Nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thái thịnh (Trang 65 - 101)

A. Nguyên nhân khách quan:

Bức tranh nền kinh tế thế giới những năm gần đây mang một màu sắc vô cùng ảm đạm. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến sự suy thoái của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi đó, tại Việt Nam, giá cả các mặt hàng liên tục leo thang với tốc độ chóng mặt, chỉ số lạm phát (NHNN công bố) ở mức hai con số đã gây tâm lý tiêu cực cho người dân, tác động lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng vì dân chúng có xu hướng chuyển tích luỹ VND sang ngoại tệ, vàng hoặc đầu tư bất động sản.

- Hội nhập kinh tế quốc tế với những chính sách tự do hoá thương mại, chính phủ phải mở cửa các hoạt động trong nền kinh tế, dẫn tới các ngân hàng thương mại trong nước đứng trước cuộc cạnh tranh hết sức gay go

với các Ngân hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính và có lượng vốn dồi dào.

- Vấn đề tỷ giá tác động trực tiếp, gián tiếp đến công tác huy động vốn. Các doanh nghiệp có trao đổi ngoại thương là khách hàng lớn, tiềm năng của Maritime Bank, mà tỷ giá có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh luồng vốn hay kết quả doanh thu lợi nhuận của họ. Một cách trực tiếp hơn là người dân luôn coi ngoại tệ mạnh là tài sản an toàn, sự biến động tỷ giá sẽ tác động đến hành vi gửi rút tiền của họ. Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2012 là khá phức tạp, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao, có thời điểm chênh lệch lên tới 10%. Những bất ổn cung cầu trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động huy động vốn.

Nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà đã thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) nhảy vọt chóng mặt. Thanh khoản căng, khiến lãi suất căng theo.Và khi những ngả đường tiếp cận với nguồn vốn bị chặn, đã dồn ép ngân hàng thương mại phải huy động VND bằng mọi giá kể cả việc nâng lãi suất không kỳ hạn từ chỗ chỉ 2% - 3%/năm, thì nay, huy động tới 9% - 11%/năm để giành vốn của nhau.

Trong tình cảnh đó thì một loại sản phẩm khác là “tiền gửi có kỳ hạn” nhưng được “rút gốc linh hoạt” và “được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi” hay “tiết kiệm lãi suất thả nổi” bung ra như nấm, đang làm thị trường méo mó và phức tạp thêm. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của dòng sản phẩm “tiền gửi kỳ hạn cho phép rút trước hạn nhưng vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực nhận” như nói trên đã biến một bộ phận không nhỏ “tiền gửi kỳ hạn” thành “tiền gửi không kỳ hạn”.

Nhìn chung cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động giữa các ngân hàng lợi “bất cập hại”, nó đã làm méo mó thị trường, không những làm tăng chi phí huy động vốn mà còn vô hình chung tạo tâm lý “chờ đợi”, “nghe ngóng” làm cho lực lượng khách hàng luôn có xu hướng gửi rút bất kỳ lúc nào, khó kiểm soát , tăng nguy cơ mất

thanh khoản và đe dọa an toàn hệ thống, gây xáo trộn lớn về lượng tiền huy động của ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động, kinh doanh.

Mức tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng ở TPHCM và Hà Nội giảm sút mạnh so với thời kỳ trước khi thị trường chứng khoán bùng nổ. Cơn sốt chứng khoán đang tạo ra sự luân chuyển vốn rất lớn trên thị trường tài chính, trong đó một phần vốn gửi tiết kiệm ngân hàng (NH) của dân cư đang được rút ra để đầu tư vào chứng khoán khiến việc huy động vốn của các NH gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các TP lớn. Bên cạnh đó, cá nhân và doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi hiện nay lại có rất nhiều kênh đầu tư để lựa chọn. Qua một số kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng:

- Đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

- Đầu tư vào giấy tờ có giá của kho bạc và ngân sách địa phương.

- Đấu giá quyền sử dụng đất ở các địa phương năm qua cũng thu hút một lượng tìên rất lớn từ người dân và doanh nghiệp, riêng Hà nội sau khi mở rộng địa giới hành chính chiếm 50% toàn quốc.

- Thị trường vàng và ngoại tệ hấp dẫn khi nền kinh tế nhiều bất ổn và đồng Việt Nam có xu hướng mất giá.

- Các loại hình bảo hiểm phát triển.

Thủ đô Hà Nội tập trung nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Đặc biệt, trên địa bàn hà nội hiện nay, ngoài ngân hàng Maritime Bank Thái Thịnh còn có các ngân hàng thương mại lớn như ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) và rất nhiều các ngân hàng cổ phần cũng như các ngân hàng liên doanh khác như VPBank, VIBank, INDOVINA bank, Sacombank,Techcombank,... Việc mở phạm vi hoạt động của các Ngân hàng này làm cho tăng giảm thị phần Maritime Bank trong địa bàn.

