Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Võ Nhai gia

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 67)

2007 - 2011

3.2.1.1 Tình hình phát triển ngành trồng trọt của huyện Võ Nhai

Đối với Võ Nhai, mặc dù có những khó khăn như diện tích đất nông nghiệp thấp, khả năng thuỷ lợi không đảm bảo cho sản xuất vụ đông, tuy nhiên trong những năm qua ngành sản xuất trồng trọt của huyện cũng đạt được một số thành công nhát định. Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 44.031 tấn, tăng 1,4% so với năm 2009. Sản xuất nông nghiệp vẫn được chú trọng. Tình hình sản xuất lương thực được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 3.5. Tình hình sản xuất lƣơng thực của huyện Võ Nhai năm 2009 -2011 Số TT Cây trồng ĐV tỉnh Năm So sánh (%) 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 I Sản xuất lúa 1 Diện tích Ha 4.622 4630 4.630 0.2 0.0

2 Năng suất Tạ/ha 45,9 42,8 46,1 -5.9 6.7

3 Sản lượng Tấn 21..235 20,018 21.353 -5.7 6.7

II Sản xuất ngô

1 Diện tích Ha 5.255 5180 5.180 0.0 -1.4

2 Năng suất Tạ/ha 43,3 43,2 43, 8 -1.2 2.3

3 Sản lượng Tấn 22.736 22,145 22.678 -2.6 2.4

III SL lƣơng thực Tấn 43.971 42163 44.031 95.9 104.4

IV Lương thực/người Kg/năm 688 652 677 94.8 103.9

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Võ Nhai)

Cơ cấu cây trồng dần chuyển đổi theo tín hiệu thị trường. Cây lương thực tiếp tục giữ vị trí hàng đầu, đồng thời cây công nghiệp và một số loại cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ăn quả cũng được quan tâm với sư tăng nhanh diện tích gieo trồng. Tình hình phát triển ngành trồng trọt được thể hiện qua bảng 3.5.

Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù diện tích gieo trồng cây lương thực của huyện năm 2010 có giảm, tuy nhiên do sử dụng giống mới cũng như có phương pháp canh tác hợp lý dẫn đến tổng sản lượng lương thực có hạt vẫn tăng lên so với năm 2010 là 6,7%. Trên cơ sở đó sản lượng lương thực bình quân tăng 1,47% so với năm 2009.

Diện tích cây Ngô qua 2 năm giảm nhẹ, năm 2010 diện tích gieo trồng là 5.255 ha, năm 2011 là 5.180 ha. Năng suất ngô tương đối ổn định song cũng không ngừng tăng, năm 2010 năng suất ngô đạt 43,26 tạ/ha, năm 2011 đạt 4612,89 tạ/ha . Với sự giảm nhẹ về diện tích đã kéo theo sản lượng ngô cũng giảm qua 2 năm, năm 2010 sản lượng ngô đạt 22.736 tấn, năm 2011 đạt 22.678 tấn tăng 6.794 tấn, năm 2009 đạt 15.811 tấn tăng 622 tấn

Một số giống ngô chủ yếu được người dân trồng là LVN45, LVN145, LVN 184, đây là các giống ngô mới và là sản phẩm của Viện nghiên cứu ngô đã được trồng thử nghiệm ở tỉnh Thái Bình vào năm 2007 sau đó đã được nhân ra diện rộng. Ưu điểm của giống ngô trên là cho năng suất, cùng như chất lượng sản phẩm khá tốt, phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu của các tỉnh mièn núi. Trong những năm gần đây với sự phát triển của ngành chăn nuôi, do vậy lượng cầu về thức ăn không ngừng tăng trong đó có sản phẩm phẩm ngô. Trên cơ sở đó, người dân trong huyện đã mở rộng diện tích gieo trồng ngô, về cơ bản đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong huyện, đem lại giá trị sản suất cho nhân dân, từng bước nâng cao thu nhập.

Trong những năm gần đây được sự khuyến khích của cán bộ khuyến nông trong huyện, người dân đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy năng suất và sản lượng lúa không ngừng tăng. Hơn nữa sự biến động của giá lúa gạo theo hướng có lợi cho người sản xuất lúa nên từ đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kích thích người dân đầu tư sản xuất, đem lại giá trị kinh tế cao, không ngừng nâng cao đời sống cho người dân.

