Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thái thịnh (Trang 50 - 101)

Đối với ngân hàng thương mại, việc xác định một cách chính xác đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi nó liên quan hàng loạt các yếu tố nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, đặc biệt là xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để từ đó có thế xác định chính xác lượng vốn mà ngân hàng có thể huy động được thông qua việc tìm hiểu nắm bắt được các quy luật của hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của các thành phần kinh tế đó; giúp cho ngân hàng điều tiết các luồng tiền sao cho hợp lý từ đó đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng ở mức cao nhất. Ta sẽ đi phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh theo các tiêu chí sau:

Bảng 2.6 : Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu SốNăm 2010 Năm 2011 Năm 2012

lượng Tỷ trọng(%) lượngSố +/- so với2008 lượngSố +/- so với2009

Tổng nguồn vốn huy động 597.4 1185.6 1605.1

Khách hang cá nhân 265.1 44.40% 445.3 180.2 675.9 230.6 Khách hàng doanh

nghiệp 320.1 53.60% 592.1 272.0 770.2 178.1

Nguồn huy động khác 12.2 2.00% 148.2 136.0 159 10.8

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Nhìn vào bảng số liệu 2.6, ta dễ dàng nhận thấy, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn

- Năm 2010, lượng vốn huy động từ khối khách hàng doanh nghiệp là 320.1 tỷ đồng chiếm 53.6% tổng lượng vốn huy động – vốn huy động từ dân cư là 265.1 tỷ đồng, tương ứng với tỉ trọng 44,4%.

- Năm 2011, ngân hàng huy động được 1185.6 tỷ đồng, trong đó, nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế là tăng 272 tỉ đồng với mức tăng là 85%. Đây là con số hết sức tích cực cộng với sự gia tăng của nguồn huy động từ phía khách hàng cá nhân.

- Năm 2012, vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp là 770.2 tỷ đồng – chiếm 48% tổng nguồn vốn huy động; tăng 178,1 tỷ so với năm 2011. Nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2011 lại tăng mạnh 230.6 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 51.78%, chiếm 42,1% tổng lượng vốn huy động của cả năm.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, các chính sách về phí dịch vụ, lãi suất luôn được ngân hàng xem xét điều chỉnh kịp thời để giữ được thế cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo khách hàng và ngân hàng cùng có lợi nhuận. Các cuộc tiếp xúc khách hàng, chính sách khách hàng ưu đãi được thực hiện hàng năm tạo mối quan hệ gắn bó với khách hàng cũng như thực hiện các yêu cầu về tài trợ, thanh toán, chuyển tiền đi, đến trong và ngoài nước của khách hàng ngày một tốt hơn đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả.

- Song song với đó, chi nhánh cũng rất quan tâm chú ý đến đối tượng khách hàng là cá nhân, bởi ngân hàng nằm trên địa bàn có dân cư đông đúc với mức thu nhập tương đối cao và ổn định. Mục đích của nhóm khách hàng này gửi tiền vào ngân hàng nhằm thu lãi suất cao và tâm lý của họ là muốn được an toàn đối với khoản tiền của mình. Vì vậy đối với nhóm khách hàng này chi nhánh đã có chính sách huy động hợp lý, đặc biệt là sử dụng công cụ lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng hoá các hình thức huy động với nhiều thời hạn khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

- Nguồn huy động khác: cũng có mức tăng khá. Ngoài các nguồn từ doanh nghiệp và cá nhân thì gần đây các tổ chức xã hội, đoàn thế hay các hộ kinh doanh cá thể cũng là một nguồn huy động tiềm năng của ngân hàng.

B. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền.

