Tình hình phát triển kinh tế huyện Võ Nhai giai đoạn 2007-2011

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 55)

Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, tuy những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nhưng cho đến nay mặt bằng chung của huyện vẫn là một huyện nghèo nhất tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua huyện Võ Nhai đã đạt được một số kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Thể hiện qua các mặt sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong năm 2010 đạt 12,7%, đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối với một huyện vùng cao còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về thu nhập và đời sống của người dân cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 3,5 triệu đ/người/năm, đến năm 2011 đạt 10 triệu đ/người/năm; sản lượng cây lương thực có hạt năm 2005 là 28.000 tấn, đến năm 2010 đạt 44.031 tấn; sản lượng lương thực có hạt bình quân trên đầu người của huyện năm 2011 đạt 790 kg/người/năm, riêng thóc đạt bình quân 360 kg/người/năm. Về chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo của huyện cũng đạt được nhiều thành công. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ đói nghèo của huyện năm 2007 là 36,0% đến năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 17,2%, tỷ lệ giảm cả giai đoạn 2007 – 2011 là 18,8% (tỷ lệ giảm trung bình là 4,7 %/năm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai

TT Hạng mục ĐV 2007 2008 2009 2010 2011 Tăng bq

(%/năm)

1 Tổng dân số Người 64.495 65.194 63.950 64.708 65.046 0,2

2 Tổng số hộ GĐ Hộ 10573 10866 11026 11555 11827 3,0

3 Tổng số lao động Người 36117 36509 35812 36236 36426 0,2

4 Tỉ lệ tăng dân số %/năm 1,42 1.43 1,40 1.41 1,25 1,38

5 Tổng DT đất NN Ha 9.370,8 9.366,9 9.366,9 11.173,1 11.220,2 4,9 6 Lương thực bq Kg/ng: 600 654 688 651 790 7,9 Trong đó: Thóc Kg/ng: 330 309 332 309 360 2,3 7 Tỉ lệ hộ nghèo % 36,0 30,2 25,3 20,8 17,2 -13,1 8 GTSL(Giá 1994) Tr.đ/ng: 480,73 553,82 652,63 707,49 854,72 19,4 9 Tốc độ tăng trưởng

9.1 Nông nghiệp %/năm - 7.7 5.8 2.1 7.0 6,2

9.2 CN & XD %/năm - 18.6 23.5 9.1 25.0 24,9

9.3 TM & DV %/năm - 15.9 13.9 20.1 24.2 24,3

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Chi cục thống kê huyện Võ Nhai)

* Cơ cấu kinh tế của huyện Võ Nhai giai đoạn 2007 - 2011

Bảng 3.4 . Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành huyện Võ Nhai năm 2007-2011

(Tính theo giá cố định năm 1994)

Năm

Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Giá trị (Tỷ.đ) Giá trị (Tỷ.đ) Tỉ trọng (%) Giá trị (Tỷ.đ) Tỉ trọng (%) Giá trị (Tỷ.đ) Tỉ trọng (%) 2007 480,73 138,18 28,6 297,05 61,4 45,50 10,0 2008 553,82 148,87 26,9 352,20 63,6 52,75 9,5 2009 652,63 157,53 24,1 435,00 66,7 60,10 9,2 2010 707,49 160,89 22,7 474,40 67,1 72,20 10,2 2011 854,72 172,02 20,1 593,00 69,4 89,70 10,5

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Võ Nhai)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2007 - 2011 có biến động theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mức trung bình, trong đó giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ từ 28,6% năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2007 giảm xuống còn 20,1% năm 2011 (bình quân giảm 2,1%/năm), tỉ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 8% (bình quân 2,0%/năm), tỉ trọng của ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhẹ từ 10,0% năm 2007 lên 10,5% năm 2011 (0,1%/năm). Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện Võ Nhai đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy tỉ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của Võ Nhai 4 năm (2007 – 2011) giảm nhanh qua các năm hoàn toàn không chỉ do có sự tăng trưởng nhanh của giá trị sản xuất trong các ngành công nghiệp (24,9%/năm) và dịch vụ (21,2%/năm) mà chính là do mức tăng trưởng thấp về giá trị sản xuất hàng năm của ngành nông nghiệp (6,1%/năm). Chính điều này đã hạn chế đến sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn của huyện Võ Nhai, từ đó tác động đến kết quả xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của huyện. Do vậy, hiện nay Võ Nhai đang cần có kế hoạch, giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp bằng các động lực phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 55)