Vị trí địa lý đẹp nhưng chi phí thuê tương đối cao vì là nơi tập trung khá đông đúc mật độ dân cư, sầm uất những hoạt động kinh tế nên đoạn đường trước cửa chi nhánh thường xuyên xảy ra hiện tượng tắc đường trong giờ cao điểm gây khó khăn cho khách hàng thực hiện giao dịch ngân hàng.

B. Nguyên nhân chủ quan:

Mặc dù đã có sự đổi mới trong qui trình giao dịch nhưng thủ tục giấy tờ vẫn còn rườm rà. Cụ thể khi khách hàng muốn gửi tiền tiết kiệm thì phải viết giấy gửi tiền có CMND kèm theo viết bảng kê nộp tiền và nộp tiền tại quỹ và sau một loạt các thủ tục khác do kế toán tiến hành thì sổ tiết kiệm mới đến tay khách hàng… Điều này làm mất nhiều thời gian của khách hàng gây tâm lý không thoải mái làm cho khách hàng ngại đến ngân hàng giao dịch từ đó làm giảm hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng. Máy photo, fax được bố trí văn phòng tầng 7 gây khó khăn mất thời gian chờ đợi khi thực hiện nghiệp vụ sao in chứng từ.

Chi nhánh vẫn chưa có được một chiến lược huy động vốn toàn diện. Cụ thể chưa có một chiến lược đối với khách hàng tiền gửi và hoạt động huy động vốn chiến lược huy động đối với từng nhóm khách hàng chưa được xây dựng. Cơ cấu nguồn vốn huy động đã có bước điều chỉnh nhưng chưa thực sự hiệu quả.

Chính sách của Hội sở chính chưa mang tính đồng bộ, chưa đa dạng các sản phẩm trong kinh doanh vốn trên thị trường ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, mức lãi suất vẫn chưa thực sự tạo nên tính cạnh tranh.Chi nhánh chưa có các biện pháp để ngày càng thúc đẩy công tác huy động trong điều kiện hiện nay, khi mà lãi suất không phải là phương thức cạnh tranh chủ yếu. Để thu hút vốn, nh sẽ đi theo hướng cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ và mạng lưới.

Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế chưa có chương trình phần mềm đồng bộ về các nghiệp vụ có tính đặc thù có khả năng tích hợp giữa các chương trình để khai thác số liệu tốt.

Đội ngũ nhân viên làm công tác huy động vốn nhất là tại các quỹ tiết kiệm đa phần còn khá trẻ tuy nắm bắt nhanh nhạy trong công việc, tuy nhiên, lại thường thiếu kinh nghiệm, nắm bắt tâm lý khách hàng

Hoạt động thông tin tiếp thị này tại ngân hàng chưa thực sự đựơc quan tâm đúng mức, hiểu biết của người dân về ngân hàng còn có nhiều hạn chế, nhất là ở những địa bàn xa trung tâm quận. Mặt khác công tác tuyên truyền cũng chưa thật sự hiệu quả để giúp người dân có thể tin tưởng vào ngân hàng, có thể yên tâm gửi tiền

của mình vào ngân hàng. Một phần nguyên nhân là từ đội ngũ nhân viên cho công tác này còn hơi mỏng.

Công tác Marketing của ngân hàng tiến hành chưa đạt hiệu quả cao. Các hình thức quảng cáo tìm hiều tâm lý, nhu cầu của khách hàng chưa được chú trọng. công tác chăm sóc khách hàng, phải phân loại đối tượng khách hàng,phân tích được khả năng nguồn tiền gửi, tâm lý khách hàng,... để có chính sách tiếp thị chăm sóc phù hợp, chu đáo. thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới chưa được truyền tải rộng rãi đến họ. Chi nhánh chưa khai thác triệt để các kênh truyền thông tin hiện có.

Các hình thức huy động vốn chưa thật sự đa dạng, hầu hết còn mang tính truyền thống. Tuy ngân hàng đã có các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nhưng lãi suất chưa linh hoạt. Chất lượng dịch vụ trong hoạt động huy động vốn chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Sự phát triển của thị trường đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp một danh mục đa dạng các dịch vụ liên quan. Đồng thời phải có sự tư vấn cặn kẽ các tiện ích dịch vụ cho khách hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động sự cạnh tranh giữa các TCTD diễn ra ngày càng gay gắt, chi nhánh Đống Đa bên cạnh những lợi thế sẵn có thì vẫn tồn tại một số khó khăn và vướng mắc trong công tác huy động vốn. Nhưng cùng với sự nỗ lực quyết tâm của chi nhánh Đống Đadám nhìn thẳng vào những hạn chế, tin rằng chi nhánh trong thời gian tới sẽ hoạt động một cách hiệu quả, đạt nhiều thành tích trong công tác huy động vốn vượt mọi chỉ tiêu được giao.

