Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 88)

huyện Võ Nhai

(1) Kết quả đạt được

Những năm qua, mặc dù suy thoái kinh tế thế giới và khu vực, các loại dịch bệnh trong nông nghiệp nói riêng đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng. Song nét nổi bật là huyện Võ Nhai vẫn có bước phát triển kinh tế đáng kể, sản xuất nông lâm ngư nghiệp của huyện đã từng bước có sự chuyển cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá và coi trọng hiệu quả kinh tế.

Sản xuất NLN của huyện đã phát triển với giá trị sản lượng hàng năm tăng 5,7%/năm. Cơ cấu sản xuất cũng đã có sự chuyển dịch nhưng chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều. Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất NLN. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có mức tăng khiếm tốn

Sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt nhưng lượng tuyệt đối tăng lên, đồng thời tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,9%/năm. Giá trị sản xuất thu được các sản phẩm từ lúa, cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn), đàn bò, trâu, dê, gia cầm, thủy sản không ngừng tăng, đây là tín hiệu tốt cho quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới.

Chất lượng sản phẩm hàng hoá của từng ngành đặc biệt nhóm hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp từng bước được tăng lên. Trung bình tỷ lệ sản phẩm hàng hóa trong trồng trọt chiếm trên 28%, trong chăn nuôi đạt trên 35%, trong toàn ngành nông nghiệp tỉ trọng hàng hóa khoảng 29,5% tổng giá trị sản xuất của ngành.

Cơ sở vật chất, tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp phục vụ sản xuất và đời sống được tăng cường, nông thôn dần được đổi mới, đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, lưới điện…

Ngành nông nghiệp của huyện Võ Nhai đã từng bước hình thành các hướng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung có hiệu quả kinh tế ngày càng tăng, cụ thể:

+ Tiểu vùng 1: Phát triển cây ăn quả, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc + Tiểu vùng 2: Phát triển sản xuất thâm canh lúa nước, cây công nghiệp (chè, mía) và chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm

+ Tiểu vùng 3: Phát triển trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, thâm canh ngô, lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Sản xuất nông nghiệp trong hộ gia đình tuy qui mô nhỏ do đất đai hạn chế nhưng cũng đã tiếp thu giống tốt, vật tư và biện pháp canh tác tốt để tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiệu quả kinh tế. Sản phẩm của nông nghiệp hộ gia đình góp phần đáng kể trong việc cung cấp nguồn nông sản hàng hóa và xóa đói giảm nghèo.

(2) Một số mặt hạn chế

1. Sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Võ Nhai chậm chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất và chất lượng sản phẩm tốt. Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu; Chăn nuôi có bước phát triển nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Chưa chú ý thế mạnh sản xuất của từng vùng, từng mùa vụ.

2. Sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu trong kinh tế hộ gia đình nhưng tình trạng hiện nay là manh mún, tiểu nông, thiếu vốn đầu tư, thiếu kiến thức KHKT nên hạn chế trong tiếp thu áp dụng các tiến bộ KHCN. 3. Sản xuất nông nghiệp chưa được khai thác triệt để, chưa phát huy hết

các nguồn lực như lao động, đất đai, nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất để đầu tư phát triển.

4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nông nghiệp nông thôn (giao thông, thủy lợi, nguồn điện, trang bị cơ giới hóa, hệ thống đào tạo lao động và chuyển giao khoa học kỹ thuật, cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm…) chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, sản xuất và đời sống của hộ nông dân.

5. Thiếu các thể chế kinh tế tiến bộ hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa. Các thể chế đó như hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các liên doanh, hợp đồng kinh tế giữa nông dân với Nhà nước, với doanh nghiệp chế biến tiêu thụ .v.v.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN VÕ NHAI

4.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu chủ yếu phát triển nông nghiệp

trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế của huyện nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng đã có bước phát triển khá nhanh, tuy nhiên tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Bởi vậy trong những năm tới phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cải thiện nhanh đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiến tới hoà nhập vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước là một đòi hỏi cấp bách. Để thực hiện được điều đó cần có quan điểm và giải pháp phát triển đúng căn cứ hoàn cảnh cụ thể của huyện và phù hợp với xu hướng chung của tỉnh cũng như của cả nước.

Mục tiêu phát triển KT-XH của huyện Võ Nhai đến 2020 là xây dựng thành một huyện có tiềm lực và vị thế trong tỉnh Thái Nguyên. Phát triển đồng bộ về công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá; Có hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Ổn định và phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn toàn huyện, nhất là các xã miền núi vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tăng cường đoàn kết dân tộc, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)