Giá trị sản xuất của cây ngô chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và tăng dần qua các năm. Diện tích gieo trồng của cây ngô tăng lên nhanh, năng suất ngô ổn định qua các năm và giá sản phẩm cũng tăng dần. Cây ngô ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất của nhóm ngành trồng trọt, thị trường tiêu thụ rộng do vậy người dân trong huyện ngày càng đầu tư vào sản xuất, cho giá trị kinh tế cao.

Bên cạnh thành công của cây lương thực có hạt, diện tích của một số loại cây trồng hàng năm và cây lâu năm cũng tăng lên như diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 163 ha, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng 43 ha, diện tích cây ăn quả tăng 21 ha, diện tích cây chè trồng mới tăng 43 ha so với năm 2009.

Bảng 3.6: Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp của huyện Võ Nhai

Số TT Nội dung ĐV tính Năm So sánh (%) 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 I Sản xuất lạc 1 Diện tích Ha 206 193 182 93.7 94.3

2 Năng suất Tạ/ha 11.7 14.1 14.0 120.5 99.3

3 Sản lượng Tấn 241 273 255 113.3 93.4

II SX Đậu tƣơng

1 Diện tích Ha 476 385 284 80.9 73.8

2 Năng suất Tạ/ha 13.9 15.0 14.9 107.9 99.3

3 Sản lượng Tấn 661 579 423 87.6 73.1

III SX Mía cây

1 Diện tích Ha 64 96 50 150.0 52.1

2 Năng suất Tạ/ha 560 570.8 570.8 101.9 100.0

3 Sản lượng Tấn 3576 5480 2854 153.2 52.1

IV SX Thuốc lá

1 Diện tích Ha 504 732 253 145.2 34.6

2 Năng suất Tạ/ha 15.2 17.2 18.5 113.2 107.6

3 Sản lượng Tấn 768 1262 468 164.3 37.1

V SX chè

2 Diện tích Ha 583.0 626.0 706,0 107.4 112.8

3 Năng suất Tạ/ha 65.5 73.5 65.5 112.2 89.1

3 Sản lượng Tấn 3080.0 3522.0 3950 114.4 112.2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong nhóm cây hàng năm có cây sắn, cây khoai lang và rau màu các loại khác Đậu tương giảm do diện tích trồng đậu tương giảm, và giá có sự giảm nhẹ, bên cạnh đó nguồn lực đầu tư cho sản xuất đậu tương vẫn chưa đúng mức trong tình hình thực tế đặc biệt là quỹ đất. Cây đậu tương cho sản phẩm với giá trị kinh tế cao cần được đầu tư thâm canh, mở rộng quy mô sản xuất để tận dụng nguồn lực là đất đai và lao động, và dần dần trở thành cây giữ vai trò chủ đạo.

Bảng 3.7. Tình hình sản xuất rau màu và một số cây ăn quả của huyện Võ Nhai Số TT Nội dung ĐV tính Năm So sánh (%) 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 I SX cây sắn 1 Diện tích Ha 493 399 333 -19.1 -16.5

2 Năng suất Tạ/ha 154 153 154 -0.6 0.7

3 Sản lượng Tấn 7.592 6144 5128 -19.1 -16.5

II Cây khoai lang

1 Diện tích ha 104,0 139,0 133,7 110.8 133.7 2 Năng suất Tạ/ha 42,3 55.11 130.3 101.3 130.3

3 Sản lượng Tấn 440 766 174.1 112.3 174.1

III Rau màu

1 Diện tích ha 426 324 76.1 105.9 76.1

2 Năng suất Tạ/ha 127,6 137,3 107,6 101.7 107.6 3 Sản lượng Tấn 5.436 4.448 818,2 81.8 18,4

IV Cây Xoài

1 Diện tích ha 45.0 45 45 100.0 100.0

2 Năng suất Tạ/ha 33.3 34.2 35.3 102.7 103.2

3 Sản lượng Tấn 150.0 154 159 102.7 103.2

V Cây Nhãn

1 Diện tích ha 84.0 89 91 106.0 102.2

2 Năng suất Tạ/ha 26.0 20.9 26.3 80.4 125.8

3 Sản lượng Tấn 218.0 186 239 85.3 128.5

Cây Vải quả

Diện tích ha 152.0 150 135 98.7 90.0

Năng suất Tạ/ha 43.2 29.5 39.7 68.3 134.6

Sản lượng Tấn 656.0 443 536 67.5 121.0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cây lạc cũng được đầu tư sản xuất, tỷ trọng giá trị sản xuất cây lạc cũng tăng nhẹ qua các năm. Cây lạc là cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng, do vậy trong những năm gần đây được chú trọng đầu tư sản xuất, tuy nhiên việc đầu tư chưa tương xứng với nguồn lực trong vùng (lao động, quỹ đất). Trong những năm tiếp theo cần đầu tư sản xuất cây lạc hơn nữa để đem lại giá trị kinh tế cao, từ đó nâng cao đời thu nhập của người dân trong huyện.