Ngoài nghiệp vụ truyền thống huy động nguồn vốn nội tệ, hiện nay Maritime Bank cũng chú trọng đến các ngoại tệ mạnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.7: Tăng trưởng nguồn vốn huy động theo loại tiền (giá trị ngoại tệ được quy đổi ra VND theo tỷ giá liên Ngân hàng tại thời điểm 31/12 hàng năm)

Đơn vị :tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền 2011/2010 Số tiền 2012/2011

VNĐ 489.9 948.5 458.6 93.6% 1276.1 327.6 34.5%

USD 75.3 161.2 86.0 114.2% 213.9 52.6 32.6%

EUR 32.3 75.9 43.6 135.2% 115.2 39.3 51.8%

Tổng 597.4 1185.6 1605.1

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán )

Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chiếm một tỉ trọng không nhỏ. Khi mà nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập nhu cầu làm ăn kinh doanh với các đối tác nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ để phục vụ nhu cầu thanh toán.

Bước sang năm 2012 khi nền kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi, lượng vốn huy động ngoại tệ đã tăng lên mạnh mẽ, đạt 2320,8 tỷ đồng, tăng 909 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 64,4%; chiếm 33,08% tổng vốn huy động cả năm.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn trên biểu đồ ta thấy được vốn huy động ngoại tệ của chi nhánh chỉ chiếm khoảng 20% tổng nguồn huy động, tỷ lệ nhìn chung ổn định. Đây là một tỷ lệ hợp lý vì chi nhánh vẫn chủ yếu tập trung huy động vốn bằng tiền VNĐ.

C. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn

Ngân hàng thương mại muốn hoạt động thực sự có hiệu quả ngoài việc xác định một cách chính xác cơ cấu nguồn hình thành thì không thể không quan tâm tới tính chất kỳ hạn của các nguồn huy động. Thời hạn của các nguồn huy động giúp ngân hàng phân tích một cách chính xác mức độ biến động cơ cấu để từ đó có phương án sử dụng hợp lý.

Bảng 2.8: Cơ cấu tổng nguồn vốn theo thời gian

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số

lượng Tỷ trọng(%) lượngSố Tỷ trọng(%) lượngSố Tỷ trọng(%)

Tổng nguồn vốn huy

động 597.4 1185.6 1605.1

1. TG không kỳ hạn, tiền

gửi thanh toán 205.0 34.3% 459.3 38.7% 812.3 50.6%

2. TG có kỳ hạn ngắn

(dưới 12 tháng) 189.2 31.7% 523.0 44.1% 621.6 38.7%

12 tháng trở lên)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010,2011,2012)

Nguồn vốn trung và dài hạn qua các năm chiếm tỷ trọng lần lượt là 34%, 17%, 10.7% trong tổng nguồn. Tỷ lệ này tương đối thấp so với mặt bằng chung của các ngân hàng. Điều đó cho thấy những khó khăn trong công tác huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh qua các năm và ngược lại tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn giảm dần.

Điều này cũng dễ hiểu bởi khi nền kinh tế bất ổn lạm phát ở mức cao người dân sợ đồng tiền trượt giá nên chỉ giám gửi tiền với kì hạn ngắn nhằm đảm bảo an toàn trước những biến động bất thường trên thị trường tiền tệ. Ngược lại với sự tăng lên mạnh mẽ của lượng tiền gửi ngắn hạn, tỉ trọng tiền gửi trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn có xu hướng suy giảm. Mặt khác khi hầu hết các Ngân hàng đang gặp khó khăn trong công tác huy động vốn nên lãi suất tiền gửi không kỳ hạn ở mức tương đối cao, nhiều thời điểm sát với mức trần lãi suất của NHNN quy định, cộng thêm với tâm lý của người dân dẫn tới sự tăng lên mạnh mẽ của khối tiền gửi không kỳ hạn.

2.2.3 Thực trạng các hình thức huy động vốn của MSB – Thái Thịnh

Bảng 2.9: Tốc độ tăng vốn huy động theo hình thức huy động qua các năm 2010-2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền 2011-2010 Số tiền 2012-2011

1. TG thanh toán 143.5 321.5 178.0 124.0% 389.9 68.4 21.3%

2. TG có kỳ hạn TCKT 71.0 203.0 132.0 186.0% 129.3 -73.7 -36.3%

3. TG tiết kiệm không kỳ hạn 61.5 137.8 76.3 124.0% 422.4 284.6 206.6%

4. TG tiết kiệm có kỳ hạn 300.5 432.0 131.5 43.8% 503.0 71.0 16.4%

5. Phát hành GTCG 20.9 91.3 70.4 336.6% 160.5 69.2 75.8%

Tổng NVHĐ 597.4 1185.6 1605.1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm)

Dựa vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của Maritime Bank Thái Thịnh được hình thành nên từ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tổ chức kinh tế và các giấy tờ có giá như trái phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi...

