Uy tín của ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thái thịnh (Trang 36 - 101)

Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, uy tín là điều tối quan trọng, quyết định đến 50% sự thành công trong hoạt động. Một Ngân hàng lớn, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong các hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng như phát hành giấy tờ có giá....Uy tín của ngân hàng chính là vị trí, hình ảnh tôt đẹp của ngân hàng trong lòng khách hàng. Để có được niềm tin và uy tín đối với khách hàng (cả mới và cũ) thì các ngân hàng đều phải trải qua một thời gian gây dựng hoạt động mới có được. Uy tín của ngân hàng biểu hiện qua các sản phẩm hấp dẫn, chất lượng phục vụ tốt, hoạt động kinh doanh hàng năm có lợi nhuận cao, mối liên hệ với các tổ chức tài chính khác rộng…Một ngân hàng có uy tín trên thị trường dễ tạo được niềm tin và sự yêu thích của khách hàng, dễ lôi kéo khách hàng hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH THÁI

THỊNH. 2.1

Sơ lược về Ngân hàng Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thái Thịnh 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng vào ngày 12/07/1991. Khi đó, Maritime Bank đã trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ hiện tại ở mức hơn 8.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 115.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005 lên 212 điểm vào giữa năm 2012. Nằm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Maritime Bank Thái Thịnh được hình thành và đi vào hoạt động tại số 110 thái thịnh, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đầu tiên, nó chỉ là chi nhánh cấp hai với 10 người: 1 giao dịch viên, 1 trưởng phòng tín dụng, 1 trưởng phòng dịch vụ khách hàng, 1 nhân viên hành chính.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Thái Thịnh

Trong quá trình hoạt động của mình, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam không ngừng học hỏi sáng tạo tự hoàn thiện từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng để tạo ra hiệu quả cao nhất.

Cùng với những những bước tiến táo bạo trong mô hình hoạt động của NHTM Cổ phần Hàng Hải Việt Nam thì cơ cấu tổ chức các chi nhánh trực thuộc cũng có

những sự thay đổi cơ bản. Dưới đây, ta đi tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Thái Thịnh.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh Maritime Bank Thái Thịnh. 1. Ban giám đốc

Nhiệm vụ của ban giám đốc là điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Đứng đầu là giám đốc, các phó giám đốc giúp việc và hoạt động theo sự phân công của giám đốc theo quy định. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và báo cáo thông tin lên hội sở chính Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

2. Phòng tài chính kế toán

- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp.

- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm).

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính và lập báo cáo.

- Đề xuất tham mưu với ban giám đốc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Đề xuất phân cấp ủy quyền (nếu có) đối với các phòng giao dịch có Bất động sản riêng.

- Kiểm tra định kì đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy định.

- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực số liệu kế toán và các quy định của nhà nước và Maritime Bank.

3. Phòng tổ chức hành chính

- Tổ chức nhân sự: là đơn vị đầu mối, tham mưu, đề xuất, giúp việc cho ban Giám đốc trong việc triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh. Cụ thể:

 Tuyển dụng cán bộ, điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ.

 Đánh giá, đào tạo đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

 Thực hiện thi đua khen thưởng.

 Quản lý lao động; quản lý tiền lương.

 Thực hiên công tác kỉ luật tại chi nhánh.

 Phát triển mạng lưới ...

- Nhiệm vụ văn phòng:

 Thực hiện công tác quản lí hành chính văn phòng theo quy định.

 Là đầu mối thực hiện công tác quản trị tại chi nhánh. 4. Trung tâm khách hàng cá nhân

Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng chi nhánh thực hiện việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các đối tượng khách hàng cá nhân thông qua các nhóm bán hàng trực tiếp.

Đứng đầu bộ phận là trưởng phòng khách hàng cá nhân, xây

dựng thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, tư vấn, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng cá nhân.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh được giao đối với lĩnh vực Khách hàng Cá nhân, gồm: Tín dụng, Huy động vốn, Sản phẩm bảohiểm, Thẻ, Ngân hàng điện tử;

- Tổ chức và quản lý đội ngũ phát triển kinh doanh và bán hàng đối với sản phẩm Khách hàng cá nhân;

- Thiết lập và phát triển các kênh phân phối; xây dựng, phát triển và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng;

- Tổ chức (và trực tiếp thực hiện) việc phát triển, duy trì quan hệ với khách hàng cá nhân cho cán bộ thuộc quyền quản lý.

- Các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh và Giám đốc Khối Ngân hàng Cá Nhân.

Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân với nhiệm vụ:

- Phát triển mạng lưới khách hàng, xác định và tìm kiếm đối tượng khách hàng mục tiêu có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng khách hàng cá nhân.

