Đặc điểm phân bố sản xuất nông lâm nghiệp trong các vùng kinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 67 - 69)

sinh thái

Dựa vào đặc điểm địa hình để chia ra 3 vùng kinh tế sinh thái của huyện Võ Nhai: 1. Vùng núi cao có 6 xã; 2. Vùng giữa có 4 xã và 3. Vùng núi thấp có 5 xã. Theo số liệu thống kê của huyện cho thấy có sự khác nhau về cơ cấu diện tích các loại đất; Số lượng diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng và số lượng và năng suất các con nuôi.

Bảng 3.11. Cơ cấu diện tích các loại đất trong 3 vùng kinh tế sinh thái của huyện Võ Nhai

Số

TT Hạng mục Tổng DT Đất Nông nghiệp Đất lâm

nghiệp DT nuôi Thuỷ sản Đất ở Đất chuyên dùng Đất chƣa sử dụng A Diện tích (Ha) 1 Vùng 1 43786,5 3070,0 37697,1 28,1 114,0 694,5 2182,9 2 Vùng 2 14006,4 2582,3 7607,5 77,6 232,8 590,9 2915,3 3 Vùng 1 26157,4 6049,0 16454,5 122,2 298,7 721,2 2709,9 CỘNG 83950,3 11701,3 61759,1 227,9 645.5 2006,6 7808,1 B Tỉ lệ (%) 1 Vùng 1 52.2 26.2 61.0 12.3 17.7 34.6 28.0 2 Vùng 2 16.7 22.1 12.3 34.0 36.1 29.4 37.3 3 Vùng 3 31.2 51.7 26.6 53.6 46.3 35.9 34.7 CỘNG 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Võ Nhai)

Qua biểu này cho thấy vùng 1 (Núi cao) chiếm hơn hơn nửa diện tích tự nhiên nhưng đất SXNN chỉ chiếm 0,25 diện tích đất nông nghiệp và 61 % diện tích đất lâm nghiêp toàn huyện, thế mạnh của vùng 1 là phát triển lâm nghiệp. Vùng 2 (Vùng giữa) bằng 1/6 diện tích tự nhiên nhưng chiến 22,1 % diện tích đất nông nghiệp và 34,0 diện tích nuôi thủy sản, đất lâm nghiệp chỉ chiếm 12,3 % , như vậy vùng giữa chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; Vùng 3 (Núi thấp) chiếm gần 1/3 diện tích tự nhiên nhưng tập trung hơn 1/2 diện tích đất nông nghiệp và diện tích ao nuôi thả cá nhưng chí chiếm hơn 1/4 (26,6%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

diện tích lâm nghiệp. Kinh tế của vùng 3 cũng đang tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Số lượng diện tích đất chưa sử dụng của 3 vùng tương đương nhau, chứng tỏ tỉ lệ diện tích đất chưa sử dụng so với diện tích tự nhiên của vùng 2 và vùng 3 cao hơn vùng 1, tiềm năng khai thác và mở rộng diện tích nông nghiệp cao nhất vùng giữa rồi đến vùng 3 và vùng 1.

Xem xét cơ cấu diện tích sản xuất một số cây trồng chính tại các vùng cho thấy: Vùng 2 có diện tích và năng suất lúa ruộng chiếm tỉ lệ cao nhất (33,5%) so với toàn huyện. Năng suất lúa bình quân của vùng này cũng cao nhất (50,6%) do hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp ở vùng này được đầu tư tốt hơn, trình độ dân trí khá và mức độ thâm canh cũng cao hơn.