Trong đó, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỉ trọng cao nhất. Đây là nguồn vốn dân cư tổ chức chưa sử dụng hết đem gửi vào ngân hàng để lấy lãi và nó thường được gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Hình thức tiền gửi tiết

kiệm phân loại theo kỳ hạn gửi tiền gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

2.2.3.1 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Với Maritime Bank Thái Thịnh đây là một nguồn huy động quan trọng, với độ tăng trường hàng năm cao luôn dẫn đầu về doanh số năm 2012 đạt 503 tỷ đồng. Nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được ngân hàng hết sức quan tâm vì vậy mà các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn cũng rất đa dạng và phong phú, áp dụng cho cả ba loại tiền : VND, USD, EUR.

Tiết kiệm "Rút gốc từng phần" là hình thức gửi tiền có kỳ hạn

cho phép khách hàng có thể rút từng phần tiền gửi gốc một cách linh hoạt khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn đảm bảo khoản tiền gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu.

Tiết kiệm "Lãi suất cao nhất": Lãi suất hấp dẫn nhất trong các

sản phẩm.

Bảng 2.10: Bảng lãi suất cập nhật vào thời điểm tháng 4- 2013

(Nguồn từ trung tâm khách hàng cá nhân)

Tiết kiệm Định kỳ sinh lời là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà

cứ định kỳ 1 tháng 1 lần trong kỳ hạn gửi tiền, quý khách được rút lãi của 1 tháng trước đó.

Tiết kiệm gửi tiền trả lãi ngay là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

mà quý khách nhận được tiền lãi ngay tại thời điểm gửi tiền. Khách hàng không được rút trước hạn với bất kỳ lý do gì.

Tiết kiệm thường.Với sản phẩm Tiết kiệm thường khách hàng có

thể gửi và rút tiền tại bất kỳ Đơn vị kinh doanh nào của Maritime và được hưởng lãi suất không kỳ hạn do Maritime Bank công bố.

Hình thức trả lãi: Khách hàng có thể chọn hình thức lĩnh lãi hàng tháng, hàng quý hoặc cuối kỳ. Kỳ hạn: 1, 2, 3, 4 ,5 ,6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 tháng…

Ngoài ra hàng kỳ, hoặc các ngày lễ lớn Maritime bank còn tổ chức chương trình chi ân với khách hàng, như Chương trình khuyến mại “Lộc xuân như ý, Phú quý cả năm”.

Với đối tượng khuyến mại: khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, hình thức khuyến mại: Cào xác định trúng thưởng, Bốc thăm may mắn, Quay số xác định trúng thưởng với nhiều quà tặng giá trị: xe ô tô, sổ tiết kiệm, tài khoản M1, tài khoản M-Money.

2.2.3.2 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Thời gian gần đây loại tiền gửi này tỏ ra đặc biệt hấp dẫn với người dân, vì tính linh hoạt trong việc gửi rút tiền khi mà lạm phát tăng, lãi suất trên thị trường thay đổi với nhiều hấp dẫn mới.

Với Maritime Bank có sản phẩm nổi trội là Tiết kiệm Phú An Thuận là hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn với lãi suất tăng dần theo số tiền gửi. Theo đó, khách hàng gửi với số tiền càng lớn thì lãi suất tiền gửi càng cao. Đối với VND có các mốc căn cứ lãi suất là 2 triệu, 5 triệu,15 triệu, 50 triệu, 200 triệu đồng, còn với USD: $120, $900, $3000, $12000.

2.2.3.3.Tiền gửi thanh toán.

Nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, tài khoản tiền gửi thanh toán là công cụ thanh toán và quản lý tiền một cách chuyên nghiệp cho mọi khách hàng với nhiều tiện lợi như: Gửi rút tiền mặt chuyển khoản nhanh chóng tại bất cứ điểm giao dịch máy ATM của Maritime Bank trên toàn quốc chuyển thành tiết kiệm bất cứ khi nào có nhu cầu; nhận tiền lương hàng tháng; chuyển tiền tự động đối với những khoản thanh toán định kỳ; phát hành thẻ ghi nợ trên tài khoản thanh toán mà không cần một tài khoản mới… Khi nền kinh tế phát triển nhu cầu giao dịch không dùng tiền mặt là một điều tất yếu lượng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng vì thế cũng liên tục tăng nhanh qua các năm.

Năm 2010 là 143.5 tỷ đồng

Năm 2011 là 321.5 tỷ đồng tăng 178 tỷ, tương ứng với mức tăng 124%. Năm 2012 là 389.9 tỷ đồng tăng 68.4 tỷ, tương ứng với mức tăng 21,3%. Chỉ tính riêng năm 2010 số lượng tài khoản thanh toán của Maritime Bank tăng lên nhanh chóng, có kết quả trên là do hệ thống thanh toán của ngân hàng đang đi vào ổn định với nhiều tiện ích và sản phẩm mới hâp dẫn như bộ sản phẩm M1Account: sự kết hợp trọn gói các dịch vụ: tài khoản không kỳ hạn lãi suất cao, thẻ ATM thực hiện giao dịch tại máy ATM, dịch vụ đi kèm; hay tài khoản thanh toán đa tiện ích M-money: Lãi suất bậc thang hấp dẫn, miễn phí mở tài khoản và giao dịch thẻ, dịch vụ Internet & Mobile Banking trọn gói. Maritime Bank có bộ sản phảm tài khoản M-Business cho khối khách hàng doanh nghiệp gốm có:

M-Business Gold: Dịch vụ tài khoản thanh toán cao cấp mang lại lợi ích kinh

tế tối ưu cùng các tiện ích quản lý giao dịch tốt nhất và dịch vụ ưu tiên cho doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

M-Business Classic: Dịch vụ tài khoản thanh toán lãi suất cao đáp ứng mọi

nhu cầu quản lý giao dịch của doanh nghiệp.

2.2.3.4 TG có kỳ hạn TCKT

Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế thường là tiền gửi với thời gian ngắn, khi doanh nghiệp có dư thừa về vốn trong chu kỳ kinh doanh. Các chuyên viên khối Ngân hàng Doanh nghiệp sẽ tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn thời gian và kỳ hạn gửi tiền hợp lý nhất cho doanh nghiệp để đồng vốn của họ luôn luôn được sinh lời ở mức tối đa.

(Đơn vị : tỷ đồng) (Nguồn phòng khách hàng cá nhân)

Tuy nhiên, nguồn này có xu hướng giảm về lượng cũng như tỉ trọng trong năm 2012. Bởi lẽ, năm 2011 chính phủ áp dụng cho vay ưu đãi với nhiều doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh tuy nhiên 1 phần dòng vốn này lại quay lại thị trường ngân hàng do doanh nghiệp gửi vào ăn chênh lệch lãi. Thực tế này dẫn đến nguồn tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế năm 2011 tăng một cách đột biến là 186% so với năm 2010. Còn khi bước sang năm 2012, thì tình hình có nhiều thay đổi mới, các doanh nghiệp nhận thấy chênh lêch từ tiền tài khoản gửi có kỳ hạn áp dụng cho TCKT thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn khi mà các Ngân hàng chạy đang chạy đua lãi suất trên kênh huy động này, do đó, khối doanh nghiệp lại đưa vốn của mình gửi qua tiết kiệm chủ yếu là kỳ hạn ngắn (thường là 1 tháng) và vẫn đứng tên là tài khoản tiết kiệm cá nhân.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thái thịnh (Trang 50 - 101)