- Tư vấn, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ nhằm duy trì, thuyết phục khách hàng hiện đang quản lý và khách hàng tiềm năng.

- Thực hiện các công việc liên quan tới hoạt động thẻ ATM. Các trách nhiệm khác theo sự phân công, điều động của lãnh đạo đơn vị.

5. Trung tâm khách hàng doanh nghiệp:

Là đơn vị thực hiện việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các loại hình khách hàng doanh nghiệp. Nhiệm vụ chung của phòng khách hàng doanh nghiệp:

- Tìm kiếm mới các khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ.

- Quản lý và tối đa hóa doanh thu từ các mối quan hệ khách hàng hiện tại.

- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực hoạt động.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo ngắn về ngành nghề với khách hàng vừa và nhỏ.

Phòng tín dụng doanh nghiệp: Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp theo quy định NHNN và Maritime Bank.

Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Duy trì khách hàng hiện hữu và phát triển khách hàng mới, bán các sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, bán chéo các sản phẩm khách hàng cá nhân, hướng dẫn và tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm khách hàng doanh nghiệp, thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp trong phạm vi được phân công, tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng thanh toán quốc tế

Trưởng phòng có nhiệm vụ: Xây dựng, thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh; duy trì quan hệ khách hàng hiện hữu đồng thời phát triển khách hàng mới; đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ và quản lý nhân viên. Giám sát công việc của nhân viên hỗ trợ tín dụng, đảm bảo những giấy tờ yêu cầu khách hàng đúng thời gian.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Thái Thịnh (từ năm 2010-2012)

Những năm qua, được sự hỗ trợ quan tâm của hội sở chính số vốn đầu tư cho các hoạt động đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư vào khoa học, công nghệ thông tin, đầu tư cho việc phát triển nhân lực và marketing liên tục tăng nhanh đặc biệt từ năm 2010 đến năm 2012, đã đóng góp to lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Thái Thịnh. Chi nhánh đã không ngừng phát triển về quy mô hoạt động và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.

Bảng2.1: So sánh tăng trưởng lợi nhuận của Maritime Bank Thái Thịnh qua các năm (từ năm 2010 – năm 2012):

(Đơn vị: VND)

Các chỉ tiêu NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

Tổng lợi nhuận

trước thuế (VND) 5,296,544,609 12,181,380,889 28,465,615,613 45,966,410,658 Tăng trưởng lợi

nhuận so với năm trước (%)

--- 129.99% 133.68% 61.48%

Từ năm 2010 đến năm 2012 lợi nhuận của chi nhánh liên tục tăng, lợi nhuận của năm 2010, 2011 đều tăng hơn gấp đôi so với năm trước; còn khi kết thúc năm 2012 theo thống kê lợi nhuận trước thuế so với năm 2011 tuy có tăng chậm hơn hai năm trước nhưng vẫn đạt con số khá khả quan là gần 46 tỷ đồng.

 Huy động vốn

Hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM-đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Cụ thể tình hình huy động vốn của Chi nhánh được thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Maritime Bank Thái Thịnh

( Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank Thái Thịnh )

Dựa vào kết quả trên ta thấy năm 2011 tốc độ huy động vốn tăng gần gấp đôi so với năm 2010 đạt tổng nguồn vốn huy động là 1185.6 tỷ đồng. Sang đến năm 2012 tình hình huy động vồn của hầu hết các ngân hàng đều gặp khó khăn, không nằm ngoài tình hình chung chi nhánh đạt mức huy động là 1605.1 tỷ đồng tăng 35% so với năm ngoái. Tuy tốc độ tăng không bằng năm 2011 nhưng con số tăng 35% cũng rất đáng khả quan so với toàn thị trường. Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%)

Tổng nguồn vốn huy động 597.4 1185.6 1605.1

Theo thời gian

1. Không kỳ hạn,

tiền gửi thanh toán 205 34.3% 459.1 38.1% 812.8 50.7% 2. Kỳ hạn ngắn (dưới 1 năm) 189.2 31.7% 523.1 44.2% 621.2 38.7% 3. Kỳ hạn dài ( từ 1 năm trở lên) 203.2 34% 203.4 17.7% 154.1 10.6% Theo nguồn huy động 1. Khách hàng cá nhân 265.1 44.4% 445.3 37.6% 675.9 42.1% 2. Khác hàng doanh nghiệp 320.1 53.6% 592.1 49.9% 770.2 48.0% 3. Nguồn huy động khác 12.2 2.0% 148.2 12.5% 159 9.9%

hình huy động vốn của Maritime Bank Thái Thịnh thì ta sẽ nghiên cứu ở mục 2.2 dưới đây.

