Những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 93 - 118)

Võ Nhai đến năm 2015

(1) Giải pháp 1: Rà soát qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo tiêu chí Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao hiệu quả sử dụng đất Nông nghiệp

Lập quy hoạch sử dụng đất để xác định phương hướng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp đúng hướng cho từng vùng và toàn huyện. Trước mục tiêu, và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện Võ Nhai hiện nay, giải pháp về đổi mới quản lý để sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai trên địa bàn huyện là đặc biệt quan trọng. Đất đai được giao lâu dài cho hộ sản xuất để khẳng định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, khắc phục tình trạng chia bôi nhiều lần để ruộng đất đã phân tán lại càng phân tán, người dân không yên tâm đầu tư sử dụng đất hiệu quả nhất. Trên có sở nội dung qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp để lập kế hoạch khoanh vùng sản xuất, đồng thời có kế hoạch vận động các hộ dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cho nhau, chuyển từ ruộng thửa bé

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành ruộng thửa to, thuận lợi cho sử dụng cơ giới hóa và chủ động tưới tiêu, chuyển đổi dựa trên nguyên tắc thoả thuận, tự nguyện, cơ chế điều chỉnh có lợi. Đây là công việc khó khăn, cần có sự đầu tư cả về sức người, sức của để thực hiện một cách có hiệu quả.

Hình thành 3 vùng sản xuất dựa trên cơ có cơ cấu giống cây trồng phong phú, hiệu quả kinh tế cao từ đó khuyến khích người dân giải quyết tốt vấn đề ruộng đất, vấn đề dồn điền đổi thửa. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải pháp có quan hệ trực tiếp tới quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp như sau quản lý đất nông nghiệp.

Dựa vào phương án qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện Võ Nhai, chúng tôi đề cập tới những nội dung qui hoạch phát triển sản xuất NLN của các tiểu vùng. Hướng dẫn các hộ gia đình nông dân xác định phương hướng tổ chúc đầu tư sản xuất NLN một cách hiệu quả và bền vững.

Báo cáo qui hoạch sử dụng đất được xây dựng để xét duyệt. Các chỉ tiêu xác định chính trong qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở từng giai đoạn 2015 và 2020: Diện tích đất chưa sử dụng được khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp; Diện tích đất NLN chuyển đổi sang các mục tiêu sử dụng khác do yêu cầu phát triển hạ tầng, xây dựng cơ bản hoặc chuyển đổi nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp ở từng xã, từng vùng và trong toàn huyện. Thể hiện các chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sau phê duyệt cần được thể hiện cụ thể trên bản đồ để công khai thực hiện.

(2) Giải pháp 2: Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn của huyện Võ Nhai theo qui hoạch xây dựng nông thôn mới

- Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Võ Nhai. Xác định phát triển sản xuất nông nghiệp với một cơ cấu diện tích các loại cây trồng, số lượng con nuôi hợp lý với tiến độ từng bước đi thích hợp và có định hướng đầu tư đúng đắn cho các ngành kinh tế của huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sẽ thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển, khai thác được các tiềm năng và lợi thế để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của nhân dân.

Huyện Võ Nhai cần xác định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất hàng hoá với những cây trồng, con nuôi có thế mạnh của huyện tạo ra giá trị hàng hoá cao phục vụ cho công nghiệp chế biến của huyện.

Cơ cấu sản xuất NLN của huyện Võ Nhai trong những năm tới sẽ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu để tăng giá trị sản xuất đạt 60 triệu đồng/ha/năm 2015 và 70 triệu đồng/ha/năm 2020. Phấn đấu ngành nông nghiệp đạt tổng giá trị sản lượng đến năm 2015 ước tính 218.558,2 triệu đồng và đến năm 2020 ước đạt 264769.3 triệu đồng. Để đạt được mục tiêu trên trong ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp trên cơ sở tăng nhanh giá trị cây trồng, vật nuôi trên đơn vị diện tích.

