USD 75.3 161.2 86.0 114.2% 213.9 52.6 32.6%

EUR 32.3 75.9 43.6 135.2% 115.2 39.3 51.8%

Tổng 597.4 1185.6 1605.1

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán )

Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chiếm một tỉ trọng không nhỏ. Khi mà nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập nhu cầu làm ăn kinh doanh với các đối tác nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ để phục vụ nhu cầu thanh toán.

Bước sang năm 2012 khi nền kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi, lượng vốn huy động ngoại tệ đã tăng lên mạnh mẽ, đạt 2320,8 tỷ đồng, tăng 909 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 64,4%; chiếm 33,08% tổng vốn huy động cả năm.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

Nhìn trên biểu đồ ta thấy được vốn huy động ngoại tệ của chi nhánh chỉ chiếm khoảng 20% tổng nguồn huy động, tỷ lệ nhìn chung ổn định. Đây là một tỷ lệ hợp lý vì chi nhánh vẫn chủ yếu tập trung huy động vốn bằng tiền VNĐ.

C. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn

Ngân hàng thương mại muốn hoạt động thực sự có hiệu quả ngoài việc xác định một cách chính xác cơ cấu nguồn hình thành thì không thể không quan tâm tới tính chất kỳ hạn của các nguồn huy động. Thời hạn của các nguồn huy động giúp ngân hàng phân tích một cách chính xác mức độ biến động cơ cấu để từ đó có phương án sử dụng hợp lý.

Bảng 2.8: Cơ cấu tổng nguồn vốn theo thời gian

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số

lượng Tỷ trọng(%) lượngSố Tỷ trọng(%) lượngSố Tỷ trọng(%)

Tổng nguồn vốn huy

động 597.4 1185.6 1605.1

1. TG không kỳ hạn, tiền

gửi thanh toán 205.0 34.3% 459.3 38.7% 812.3 50.6%

2. TG có kỳ hạn ngắn

(dưới 12 tháng) 189.2 31.7% 523.0 44.1% 621.6 38.7%

12 tháng trở lên)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010,2011,2012)

Nguồn vốn trung và dài hạn qua các năm chiếm tỷ trọng lần lượt là 34%, 17%, 10.7% trong tổng nguồn. Tỷ lệ này tương đối thấp so với mặt bằng chung của các ngân hàng. Điều đó cho thấy những khó khăn trong công tác huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh qua các năm và ngược lại tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn giảm dần.

Điều này cũng dễ hiểu bởi khi nền kinh tế bất ổn lạm phát ở mức cao người dân sợ đồng tiền trượt giá nên chỉ giám gửi tiền với kì hạn ngắn nhằm đảm bảo an toàn trước những biến động bất thường trên thị trường tiền tệ. Ngược lại với sự tăng lên mạnh mẽ của lượng tiền gửi ngắn hạn, tỉ trọng tiền gửi trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn có xu hướng suy giảm. Mặt khác khi hầu hết các Ngân hàng đang gặp khó khăn trong công tác huy động vốn nên lãi suất tiền gửi không kỳ hạn ở mức tương đối cao, nhiều thời điểm sát với mức trần lãi suất của NHNN quy định, cộng thêm với tâm lý của người dân dẫn tới sự tăng lên mạnh mẽ của khối tiền gửi không kỳ hạn.

2.2.3 Thực trạng các hình thức huy động vốn của MSB – Thái Thịnh

Bảng 2.9: Tốc độ tăng vốn huy động theo hình thức huy động qua các năm 2010-2012

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thái thịnh (Trang 45 - 101)