Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải ch

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thái thịnh (Trang 61 - 101)

qua:

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chi phí trả lãi 79.3 115.611 168.5

Tổng nguồn vốn huy động 597.4 1185.6 1605.1

Chi phí trả lãi/ tổng nguồn huy

động 13.27% 9.75% 10.50%

(Đơn vị: tỷ đồng)

Nguyên nhân của sự tăng giảm trong tỷ lệ Chi phí trả lãi / Tổng nguồn huy động là do sự biến động không đều của các thành phần vốn trong tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh và lãi suất trên thị trường thay đổi qua các năm. Điều này phản ánh thực tế: lượng tiền gửi thanh toán ngày càng chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Chi nhánh Thái Thịnh đã tiết kiệm được chi phí trả lãi do lãi suất trả cho tiền gửi thanh toán thấp nhất trong các loại hình huy động vốn. Đây cũng là một dấu hiệu tốt cho hoạt động của chi nhánh.

2.3 Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hảichi nhánh Thái Thịnh. chi nhánh Thái Thịnh.

Bước sang chặng đường mới, ngân hàng đứng trước nhiều cơ hội và cũng có cả những thách thức. Việc đánh giá và nhìn nhận lại những thành tích và những hạn chế trong thời gian vừa qua là một việc làm cần thiết, để ngân hàng có những định hướng đúng đắn cho hoạt động những năm tiếp theo.

2.3.1 Những kết quả đạt được của chi nhánh trong thời gian qua.

Năm 2012, mở đầu là những khó khăn khi thế giới bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh kinh tế toàn cầu bị ngưng trệ giảm sút khá rõ rệt, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất chịu hậu quả nặng nề nhất là ngành tài

chính ngân hàng, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới gặp những khó khăn. Với Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung và chi nhánh Thái Thịnh nói riêng tình hình hoạt động và kết quả hoạt động vẫn hết sức khả quan.

- Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng nhanh và bền vững năm sau cao hơn năm trước. Công tác huy động vốn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2012 chi nhánh đặt mục tiêu huy động 1400 tỷ đồng tuy nhiên thực tế đã đạt được tới 1605.1 tỷ đồng vượt chỉ tiêu 14%.

- Hình thức huy động vốn của Ngân hàng ngày càng đa dạng, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

- Cơ cấu vốn huy động theo mục đích gửi tiền tương đối ổn định và hài hòa, giúp Ngân hàng có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh lâu dài. tạo thuận lợi cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nguồn vốn huy động trung và dài hạn qua các năm cũng đã có sự gia tăng, các hệ số an toàn được đảm bảo (tỷ lệ dư nợ/huy động vốn).

- Lượng vốn huy động bằng ngoại tệ gia tăng nhanh chóng cả về quy mô và tỷ trọng đã đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán cho các doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương

- Khách hàng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ nên số lượng khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh không ngừng tăng lên. Điều này đã một mặt tạo cơ hội tăng số dư, giảm lãi suất đầu vào, mặt khác giúp ngân hàng đa dạng hoá các dịch vụ liên quan đến huy động vốn.

- Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư có tỷ trọng tương đối lớn đã tạo cho ngân hàng một nguồn vốn ổn định cho hoạt động của mình.

- Thông qua việc tăng quy mô nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng giúp ngân hàng giảm được việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí cao như nguồn vốn đi vay của các tổ chức tín dụng khác.

Quận Đống Đa là quận nội thành lớn của Hà Nội với đặc điểm là tập trung nhiều các khu dân cư và trụ sở doanh nghiệp. Theo ước tính có khoảng hơn 50 ngân

hàng hoạt động trên địa bàn. Sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt tuy nhiên thị phần của chi nhánh Maritime Bank Thái Thịnh vẫn hết sức khả quan .

Những kết quả đáng khích lệ trên không phải tự nhiên mà có. Đó là thành quả cho sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cả tập thể Maritime Bank Thái Thịnh. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn chi nhánh luôn quan tâm sát sao tới hoạt động huy động vốn, coi đó là tiền đề cơ sở cho ngân hàng triển khai các loại hình dịch vụ mới hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Thời gian vừa qua, chi nhánh đã luôn tìm được cho mình một hướng đi đúng đắn cũng như tìm ra các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh doanh trên địa bàn, tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn khác nhau nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Chi nhánh Thái Thịnh đưa ra những chính sách phục vụ khách hàng nhằm giữ khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới. Đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng luôn tích cực tìm tòi nghiên cứu thị trường đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới đến với người dân như: Tiết kiệm tích luỹ bảo an tiết kiệm có kì hạn; tiết kiệm bậc thang; tiết kiệm An Lộc; tiết kiệm rút gốc linh hoạt... Vì thế mà các hình thức huy động vốn của Ngân hàng ngày càng đa dạng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của dân chúng.

Bên cạnh đó chi nhánh đã chủ động mở rộng mạng lưới huy động tiền gửi tích cực thu hút vận động khách hàng nên đã tạo điều kiện tăng trưởng nguồn vốn nhất là nguồn tiền gửi của khu vực dân cư. Mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch được trang bị hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.