Ngành trồng trọt: Tập trung đầu tư thâm canh, sử dụng các giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt như các giống Lúa an dân 11; Lúa lai F1 tổ hợp Việt lai 20; Lúa thuần HT1, HT6, Bắc thơm, Bio.404, Lúa tẻ HT9, SH4 và giống lúa nếp N98 v.v. Mở rộng diện tích thâm canh các giống ngô lai.

Tăng nhanh tỷ trọng diện tích và sản lượng các loại rau quả thực phẩm sạch để tạo nguồn hàng hóa cạnh tranh tại thi trường các thành phố Thái Nguyên, Hà Nội ... Đẩy mạnh cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật để nông dân trồng thêm các diện tích cây ăn quả như Vải lai, nhãn Lồng, Na dai, cm quýt, bưởi... cây công nghiệp như đậu tương, lạc giống mới để tăng vụ, tăng diện tích và năng suất sản lượng nông sản hàng hóa.

+ Ngành lâm nghiệp: Giai đoạn 2012 – 2015, đặc biệt coi trọng việc trồng rừng, tu bổ bảo vệ rừng kết hợp khai thác tận thu các lâm sản cho phép (củi, rau, măng tươi, lâm sản ngoài gỗ...) để tăng thu nhập cải thiện đời sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người dân. Toàn huyện sẽ trồng mới khoảng 2.500,8 ha rừng tập trung, kết hợp trồng rừng tập trung với việc tăng cường trồng rừng cây phân tán để tăng độ che phủ, khoanh nuôi tái sinh rừng để đến năm 2015 diện tích có rừng đạt trên dưới 45.000 ha, độ che phủ đạt > 66% vào năm 2020 có > 59.000 ha đất lâm nghiệp có rừng, tỉ lệ che phủ đạt 70%. Diện tích trồng rừng tập trung chủ yếu ở địa bàn vùng 3 và một phần ở vùng 1. Vùng 2 và vùng 3 có phát động trồng cây nhân dân phân tán để tăng độ che phủ rừng. Mục đích phát triển lâm nghiệp là bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện duy trì nguồn nước và khí hậu ôn hòa để phát triển các ngành kinh tế, lâm nghiệp chỉ khai thác tận thu lâm sản. Do vậy giá trị sản xuất thu trực tiếp từ lâm nghiệp toàn huyện mỗi năm chỉ từ 6 -7 tỉ đồng.

Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt + lâm nghiệp năm 2015 đạt 168.569,3 triệu đồng, bằng 77,1 % và đến năm 2020 đạt 202.283,2 triệu đồng, bằng 76,4 % tổng giá trị sản xuất của toàn ngành NLN của huyện. Tốc độ tăng trưởng của ngành này giai đoạn 2011 – 2015 là 3,8%/năm, giai đoạn 2015 – 2020 là 4,0%/năm.

+ Phát triển ngành chăn nuôi

Trong những năm tới với sự phát triển chiến lược vĩ mô của Nhà nước, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng nhanh. Giai đoạn 2013 -2015 và 2020, huyện Võ Nhai sẽ phát triển mạnh mẽ hơn ngành chăn nuôi. Tập trung phát triển đàn trâu bò thịt, chăn nuôi lợn, phát triển đàn gia cầm lấy thịt và trứng. Chăn nuôi các giống gia súc mới có năng suất cao kết hợp khôi phục phát triển chăn nuôi các loại gia súc gia cầm bản địa (lợn sộc dưa, gà Ri ...) để tạo sản phẩm hàng hóa đặc sản giá trị cao đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của thị trường.

Qui hoạch và có các cơ chế chính sách hướng dẫn phát triển chăn nuôi phù hợp với thế mạnh của từng vùng. Vùng 1 tập trung phát triển nuôi đại gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

súc và đàn dê; Vùng 2 tập trung chăn nuôi lợn, giam cầm, thủy cầm; Vùng 3 núi thấp phát triển chăn nuôi lợn, dê, gia cầm.