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI

NHÁNH THÁI THỊNH 3.1 Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của chi nhánh

3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thái Thịnh.

Năm 2012, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2012 được cải thiện GDP cả năm 2012 tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2008-2012 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2012 ước đạt 1.160 USD.

Hoạt động của ngành ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế và tình hình chính trị - xã hội. Trong bối cảnh chung đó, định hướng phát triển của chi nhánh Thái Thịnh trong thời gian tới được xác định căn cứ vào định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, và tình hình thực tế trong hoạt động của chi nhánh. Nội dung định hướng phát triển của chi nhánh Thái Thịnh giai đoạn 2011-2015 tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất là luôn giữ mức tăng trưởng với tốc độ bình quân trên 60%/ năm. Với tốc độ này chỉ tiêu cho năm 2013, chi nhánh sẽ huy động thêm 2300 tỷ đồng, Huy động dân cư: 51% Huy động TCKT: 45%. Tổng tài sản phấn đấu đạt 5000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2012; dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư đạt 1700 tỷ đồng; nợ xấu khống chế dưới 1.5%. Lợi nhuận trước thuế (bao gồm cả phần thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng) đạt kế hoạch đạt 65 tỷ đồng, tăng 21,8% so với năm 2012

- Hai là, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt là các hình thức huy động vốn kì hạn trên 12 tháng để nâng cao khả năng

cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn, đồng thời đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay. Tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn hoạt động có chi phí thấp, ổn định.

- Ba là, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư để cân đối cơ cấu vốn huy động và đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định. Xây dựng cụ thể chiến lược khách hàng cá nhân để phục vụ tốt cho công tác huy động vốn.

- Bốn là, thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước, địa phương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có đủ điều kiện tín dụng và hoạt động hiệu quả, tăng thu phí dịch vụ, phục vụ tốt mọi thành phần kinh tế

- Năm là, thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng cũng như các đối tượng khách hàng để nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ. Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, có chính sách thích hợp nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng. Tăng cường năng lực tài chính thông qua thực hiện cơ chế lãi suất thực dương và thực hiện chỉ huy lãi suất tập trung tại Trụ sở chính.

- Sáu là, phát triển các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ, phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp. Tập trung phát triển nguồn nhân lực và công tác đào tạo cán bộ trẻ. Chú ý xây dựng và phát triển môi trường văn hoá làm việc.

Với những thành tích đã đạt được trong mọi mặt kinh doanh trong thời gian qua thì chi nhánh luôn được đề cử là chi nhánh có thành tích tốt nhất trong hệ thống chi nhánh Maritime bank trên cả nước. Phát huy điều đó thì trong thời gian tới chi nhánh cam kết sẽ phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng, phấn đấu vì sự phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thái Thịnh

Từ phân tích và dự báo những yếu tố thuận lợi cũng như bất lợi của công tác huy động vốn tại chi nhánh, ban lãnh đạo đã đề ra một số định hướng cơ bản sau:

- Một là, phấn đấu thực hiện huy động vốn tăng trưởng với tốc độ bình quân 40%/năm để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng.

- Hai là, đa dạng hoá hình thức huy động vốn, trong đó có tính đến hình thức phát hành trái phiếu quốc tế vay vốn nước ngoài nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn, có tính khả thi cao.

- Ba là, tiếp tục tăng cường tỷ trọng huy động vốn từ dân cư để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định; tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay.

Chỉ tiêu đề ra được cụ thể hoá trong bảng sau: Bảng 10: Kế hoạch huy động vốn năm 2013

Đơn vị: Tỉ đồng

Chỉ tiêu Nguồn nội tệ Nguồn ngoại tệ

Tổng nguồn 2000 300

Tiền gửi thanh toán 585 50

Tiền gửi có kỳ hạn của TCKT 180 65

Tiển gửi tiết kiệm không kỳ hạn 420 60

Tiền gửi tiết kiệm có ký hạn 650 100

Phát hành giấy tờ có giá 165 25

(Nguồn: Phòng kế hoạch- tài chính Maritime bank Thái Thịnh)

Trong năm tiếp theo, để thực hiện những chỉ tiêu đặt ra ở trên chi nhánh cần tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công tác huy động vốn theo phương hướng:

- Giữ vững và tăng cường thế ổn định của nguồn vốn huy động từ dân cư, đặc biệt là nguồn vốn VND. Đẩy mạnh khai thác, tăng trưởng nguồn vốn theo hướng đa dạng hoá nguồn vốn, cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý, linh hoạt; Tăng tỷ trọng các nguồn vốn có tính ổn định cao nhằm đáp ứng yêu cầu cho vay, đầu tư và thanh toán;

- Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, áp dụng phong phú các chính sách khuyến mại, tuyên truyền quảng cáo để thu hút tiền gửi;

- Thành lập thêm các điểm giao dịch, kết hợp giữa công tác huy động,

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thái thịnh (Trang 65 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w