Mặt khác quy trình nghiệp vụ ngày càng được hoàn thiện đổi mới nhằm làm giảm thời gian giao dịch của khách hàng và tăng khối lượng huy động vốn trong thời gian làm việc của ngân hàng. Đặc biệt đối với các quầy giao dịch với khách hàng nhân viên ngân hàng luôn có thái độ nhiệt tình hướng dẫn cũng như trả lời khách hàng. Điều đó đã gây được thiện cảm đối với khách hàng tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn của ngân hàng.

Và điều quan trọng là sự đoàn kết thống nhất trong ban lãnh đạo sự đồng tâm nhất trí hăng say lao động của tuyệt đại đa số cán bộ công nhân viên tuổi đời còn tương đối trẻ có trình độ nghiệp vụ vững chắc nhiệt tình công tác có khả năng nhanh chóng tiếp cận các ứng dụng hiện đại nhất trong lĩnh vực ngân hàng tiền tệ cùng kỷ cương điều hành kinh doanh ngày càng khoa học và thống nhất đã tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động huy động vốn của ngân hàng nói riêng.

2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại Maritime Bank Thái Thịnh

Trong số những đơn vị thành viên của Maritime Bank thì chi nhánh Thái Thịnh luôn là lá cờ đầu về huy động vốn. Nguồn vốn ngân hàng huy động được không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mà còn được điều chuyển về hội sở chính góp phần điều hoà vốn trong hệ thống. Chi nhánh Thái thịnh đã được khách hàng biết đến như một địa chỉ đáng tin cậy để gửi tiền và sử dụng các dịch vụ ngân hàng phong phú đa dạng.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình chi nhánh cũng gặp không ít những khó khăn và vẫn còn một số hạn chế nhất định.

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tuy khá cao nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh hiện có của chi nhánh.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động chưa thực sự hợp lý về cấu trúc kì hạn và đối tượng huy động. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và tập trung vào một số khách hàng lớn nên tính ổn định và bền vững chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn tiền huy động qua kênh ngoại tệ vẫn hết sức bấp bênh khó kiểm soát.

- Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn đang giảm dần trong khi nhu cầu sử dụng vốn trung – dài hạn của các thành phần kinh tế ngày càng cao, gây khó khắn cho ngân hàng trong việc cho vay thời hạn dài. Trong khi đó,

nguồn vốn ngắn hạn mang tính ổn định thấp lại tăng nhanh chóng cả về tỷ trọng lẫn quy mô tuyệt đối.

- Hoạt động tiếp thị sản phẩm huy động vốn của chi nhánh còn chưa được quan tâm thực hiện. Mỗi một đợt huy động vốn được triển khai thì chủ yếu lượng khách hàng cũ, truyền thống của chi nhánh tham gia phần lớn, nhiều khách hàng mới, tiềm năng không hề biết đến. Các hình thức thưởng, quà tặng, chương trình khuyến mại chưa tạo được hiệu quả như mong muốn, nhiều khi còn trùng lặp với những ngân hàng khác nên chưa tạo ưu thế áp đảo trong cạnh tranh.

Các lọai dịch vụ chưa phong phú, còn đơn điệu, phần lớn các hình thức là truyền thống. Ngoài những sản phẩm huy động vốn của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, chi nhánh chưa phát triển được sản phẩm riêng biệt nào. Thực ra để phát triển một sản phẩm riêng thì phải có sự đồng ý và có kế hoạch của Hội sở chính nên điều này khó thực hiện ngay. Tuy nhiên chi nhánh cũng nên chủ động đề xuất với hội sở lập kế hoạch phát triển sản phẩm huy động vốn mới để góp phần tăng cường thu hút vốn trên địa bàn.

2.3.3 Nguyên nhân

A. Nguyên nhân khách quan:

Bức tranh nền kinh tế thế giới những năm gần đây mang một màu sắc vô cùng ảm đạm. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến sự suy thoái của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi đó, tại Việt Nam, giá cả các mặt hàng liên tục leo thang với tốc độ chóng mặt, chỉ số lạm phát (NHNN công bố) ở mức hai con số đã gây tâm lý tiêu cực cho người dân, tác động lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng vì dân chúng có xu hướng chuyển tích luỹ VND sang ngoại tệ, vàng hoặc đầu tư bất động sản.

- Hội nhập kinh tế quốc tế với những chính sách tự do hoá thương mại, chính phủ phải mở cửa các hoạt động trong nền kinh tế, dẫn tới các ngân hàng thương mại trong nước đứng trước cuộc cạnh tranh hết sức gay go

với các Ngân hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính và có lượng vốn dồi dào.

