Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 37)

(1) Phương pháp so sánh

Trong phân tích kinh tế so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá, có cùng nội dung, cùng một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu. Nó cho phép ta tổng hợp được những nét chung thu được những nét riêng của hiện tượng so sánh. Từ đó đánh giá được mặt phát triển hay yếu kém, hiệu quả hay không hiệu quả để từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh cần phải xác định số gốc để so sánh. Do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau:

- So sánh số liệu kỳ gốc với số liệu kỳ trước, để biết được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng như so sánh 2009/2010, 2010/2011 về diện tích đất đai, dân số, lao động, năng suất, sản lượng, giá trị…

- So sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong các ngành sản xuất, cũng như vậy cho ta biết cây trồng gì, vật nuôi nào, ngành nào cho hiệu quả kinh tế cao trong cơ cấu giá trị sản xuất.

Từ việc so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế với các nguồn lực cho phép ta xác định lựa chọn phương hướng sản xuất tối ưu cho phù hợp với vùng hay một chủ thể kinh tế nhất định.

Nội dung điều tra:

+ Thông tin cơ bản về chủ hộ: tên, tuổi.... + Tình hình sản xuất kinh doanh

+ Thu, chi từ SX nông nghiệp của các hộ điều tra.

(2) Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)

Sử dụng phương pháp PRA nhằm thu thập các thông tin dựa vào sự đánh giá từ phía các hộ nông dân, những thuận lợi và khó khăn mà họ gặp phải khi có nhu cầu vay vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(3) Phương pháp chuyên gia

Tiến hành thu thập thông tin từ phỏng vấn và trao đổi trực tiếp, hoặc hỏi có chọn lọc ý kiến của các chuyên gia hiểu biết về lĩnh vực phát triển nông nghiệp tại địa phương và các thày cô giáo khoa Kinh tế và QTKD am hiểu về lĩnh vực này.

(4) Phương pháp thống kê mô tả

Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất cây, con ở huyện Võ Nhai một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có phản ánh một cách đầy đủ và khách quan tình hình vay vốn để sản xuất của huyện trong nhiều năm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 37)