3.1.1.1. Vị trí địa lý huyện Võ Nhai
Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 37 km về phía Đông - Bắc theo quốc lộ 1B.
Toạ độ địa lý: 105o45’ - 106o17’ Kinh độ Đông. 21o36’ - 21o56’ Vĩ độ Bắc
Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương
Phía Nam giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) Phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn)
Vị trí địa lý của huyện được thể hiện rõ thông qua bản đồ 01. Bản đồ địa lý của huyện Võ Nhai.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình huyện Võ Nhai
Đặc điểm địa hình của huyện Võ Nhai khá phức tạp, phần lớn diện tích của huyện là vùng núi dốc và vùng núi đá vôi (chiếm trên 92%), những vùng có địa hình bằng phẳng tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ và tập trung chủ yếu ở các xã La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, thị trấn Đình Cả và Tràng Xá. Với địa hình nhiều đặc điểm phức tạp sẽ cho phép pháp triển một nền nông, lâm nghiệp đa dạng và phong phú nhưng đây cũng là những điều kiện bất lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông, thuỷ lợi và sự giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện.
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của huyện Võ Nhai có thể chia thành 3 tiểu vùng như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(1) Tiểu vùng 1-Núi đá cao: Bao gồm 6 xã ở khu vực miền núi phía
Nam của huyện, gồm các xã: Cúc Đường, Thần Sa, Thượng Nung, Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc. Địa hình đặc trưng của vùng này là núi đá vôi cao có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh. Mạng lưới sông, suối, khe, lạch nước phân tán theo các khe núi có lượng nước hạn chế. Tiểu vùng này có điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đây là tiểu vùng có nhiều thuận lợi về tài nguyên, khoáng sản của huyện nhưng cũng là vùng có mức sống bình quân thấp nhất huyện.
Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(2) Tiểu vùng 2 - Thung lũng: Đây là dải thung lũng chạy dọc theo
quốc lộ 1B. Tiểu vùng này bao gồm 4 xã La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng và thị trấn Đình Cả. Đặc điểm địa hình của vùng này tương đối bằng phẳng nằm kẹp giữa hai dãy núi cao. Đây là vùng sản xuất lúa, cây công nghiệp trọng điểm và trồng cây ăn quả đặc sản của huyện. trong tiểu vùng có thị trấn Đình Cả là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị - xã hội của cả huyện.
(3) Tiểu vùng 3 - Núi thấp: Bao gồm 5 xã còn lại như Tràng Xá, Dân
Tiến, Liên Minh, Bình Long và Phương Giao. Đặc điểm địa hình của vùng này là đồi núi đất thấp có độ dốc không lớn. trong tiểu vùng mạng lưới sông, suối, khe, lạch, ao, hồ phân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồi dào, đất đai tốt. Đây là vùng sinh thái nông nghiệp, có tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.
3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu của vùng mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm là 22,40
C, nhiệt độ trong năm của huyện rất phức tạp, các tháng 6,7,8 là các tháng nóng, các tháng 11,12 và tháng 1 năm sau có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài gây ảnh hưởng tới việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mà khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân 1.941,5 mm/năm (thấp hơn so với các vùng khác của tỉnh Thái Nguyên 2.050 - 2500 mm/năm), lượng mưa phân bố không đều, tap trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa 1.765 mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại rất lớn (tháng 1 có lượng bốc hơi lớn nhất tới 100 mm). Do vậy đã dẫn đến hiện tượng sói mòn, rửa trôi, lũ lụt vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô gây ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.1.4. Tài nguyên đất đai của huyện Võ Nhai
Trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện thì chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp với 61.758,1 ha chiếm 73,56% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ với 11.473,09 ha (13,67%). Ngoài ra, huyện còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng với 7.808,1 ha, chiếm 9,3% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng này lại chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây, ít có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân.
Kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/50.000 của huyện do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng, toàn huyện có 4 nhóm đất chính:
- Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,16% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. - Đất đen: 935,5 ha chiếm 1,11% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. - Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 76,13% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, phân bố ở các thung lũng trên địa bàn tất cả các xã trong huyện.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Võ Nhai
Số
TT Hạng mục Số liệu từng năm (Ha) So sánh (%)
2009 2010 2011 10/09 11/10 DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 84010,4 83950,2 83918,2 99,93 99,96 1 Đất Nông nghiệp 9366,9 11473,1 11220,2 122,49 97,80 1.1 Đất cây hàng năm 7803,1 8994,6 8582,2 115,27 95,41 a Đất trồng lúa 3326,2 3901,4 3963,9 117,29 101,60 b Đất cỏ chăn nuôi 43,8 31,7 3,9 72,33 12,20 c Đất cây hàng năm khác 4433,0 5061,5 4614,3 114,18 91,17
1.2 Đất cây lâu năm 1563,8 2478,5 2638,1 158,49 106,44
2 Đất Lâm nghiệp(*) 52212,7 53472,9 54672,7 102,41 102,24 a Rừng tự nhiên 45397,8 45397,8 45397,8 100,00 100,00 b Rừng trồng 6814,9 8074,9 9274,9 118,49 114,86 3 Đất ở 619,5 645,6 843,0 117,21 68,74 a Đất ở nông thôn 577,2 609,1 805,4 104,20 130,58 b Đất ở thành thị 42,3 36,5 37,6 105,52 132,23 4 Đất chuyên dùng 707,2 2036,5 2184,2 287,97 107,25 5 Đất chƣa sử dụng 14413,2 7808,1 7467,3 54,17 95,64 a Đất bằng chưa sử dụng 195,9 208,9 265,7 106,64 127,19
b Đồi núi chưa sử dụng 8886,6 2055,9 1842,9 23,14 89,64
c Núi đá không có rừng 5330,8 5543,8 5358,8 104,00 96,66
(*)
Diện tích đất có rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đất đỏ: 3.770,8 ha chiếm 4,49% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. - Các loại đất khác: 13.570,44 ha chiếm 16,16% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.