- Vấn đề tỷ giá tác động trực tiếp, gián tiếp đến công tác huy động vốn. Các doanh nghiệp có trao đổi ngoại thương là khách hàng lớn, tiềm năng của Maritime Bank, mà tỷ giá có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh luồng vốn hay kết quả doanh thu lợi nhuận của họ. Một cách trực tiếp hơn là người dân luôn coi ngoại tệ mạnh là tài sản an toàn, sự biến động tỷ giá sẽ tác động đến hành vi gửi rút tiền của họ. Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2012 là khá phức tạp, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao, có thời điểm chênh lệch lên tới 10%. Những bất ổn cung cầu trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động huy động vốn.

Nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà đã thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) nhảy vọt chóng mặt. Thanh khoản căng, khiến lãi suất căng theo.Và khi những ngả đường tiếp cận với nguồn vốn bị chặn, đã dồn ép ngân hàng thương mại phải huy động VND bằng mọi giá kể cả việc nâng lãi suất không kỳ hạn từ chỗ chỉ 2% - 3%/năm, thì nay, huy động tới 9% - 11%/năm để giành vốn của nhau.

Trong tình cảnh đó thì một loại sản phẩm khác là “tiền gửi có kỳ hạn” nhưng được “rút gốc linh hoạt” và “được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi” hay “tiết kiệm lãi suất thả nổi” bung ra như nấm, đang làm thị trường méo mó và phức tạp thêm. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của dòng sản phẩm “tiền gửi kỳ hạn cho phép rút trước hạn nhưng vẫn được hưởng lãi suất theo thời gian thực nhận” như nói trên đã biến một bộ phận không nhỏ “tiền gửi kỳ hạn” thành “tiền gửi không kỳ hạn”.

Nhìn chung cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động giữa các ngân hàng lợi “bất cập hại”, nó đã làm méo mó thị trường, không những làm tăng chi phí huy động vốn mà còn vô hình chung tạo tâm lý “chờ đợi”, “nghe ngóng” làm cho lực lượng khách hàng luôn có xu hướng gửi rút bất kỳ lúc nào, khó kiểm soát , tăng nguy cơ mất

thanh khoản và đe dọa an toàn hệ thống, gây xáo trộn lớn về lượng tiền huy động của ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động, kinh doanh.

Mức tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng ở TPHCM và Hà Nội giảm sút mạnh so với thời kỳ trước khi thị trường chứng khoán bùng nổ. Cơn sốt chứng khoán đang tạo ra sự luân chuyển vốn rất lớn trên thị trường tài chính, trong đó một phần vốn gửi tiết kiệm ngân hàng (NH) của dân cư đang được rút ra để đầu tư vào chứng khoán khiến việc huy động vốn của các NH gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các TP lớn. Bên cạnh đó, cá nhân và doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi hiện nay lại có rất nhiều kênh đầu tư để lựa chọn. Qua một số kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng:

- Đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

- Đầu tư vào giấy tờ có giá của kho bạc và ngân sách địa phương.

- Đấu giá quyền sử dụng đất ở các địa phương năm qua cũng thu hút một lượng tìên rất lớn từ người dân và doanh nghiệp, riêng Hà nội sau khi mở rộng địa giới hành chính chiếm 50% toàn quốc.

- Thị trường vàng và ngoại tệ hấp dẫn khi nền kinh tế nhiều bất ổn và đồng Việt Nam có xu hướng mất giá.

- Các loại hình bảo hiểm phát triển.

Thủ đô Hà Nội tập trung nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Đặc biệt, trên địa bàn hà nội hiện nay, ngoài ngân hàng Maritime Bank Thái Thịnh còn có các ngân hàng thương mại lớn như ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) và rất nhiều các ngân hàng cổ phần cũng như các ngân hàng liên doanh khác như VPBank, VIBank, INDOVINA bank, Sacombank,Techcombank,... Việc mở phạm vi hoạt động của các Ngân hàng này làm cho tăng giảm thị phần Maritime Bank trong địa bàn.

Vị trí địa lý đẹp nhưng chi phí thuê tương đối cao vì là nơi tập trung khá đông đúc mật độ dân cư, sầm uất những hoạt động kinh tế nên đoạn đường trước cửa chi nhánh thường xuyên xảy ra hiện tượng tắc đường trong giờ cao điểm gây khó khăn cho khách hàng thực hiện giao dịch ngân hàng.

B. Nguyên nhân chủ quan:

Mặc dù đã có sự đổi mới trong qui trình giao dịch nhưng thủ tục giấy tờ vẫn còn rườm rà. Cụ thể khi khách hàng muốn gửi tiền tiết kiệm thì phải viết giấy gửi tiền có CMND kèm theo viết bảng kê nộp tiền và nộp tiền tại quỹ và sau một loạt các thủ tục khác do kế toán tiến hành thì sổ tiết kiệm mới đến tay khách hàng… Điều này làm mất nhiều thời gian của khách hàng gây tâm lý không thoải mái làm cho khách hàng ngại đến ngân hàng giao dịch từ đó làm giảm hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng. Máy photo, fax được bố trí văn phòng tầng 7 gây khó

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh thái thịnh (Trang 61 - 101)