Trong những năm gần đây, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển đàn gia cầm trong toàn huyện (dịch cúm gia cầm H5N1…). Chủ trương của huyện phát triển đàn gia cầm trong thời gian tới chú trọng phát triển đa dạng các loại gia cầm lấy thịt và trứng (gà, vịt, ngan,…), coi trọng khâu giống, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, từng bước nâng cao thu nhập trong hộ gia đình. Năm 2013, giá trị sản xuất đàn gia cầm đạt 22.483 triệu đồng chiếm 14,69%, năm 2014 ước đạt 26.585 triệu đồng chiếm 14,65% và đến năm 2015 ước đạt 32.404 triệu đồng chiếm 14,28% tỷ trọng giá trị sản xuất trong tổng số.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trâu và dê lấy thịt bắt đầu có sự phát triển trên địa bàn huyện Võ Nhai. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt trâu và dê ngày càng rộng, tuy tỷ trọng giá trị sản xuất còn thấp song là một tín hiệu tốt để phát triển đàn trâu và đàn dê lấy thịt, khuyến khích người dân đầu tư chăn nuôi, đem lại giá trị kinh tế cao trong hộ nông dân.

Phát triển chăn nuôi các loại gia súc gia cầm theo từng địa bàn phù hợp, hỗ trợ các hộ gia đình có điều kiện lao động, kinh nghiệm và tiềm lực kinh tế thành lập các trang trại chăn nuôi tập trung lợn, gà, vịt ...Cơ quan thú y hỗ trợ các biện pháp kiểm dịch tiêm phòng hạn chế bệnh dịch để tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.

Phát triển ngành thuỷ sản: Ngành thủy sản phát triển trên cơ sở tận dụng mặt nước nuôi thả cá, tập trung chủ yếu ở vùng 2 và vùng 3. Khuyến khích các hộ gia đình có điều kiện mở rộng diện tích ao nuôi kết hợp giữ nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Khuyến nông khuyến ngư sẽ hướng dẫn nông dân chuyển từ thả sang nuôi trồng thuỷ sản có đầu tư thâm canh tạo sản phẩm hàng hóa. Tập trung phát triển các giống cá đem lại giá trị kinh tế cao tại địa phương như chép, trắm, rô phi, mè, cá trê lai, cá chuối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi – Thủy sản đến năm 2015 ước đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49.988,9 triệu đồng, chiếm 22, 9% và đến năm 2020 ước đạt 62.486,1 triệu đồng chiếm 23,6 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của toàn huyện. Tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi giai đoạn 2011- 2015 đạt 7,5%/năm và giai đoạn 2015 – 2020 ước đạt 5,0%/năm. Ngành chăn nuôi phát triển sẽ từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện thành công mục tiêu quôc gia về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Tỷ lệ giá trị sản phẩn hàng hoá trong nông nghiệp tăng dần qua các năm. Trong nông nghiệp, giá trị nông sản hàng hóa ngành nông nghiệp đến năm 2015 ước đạt 83.993,7 triệu đồng, trong đó trồng trọt 58.999,3 triệu đồng, chăn nuôi là 24.994,5 triệu đồng. Năm 2020 đạt 112.156,3 triệu đồng, trong đó ngành trồng trọt là 80.913,3 triệu đồng, chăn nuôi là 31.243,1 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị nông sản hàng hóa ngành trồng trọt là 6,4%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 6,7%/năm giai đoạn 2015 – 2020; Ngành chăn nuôi là 11,1%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 5,0%/năm giai đoạn 2015 – 2020

(3) Giai đoạn 3: Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển NLN trong huyện.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất NLN của huyện là tương đối khá, trong những năm qua hệ thống này đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung. Tuy nhiên với yêu cần của việc phát triển trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn cần phải được đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng là một đòi hỏi, cần phải được đi trước một bước. Tập trung xây dựng và phát triển hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông nông thôn, hệ thống điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc…