Bảng 3.12. Diện tích, năng suất và sản lƣợng một số cây trồng ở từng vùng

TT Hạng mục 2005 2008 2009 2010 2011 I DT lúa (Ha) 1.1 Vùng 1 957,0 966,5 1034,0 1009,0 1069,2 1.2 Vùng 2 1553,0 1449,1 1587,3 1550,0 1628,5 1.3 Vùng 3 2007,9 1939,3 2002,0 2071,0 2162,2 1.4 CỘNG 4517,9 4354,9 4623,3 4630,0 4859,9

2 NS lúa b/quân (Tạ/ha)

2.1 Vùng 1 38,9 43,3 44,4 43,1 48,6

2.2 Vùng 2 44,9 49,3 47,8 43,5 50,6

2.3 Vùng 3 41,4 45,5 45,2 43,1 49,1

2.4 NS lúa b/q toàn huyện 41,7 46,1 45,8 43,2 49,5

3 Sản lƣợng thóc (Tấn) 3.1 Vùng 1 3726,9 4186,9 4594 4350 5200 3.2 Vùng 2 6969,2 7147,9 7593 6738 8244 3.3 Vùng 3 8311,1 8831,2 9048 8930 10619 3.4 CỘNG 19007,2 20166,0 21235,0 20018,0 24063,0 4 Sản lƣợng ngô (Tấn) 4.1 Vùng 1 2261,6 3192,7 3119 2972 4631 4.2 Vùng 2 2923,9 1023,2 4235 3805 4778 4.3 Vùng 3 6224,7 14548,7 15377 15368 17908 4.4 CỘNG 11410,2 18764,6 22731,0 22145,0 27317,0 5 Diện tích chè (Ha) 5.1 Vùng 1 43 67 67 75 83 5.2 Vùng 2 81 108 108 119 147 5.3 Vùng 3 238 372 395 432 476 5.4 CỘNG 362,0 547,0 570,0 626,0 706,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số liệu thống kê cũng cho thấy vùng 3 tập trung diện tích sản xuất và đạt sản lượng ngô nhiều nhất huyện Võ Nhai. Tốc độ tăng sản lượng ngô ở vùng 3 từ năm 2011 so 2005 tăng 187 % cao nhất so toàn huyện, trong khi sản lượng lúa của vùng này chỉ tăng 27,7 %). Vùng 1 diện tích trồng ngô ít nhất và sản lượng không tăng đáng kể qua các năm chứng tỏ cây ngô không được thâm canh nhiều ở vùng này.

Diện tích trồng chè cũng tập trung nhiều nhất ở vùng 3 (67,4 %), tiếp đến vùng giữa (20,8 %). Vùng 1 diện tích tự nhiên lớn nhất nhưng diện tích chè chỉ bằng 11,8 % so toàn huyện, mặc dù cây chè rất có khả năng thích nghi khí hậu vùng cao, nhưng đất đai phù hợp lại ít.

Trong chăn nuôi gia súc, qua số liệu khảo sát kinh tế hộ nông dân và làm việc với chính quyền địa phương cho thấy vùng 1 núi cao chủ yếu phát triển chăn nuôi đại gia súc (Trâu, bò). Vùng 2 và vùng 3 chăn nuôi chủ yếu là lợn, dê, gia cầm. Diện tích ao nuôi thả cá cũng tập trung chủ yếu ở vùng 2 và 3.

Mô hình trang trại chăn nuôi đang hình thành, qui mô còn nhỏ và chưa có sản phẩm hàng hóa nhiều. Mô hình liên kết VAC trong qui mô hộ gia đình thì khá phổ biến, đặc biệt ở vùng 2 (Vùng giữa) và vùng 3 (Núi thấp). Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn là chủ yếu, dựa vào nguồn lương thực của gia đình, nuôi chủ yếu bằng lúa ngô của nhà kết hợp mua thêm thức ăn tại các đại lý. Qua điều tra cho thấy các hộ gia đình chưa chú ý đến con giống, tiêm phòng, nên vẫn xảy ra dịch bệnh gia sức, hiệu quả chăn nuôi chưa cao

Các đặc điểm đặc trưng này phản ánh thế mạnh và tập quán sản xuất NLTS của mỗi vùng và là căn cứ để xem xét qui hoạch đầu tư phát triển NLN của huyện Võ Nhai trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)