Cây ăn quả: Trong nhóm cây ăn quả nhãn là cây chiếm tỷ trọng cao nhất và đứng vị trí thứ ba trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Cây nhãn là cây phát huy được lợi thế sản xuất và đem lại giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng, vì vậy trong những năm tiếp theo đầu tư sản xuất nhãn quả cũng như chế biến những sản phẩm từ nhãn quả cần được chú trọng, từ đó nâng cao giá trị sản xuất đem lại gái trị kinh tế cao.

Trong nhóm cây ăn quả chuối là cây dễ trồng và đem lại giá trị kinh tế tương đối cao. Chuối là cây trồng ít mất công chăm sóc, và rất dễ trồng, do đó được người dân đầu tư sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành trồng trọt.

Cây vải cũng được chú trọng đầu tư sản xuất và đem lại giá trị kinh tế tương đối cao. Cây Bưởi có tỷ trọng về giá trị thấp nhất trong nhóm ngành trồng trọt

Cây công nghiệp: trên địa bàn huyện chủ yếu là cây Đậu tương và Lạc. Đây là cây có giá trị kinh tế cao nên có sự biến động về diện tích gieo trồng. Đối với cây đậu tương có diện tích gieo trồng tương đối ổn định. Nhìn chung, diện tích, năng suất và sản lượng của Lạc và Đậu tương đều tăng qua 3 năm, đặc biệt sự tăng nhanh về diện tích kéo theo sản lượng cũng tăng nhanh. Bên cạnh đó ta thấy, Lạc và Đậu tương được trồng chủ yếu vào vụ đông. Với quỹ đất canh tác như vậy thì diện tích trồng lạc và đậu tương của huyện vẫn còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quá thấp, diện tích đật để ải vào vụ đông vẫn còn khá nhiều. vì vậy diện tích của Lạc và Đậu tương có sự biến động nhanh qua 3 năm cũng là điều dễ hiểu. Trong những năm tới, huyện cần khuyến khích nhân dân thâm canh tăng diện tích hai loại cây trồng này để tận dụng nguồn lực về đất đai, tạo sự chuyển dịch trong cơ cấy cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế của huyện trong thời gian tới. Bên cạnh đó cây lạc và đậu tương cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng.

Cây ăn quả: Cây ăn quả được trồng trên địa bàn phổ biến là các loại cây: cam, quýt, chuối, nhãn, vải. bưởi, táo. Ở đây ta chỉ xét một vài loại cây cây quả được trồng chủ yếu. Chuối là cây trồng đem lại lại giá trị kinh tế cao và dễ trồng, năm Cây nhãn có diện tích gieo trồng lớn nhất trong nhóm cây ăn quả. Cây vải là cây đem lại giá trị kinh tế cao, diện tích vải cũng có sự biến động qua các năm. Cây bưởi được trồng với diện tích thấp nhất trong nhóm cây ăn quả, năm 2007 diện tích trồng bưởi là 17 ha, năm 2008 tăng lên là 19 ha, năm 2009 là 21 ha. Năng suất bưởi cũng tăng đều qua các năm, năm 2007 đạt 180 tạ/ha, năm 2008 đạt 200 tạ/ha, năm 2009 đạt 203 tạ/ha. Sự tăng lên về diện tích và năng suất làm tăng sản lượng bưởi, năm 2007 sản lượng bưởi đạt 306 tấn, năm 2008 đạt 380 tấn tăng 74 tấn, năm 2009 đạt 426 tấn tăng 46 tấn, bình quân 3 năm tốc độ phát triển tăng 17,99%.

Tóm lại trong 3 năm (2009-2011), các cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được nhân dân trong huyện chú trọng đầu tư, áp dụng kỹ thuật tiến bộ cho giá trị kinh tế cao. Sản lượng lương thực bình quân trên người quy thóc tăng dần qua các năm, năm 2009 là 688 kg/người, năm 2010 là 651 kg/người và năm 2011 là 790 kg/người. Qua đó cho thấy sản lượng lương thực bình quân đầu người là khá cao, cao hơn mức lương thực bình quân đầu người của cả nước (521,18 kg/người năm 2009). Điều đó không chỉ đảm bảo an ninh lương thực trong toàn huyện mà không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của người dân, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế trong toàn huyện.