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, vùng có sản phẩm hàng hoá lớn và tập trung. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc để tăng khả năng cung cấp thông tin về giá cả, thị trường, giao lưu thông tin trao đổi hàng hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hệ thống điện: Hiện nay trong toàn huyện với trên 95% số hộ sử dụng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Song việc cải tạo và nâng cấp hệ thống điện cũ và xây dựng lắp đặt thêm các trạm biến áp mới để đảm bảo tốt cho sản xuất là việc nên làm thường xuyên. Giải quyết vấn đề này góp phần vào việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện trong những năm sắp tới.

Bên cạnh đó các công trình phúc lợi cũng phải được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới như: trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, trụ sở uỷ ban nhân dân các xã, cầu nông thôn… xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện Võ Nhai, sớm hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

1. Giao thông

- Giao thông: tập trung cải tạo, mở rộng và nâng cấp hệ thống đường giao thông chính của huyện, đường liên xã, liên huyện với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, áp dụng linh hoạt các hình thức quyên góp trong nhân dân.

Cầu Làng Đèn: Thuộc xã Tràng Xá, bắc qua sông Dong, nối thông tuyến đường từ xã Tràng Xá qua xã Liên Minh sang huyện Đồng Hỷ.

- Cầu Vẽn Nà: thuộc xã Bình Long, bắc qua sông Dong. Nối liền trung tâm xã Bình Long với 7 xóm miền Quảng Phúc thuộc xã có tiềm năng kinh tế lớn, là vùng nguyên liệu thuốc lá, đỗ các loại và chăn nuôi các huyện.

- Cầu Nước Hai: thuộc xã Cúc Đường, bắc qua sông Thần Sa., nối liền 2 xã Cúc Đường, Thần Sa, là tuyến đường đến di tích lịch sử, văn hoá Mái Đá Ngườm xã Thần Sa.

2. Y tế:

- Xây dựng mới lại phòng khám đa khoa Cúc Đường: là tuyến trên trực tiếp của 6 trạm Y tế xã thuộc vùng phía Bắc huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xây dựng mới lại 9 trạm y tế xã: Phú Thượng, La Hiên, Dân Tiến, Liên Minh, Phương Giao, Vũ Chấn, Thượng Nung, Thần Sa, Sảng Mộc.

3. Thuỷ lợi

Huyện cần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác triệt để năng lực tưới tiêu, đáp ứng yêu cầu thâm canh tăng vụ, bảo vệ sản xuất và đời sống, giảm đến mức tối thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài các công trình cấp nước tự chảy, cần có qui hoạch xây thêm các công trình bơm tưới, tiêu bằng động lực để chủ động tười tiêu cho cậy trồng, góp phần khắc phục thiệt hại do thiên tai mưa bão ./.

3. Điện

- Xây dựng đường điện từ xã Bình Long đi xóm Đổng Bản - Quảng Phúc, gồm:

Đường dây 35 KV: 8 km; Đường dây 0,4KV: 12km; 02 trạm biến áp - Xây dựng đường điện từ xã Phương Giao đi xóm Xuất Tác, gồm: đường dây 35 KV: 7km; đường dây 0,4KV: 9 km; 02 trạm biến áp.

(Theo Qui hoạch phát triển KT_XH huyện Võ Nhai đến 2020)

Các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn sẽ bao gồm vốn ngân sách Nhà nước đầu tư theo Chương trình nông thôn mới, Chương trình giải quyết việc làm, Chương trình cơ giới hóa nông nghiệp .... Ngoài ra còn có nguồn đóng góp của các hộ dân, đóng góp của các doanh nghiệp và các nguồn huy động khác. Để có thể thực hiện được Chương trình phát triển hạ tầng nông thôn mới, tổng lượng vốn cần cho cả huyện Võ Nhai dự tính khoảng 1800 tỷ đồng. Mỗi năm toàn huyện phải huy động và sử dụng được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 93 - 118)