Nhìn chung đất thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất có phản ứng chua, đến rất chua (PH = 4,0 - 4,5), nghèo các chất dinh dưỡng dễn tiêu, Cation kiềm trao đổi, độ no Bagơ và dung dịch hấp thụ thấp. Đất bị rửa trôi xói mòn mạnh làm phân dị phẫu diện đất theo thành phần cơ giới: Phần trên phẫu diện đất có phong hoá bị sét nghèo và Sesquioxit. Hiện tượng này đặc biệt rõ ở nhóm đất xám.
Diện tích đất có tầng canh tác dày chỉ chiếm 8,3%, tầng canh tác dày trung bình 35,5% và tầng mỏng chiếm 50% diện tích tự nhiên của huyện.
Về độ dốc của đất, độ dốc từ 0o-8o chiếm 6%; từ 8o-15o chiếm 13%; từ 15o-25o chiếm 32,8%; độ dốc lớn hơn 25o chiếm 41,22% diện tích đất của huyện. Về độ cao: đất bằng chiếm 6%; đất đồi và đất thấp (25 - 200 m) chiếm 31%; đất núi ở độ cao trên 200 m chiếm 60% diện tích đất tự nhiên của huyện. Tóm lại, quỹ đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thực tế rất ít, phần lớn diện tích đất chỉ có thể phục vụ mục đích lâm nghiệp. Việc sử dụng và cải tạo đất phải được đặt ra và giải quyết trong chiến lược phát triển lâu bền.
3.1.1.5 Tài nguyên nước và khoáng sản
Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống và sản xuất của con người. Đối với địa bàn huyện Võ Nhai hiện nay có 2 hệ thống sông nhánh trực thộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, được phân bố đều ở hai vùng phía Nam và phía Bắc của huyện.
- Sông Nghinh Tường: Là sông lớn nhất chảy qua phía Bắc huyện, là nhánh của sông Cầu, bắt nguồn từ dãy vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy qua các xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa và đổ vào sông Cầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Sông Dong: Phân bổ ở phía Nam của huyện, là nhánh sông của sông Thương bắt nguồn từ xã Phú Thượng chay qua thị trấn Đình Cả, xã Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long và chẩy vào tỉnh Bắc Giang.
Ngoài ra trên địa bàn huyện có khá nhiều hồ, đầm lớn nhỏ khác nhau, ngồn nước ngầm cũng tương đối phong phú, chất lượng nước phần lớn là nước ngọt, mềm, chưa bị ô nhiễm là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, mực nước mặt hạ thấp vào mùa khô và hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu của huyện còn nhiều hạn chế nên tuy có nguồn nước khá phong phú nhưng vẫn dẫn đến tình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong vụ Đông - Xuân.
- Tài nguyên khoáng sản
Võ Nhai nằm trong tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Do vậy Võ Nhai có nguồn tài nguyên khá phong phú về chủng loại và trữ lượng.
- Kim loại màu:
+ Chì, Kẽm: được tìm thấy ở vùng Thần Sa, quy mô nhỏ, các mỏ quặng không được tập trung.
+ Vàng: Có ở khu vực Thần Sa, chủ yếu là vàng sa khoáng, với hàm lượng thấp.
- Khoáng sản phi kim loại: Phốtphorít ở La Hiên trữ lượng được đánh giá vào loại khá, dự kiến có khoảng 60.000 tấn.
- Toàn huyện có nhiều dải núi đá vôi kéo dài và có nguồn đất sét với trữ lượng lớn, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
Tuy nguồn khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng đến nay huyện Võ Nhai khai thác vẫn chưa đáng kể, tài nguyên khoáng sản vẫn nằm ở dạng tiềm năm là chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ:
Trong những năm gần đây việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển tích cực, tạo điều kiện cơ bản cho tăng trưởng kinh tế của huyện trong thời gian tới. Huyện đã quy hoạch được khu công nghiệp nhỏ Trúc Mai và đề ra nhiều giải pháp nhằm phát triển các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 54 nhà máy, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động. Trên địa bàn huyện có một số doanh nghiệp lớn như: Nhà máy xi măng La Hiên, Công ty cổ phần sản xuất gang Hoa Trung … và khu công nghiệp nhỏ Trúc Mai đã đi vào hoạt động, thu hút vốn đầu tư của một số Doanh nghiệp. Năm 2010 tổng giá trị sản xuất của ngành đạt 471,1 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994)