 Hoạt động tín dụng: cũng là một trong những điểm sáng của chi nhánh Maritime Bank Thái Thịnh.

Tính đến 31/12/2012, tổng dư nợ của Maritime Bank Thái Thịnh đạt 873.8 tỷ đồng bằng 120% so với năm 2011 đạt 109% kế hoạch năm. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng dư nợ tín dụng thì có vẻ giảm nhiệt so với năm 2011 với mức tăng 91%, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh khi mà cũng năm 2011 tốc độ tăng trưởng vốn huy động cũng tăng trưởng xấp xỉ gấp đôi so với năm 2010. Một lý do có thể được nhắc đến là năm 2011, chi nhánh mở rộng qui mô hoạt động bên cạnh đó Chính phủ có gói hỗ trợ lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp, do đó dư nợ tín dụng của bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ vay thời hạn dài hơn 1 năm tăng một cách đột biến so với năm 2010.

Bảng 2.3: So sánh các chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng từ năm 2010-2012

( Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Số tiền /so với2010 Số tiền /so với2011

TỔNG DƯ NỢ TÍN

DỤNG 379.2 725.8 191% 873.8 120%

Cho vay ngắn hạn 256.9 335.6 131% 622.4 185%

Cho vay trung-dài hạn 122.3 390.2 319% 251.4 64%

Nợ xấu 7.81 10.81 138% 6.12 57%

Nợ xấu/ Tổng dư nợ 2.06% 1.49% 0.70%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Maritime Bank Thái Thịnh )

Dư nợ qua các năm tăng nên tổng doanh thu từ lãi vay cũng tăng cao trong những năm qua chiếm khoảng 58% tổng doanh thu từ lãi. Trong đó, tín dụng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ đạo, chiếm 87% tổng dư nợ tín dụng, đạt mức dư nợ cuối năm 759.5 tỷ, tăng 107% so với đầu năm. Tín dụng cá nhân đạt mức dư nợ cuối năm 114.3 tỷ đồng. Mặc dù chỉ chiếm 13%, mảng tín dụng cá nhân cũng đã có những bước tiến đáng kể trong việc chuyên nghiệp hóa với sự ra đời các bộ sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu vay vốn của nhiều đối tượng khách hàng, góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ.

Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng vẫn luôn được đảm bảo. Tỉ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ giảm qua các năm. Năm 2012 nợ xấu từ nhóm 3-5 chỉ chiếm 0,7% trên tổng dư nợ. Đây là kết quả của việc chi nhánh đã tập trung chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng,tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng.

 Hoạt động khác:

Bên cạnh nguồn lợi nhuận lớn nhất là từ các nghiệp vụ tín dụng thì Maritime Bank Đống Đa cũng có nhiều nguồn tạo thu nhập khác như: các dịch vụ tài khoản, chuyển tiền. dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tài trợ thương mại…thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và các hoạt động khác.

Bảng2.4: Kết quả các hoạt động kinh doanh khác Maritime Bank Thái Thịnh từ năm 2010-2012

(nguồn số liệu: phòng kế toán tài chính Maritime Bank Thái Thịnh)

Trong năm 2012 ngoài việc duy trì và “giữ chân” khách hàng truyền thống, chi nhánh còn đẩy mạnh công tác phát triển thêm nhiều khách hàng. So với thời điểm cuối năm 2011, toàn chi nhánh có thêm 890 tài khoản mới ,trong đó KHDN tăng thêm 60% so với cùng kỳ năm trước và KHCN tăng thêm 45,2%, số lượng thẻ thanh toán tăng thêm gấp đôi vượt xa kế hoạch.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh của Maritime Bank Thái Thịnh ngày càng tăng trưởng mạnh, lợi nhuận hàng năm luôn dương, tình hình nguồn vốn cũng như

dư nợ tín dụng luôn ở mức khả quan,hơn nữa tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Chính vì lẽ đó, Maritime Bank Thái Thịnh luôn đạt và vượt chỉ tiêu mà Ngân hàng “mẹ” đề ra mỗi năm, tạo được niềm tin và sự yêu mến của khách hàng.

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chinhánh Thái Thịnh nhánh Thái Thịnh

2.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội và chiến lược huy động vốn của chi nhánh Maritime bank Thái Thịnh.

Trước tiên cần phải khẳng định rằng huy động vốn là công tác rất nhạy cảm, nó chịu tác động từ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, là hàm thử biểu đo sức mạnh và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn nền kinh tế trong năm 2012 đạt 136 tỷ đô la. Theo ADB thì so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay đạt khoảng 5,2%. Trước diễn biến khá phức tạp của tình hình kinh tế, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã chi phối các chính sách tiền tệ, chính sách

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thái thịnh (Trang 36 - 101)