Ngành trồng trọt đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, song còn diễn ra chậm chạp, hệ thống cây trồng vẫn còn hạn chế, chưa đa dạng. Nguyên nhân là do tập quán của nhân dân trong huyện vẫn lấy cây lúa là cây giữ vai trò chủ đạo, một số cây công nghiệp và cây ăn quả vẫn chưa được đầu tư đúng mức, nhỏ, lẻ, chưa đồng bộ. Dù kết quả đạt được chưa cao, song đó là dấu hiệu tốt cho việc phát triển ngành trồng trọt nói riêng và phát triển ngành nông nghiệp nói chung. Để khắc phục hiện tượng này, chính quyền trong huyện, đặc biệt chính quyền cấp xã cần có kế hoạch cụ thể trong việc thay đổi cơ cấu giống và diện tích gieo trồng các loại cây của huyện theo hướng giảm dần diện tích cây lúa, thay vào đó phát triển mạnh các loại cây công nghiệp và cây ăn quả như cây lạc, đậu tương, chuối, cam quýt; chăm sóc các vườn vải và nhãn một cách khoa học. Đồng thời tăng cường mở các lớp tập huấn khuyến nông để phổ cập các kỹ thuật nông nghiệp mới nhất cho nhân nhân trong huyện để áp dụng vào sản xuất, nâng cao thu nhập.

3.2.1.2. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi là ngành quan trọng bới nó không chỉ là ngành cung cấp chính thực phẩm cho xã hội, đem lại thu nhập cho người dân. Chăn nuôi là ngành có quan hệ mật thiết với ngành trồng trọt với các ngành khác trong nông thôn. Chính vì vậy, muốn kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển thì ngành chăn nuôi phải được đầu tư đúng mức để ngành này phát triển, đó là bàn đạp để ngành khác cùng phát triển.

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của huyện Võ Nhai, bởi nơi đây có điều kiện về đồng cỏ chăn thả, cũng như do diện tích đất đồi nhiều nên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Trong năm 2010 tổng đàn trâu của huyện là 8.653 con, giảm 2.859 con so với năm 2009. Đàn bò là 2.173 con, giảm 183

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con so với năm 2009. Đàn lợn 31.070 con, gia cầm đạt 346.997 con. Nguyên nhân giảm chủ yếu của đàn trâu, bò là do những năm gần đây nhu cầu sức kéo bằng trâu, bò để phục vụ nông nghiệp giảm mạnh, đồng thời có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm trâu, bò bị chết rét.

Bảng 3.8. Kết quả chăn nuôi của huyện Võ Nhai qua 3 năm 2009 – 2011

Số TT Loại gia súc, gia cầm Đơn vị tính Số lƣợng mỗi năm Tốc độ tăng bq (%/Năm) 2009 2010 2011 1 Đàn trâu Con 9.512 8.653 10.182 4,3 2 Đàn bò Con 2.356 2.173 2.375 0,8 3 Đàn lợn Con 32.504 31.070 37.518 8,2 4 Đàn dê Con 2.568 3.105 3.476 16,4 5 Đàn gia cầm 1000 con 345.755 346.997 407.373 8,9 6 Thủy sản Tấn 132 179 188 20,3

(Niên giám thống kê hàng năm huyện Võ Nhai)

Sự biến động của ngành chăn nuôi được thể hiện ở bảng 3.8. Qua bảng này cho thấy ngành chăn nuôi trong huyện có bước phát triển chưa ổn định.

* Đại gia súc: Chăn nuôi trâu, bò có nhịp độ tăng trưởng khá cao, các hộ chăn nuôi trâu, bò một mặt tận dụng sức kéo, bên cạnh đó là phát triển đàn trâu, bò sinh sản để lấy bê nghé nuôi thịt. Số lượng đại gia súc giảm nhẹ vào năm 2010 và tăng nhanh vào năm 2011.

Trong đó đàn trâu có xu hướng tăng nhanh, bình quân 3 năm tốc độ phát triển tăng 4,3%. Đàn bò giảm nhẹ vào năm 2010, nhưng có xu hướng tăng nhanh vào năm 2011, bình quân 3 năm tốc độ phát triển tăng 0,8%/năm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)