Điều kiện kinh tế xã hội huyện Võ Nhai

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 50)

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Võ Nhai

Huyện Võ Nhai có 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã vùng cao, 3 xã miền núi và 1 thị trấn. Cộng đồng sinh sống tại huyện Võ Nhai gồm có 8 dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Nùng. Hệ thống giáo dục từ bậc học Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, đang tiến hành phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và dạy nghề năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp của huyện có tỷ lệ còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Tại thời điểm năm 2010, dân số huyện Võ Nhai là 64.708 người, mật độ dân số trung bình 77 người/km2. Tổng số hộ toàn huyện là 16.154 hộ. Bình quân mỗi hộ có 4,005 nhân khẩu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Nhân khẩu và lao động của huyện Võ Nhai năm 2011

Chỉ tiêu

Số hộ Nhân khẩu Lao động

Số lƣợng (Hộ) cấu (%) Số lƣợng (Khẩu) cấu (%) Số lƣợng (LĐ) cấu (%) Toàn huyện 16.154 100 64.708 100 38.631 100

1. Chia theo khu vực 16.154 100 64.708 100 38.631 100 - Khu vực thị trấn 997 6,2 3.560 5,5 1.854 4,8 - Khu vực nông thôn 15.157 93,8 61.148 94,5 36.777 95,2

2. Chia theo ngành 16.154 100 64.708 100 38.631 100 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 13.520 83,7 54.148 83,7 33.334 86,3 - Công nghiệp, xây dựng 666 4,1 2.667 4,1 1.583 4,1 - Thương nghiệp, dịch vụ 1.968 12,2 7.893 12,2 3.714 9,6

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Võ Nhai)

Khu vực nông thôn có 15.157 hộ với 61.148 nhân khẩu, chiếm 93,8% tổng số hộ và 94,5% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện là 36.777 lao động, chiếm 60,1 % dân số thông thôn và 95,2% tổng số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành nông nghiệp 33.334 lao động, chiếm 86,3% số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành công nghiệp chiếm 4,1% và ngành dịch vụ chiếm 9,6% tổng số lao động trong toàn huyện. Điều đó cho chúng ta thấy số lao động trong nông thôn chủ yếu là lao động trong ngành nông nghiệp thuần tuý, số lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ lại chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn. Vì vậy đã gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế và công cuộc xoá đói giảm nghèo.

3.1.2.2 Kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện Võ Nhai

Cơ sở hạ tầng của huyện Võ Nhai còn thấp kém. Trong những năm gần đây được sự đầu tư của nhà nước bằng các chương trình, dự án như chương trình 135, chương trình 134, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, chương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình kiên cố hoá trường học …. nên bộ mặt cơ sở hạ tầng của huyện cũng đã có những phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy so với nhu cầu thực tế thì vẫn còn nhiều công trình hạ tầng cần được đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

- Đường giao thông: Toàn huyện Võ Nhai có 638,7 km đường giao thông, trong đó đường Quốc lộ 1B dài 28 km; đường tỉnh lộ 265 có chiều dài 23,5 km kéo dài từ thị trấn Đình Cả đến xã Bình Long; có 98,9 km đường giao thông liên huyện; có 486,4 km đường giao thông liên xã, đường nội thị Đình Cả 1,4 km.

Một số tuyến đường chính của huyện Võ Nhai như sau:

+ Đường Quốc lộ 1B: qua các xã La Hiên - Lâu Thượng - Đình Cả - Phú Thượng + Đường tỉnh lộ 265: từ thị trấn Đình Cả - Tràng Xá - Dân Tiến - Bình Long - xã Quyết Thắng (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn). Đây là tuyến đuờng đã được trải nhựa năm 2002 và hiện nay đã có một số điểm bị hư hỏng. Tuy nhiên đã giải quyết rất nhiều khó khăn trong việc đi lại của nhân dân trong và ngoài huyện.

+ Tuyến đường từ xã Tràng Xá đi xã Liên Minh và ra Hợp Tiến (Đồng Hỷ) đã được đầu tư nâng cấp rải cấp phối và cơ bản cũng đã đảm bảo cho việc đi lại của nhân dân được thuận tiện.

+ Các tuyến đường từ Quốc lộ 1B - Thần Sa - Cúc Đường - Thượng Nung - Sảng Mộc - Vũ Chấn - Nghinh Tường đã được rải nhựa, xây dựng cầu cống năm 2010, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân nói riêng và nhiệm vụ phát triển kinh tế nói chung của vùng.

+ Các tuyến giao thông liên xã, liên thôn xóm cơ bản vẫn là các tuyến đường mòn, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa.

Các tuyến giao thông này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giao lưu, thông thương, phát triển kinh tế nông thôn của huyện. Tuy nhiên do địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình vùng cao, cấp đường thấp nên mỗi lần mưa to đã gây hư hỏng nặng ở nhiều nơi nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sự giao lưu kinh tế giữa các vùng trong huyện.

- Hệ thống điện: Võ Nhai là huyện vùng cao, dân cư sống không tập trung vì vậy việc cung cấp điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay trên dịa bàn huyện có 59 trạm biến áp, 126,1 km đường điện 0,4 KV. Đang đầu tư xây dựng 2 trạm biến áp, 7km đường dây trung áp, 12km đường dây 0,4 KV tại xã Bình Long. Hiện nay còn nhiều xóm bản chưa có điện lưới quốc gia. nhu cầu xây dựng lưới điện của các xã trên địa bàn huyện trong thời gian tới còn rất lớn: 35 trạm biến áp, đường dây trung áp 92,8 km, đường dây 0,4 KV là 196,2 km.

- Hệ thống thuỷ lợi: Được sự hỗ trợ của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, huyện Võ Nhai đã đầu tư xây dựng một số công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ nhằm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Hiện có 8 hồ chứa, 36 đập tràn và 14 trạm bơm, có tổng số 94,2 km kênh mương dẫn nước, trong đó kênh xây kiên cố là 29,8 km, kênh đất là 64,3 km. Các công trình thuỷ lợi tập trung đa số ở các vùng trung tâm và một số xã phía nam của huyện. Lượng nước của 8 hồ chưa với các công trình thuỷ lợi được xây dựng gần đây đã hỗ trợ rất lớn cho việc thâm canh tăng năng suất cây trồng, đảm bảo tưới cho 894,8 ha trong 2 vụ.

- Y tế: Hệ thống y tế của huyện về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, toàn bô 15/15 xã, thị trấn đã có trạm y tế. Toàn huyện có 165 giường bệnh với 151 cán bộ y tế. Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm ngay từ tuyến cơ sở. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân trên đại bàn huyện Võ Nhai là tốt, tuy nhiên bên cạnh đó ngành y tế còn gặp nhiều khó khăn nhất là tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của một số trạm y tế xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Giáo dục: Trong những năm gần đây, các trường học trên địa bàn huyện đã được kiên cố hoá, cơ sở vật chất dần được hoàn thiện và mở rộng, phòng học kiên cố cấp 4 chiếm 76%. Tại thời điểm thống kê năm 2010 ở các cấp học toàn huyện có 63 trường với 743 lớp học, 1.163 giáo viên và 14.584 học sinh. Giáo dục hướng nghiệp cũng dần được mở rộng và đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo nghề cho người lao động.

- Cơ sở vật chất khác: Hệ thống nước sạch, hệ thống trụ sở làm việc các xã, thị trấn, hệ thống các phương tiện vận tải, cơ sở chế biến nông, lâm sản … cũng có những bước phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển thì còn ở mức rất khiêm tốn cần tiếp tục được đầu tư phát triển.

Tóm lại, cơ sở vật chất huyện Võ Nhai trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn tương đối nghèo nàn, chưa đủ điều kiện phục vụ yêu cầu kiến thiết cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)