Tình hình phát triển nông nghiệp trong các hộ nông dân điều tra

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 69 - 85)

Để hiểu về sự phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như việc phát triển kinh tế hộ nông dân, chúng tôi tiến hành lựa chọn điểm điều tra, cụ thể trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa bàn 3 xã Cúc Đường, La Hiên, Dân Tiến, với quy mô 30 hộ /xã. Tổng cộng đã khảo sát 90 hộ nông dân thuộc 3 tiểu vùng khác nhau.

3.2.3.1. Đặc điểm chủ yếu trong các hộ điều tra

Kết quả khảo sát về qui mô, điều kiện và kết quả sản xuất của các hộ như sau:

a) Tình hình cơ bản của hộ điều tra

Bảng 3.13. Đặc điểm về ngành nghề và điều kiện SXNN của các hộ KS

Số TT Hạng mục Đơn vị tính Các xã khảo sát Tổng cộng 3 xã Cúc Đƣờng La Hiên Dân Tiến Số lượng hộ khảo sát Hộ 30 30 30 90 A Số chủ hộ điều tra Hộ 30 30 30 90 1 Tỷ lệ chủ hộ là nữ % 21,5 18,9 13,8 18,1 2 Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 41,5 45,1 44,0 43,5 3 Số nhân khẩu BQ hộ Ng: 4,63 3,98 4,46 4,36

4 Số LĐ BQ hộ Ng: 2,12 2,07 2,28 2,16

5 Trình độ văn hóa của LĐ

- < lớp 5 Người 44 30 42 116 - Từ lớp 6 - 9 Người 17 25 22 64 - Từ lớp 9 - 12 Người 3 7 4 14 6 Số LĐ có bằng cấp KT Người 0 2 1 3 7 DT đất ở và SXNN M2/hộ 6548, 6 5803,3 6376,0 6089,7 - Trong đó, DT đất NN M2/hộ 5453,0 4985,1 5507,7 5315,3 - DT ao nuôi thả cá M2/hộ 5,0 32,0 12,0 16,1 8 Giá trị tài sản + vốn SX Tr.đ/hộ 23,3 28,9 26,3 26,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỉ lệ số chủ hộ là nữ giới ở cả 3 xã khảo sát đều thấp 18,1% (13,8 – 21,5%), như vậy người có quyết định nhất trong các hoạt động sản xuất sinh hoạt của các hộ nông dân chủ yếu vẫn là nam giới. Tuổi bình quân của chủ hộ khảo sát là 43,5 tuổi, các chủ hộ ở vùng 1 (núi cao) có tuổi trung bình trẻ hơn một chút do xu hướng các cặp vợ chồng ở đây thường kết hôn sớm hơn so với khu vực thị trấn và các xã vùng thấp. Số nhân khẩu và lao động trong hộ nông dân ở các xã có sự khác nhau ít nhiều. Xã Cúc Đường (Vùng I) có bình quân số nhân khẩu cao nhất (4,63 người/hộ), nhưng số lao động bình quân (2,13) ít hơn so với các hộ ở xã Dân Tiến (2,28). Xã La Hiên (Vùng 2) có bình quân số nhân khẩu và lao động là thấp nhất vì độ tuổi kết hôn cao hơn và số gia đình đẻ con thứ 3 ít hơn. Thống kê về trình độ văn hóa của lao động trong các hộ cho thấy 59,8 lao động trong các hộ khảo sát ở 3 xã có trình độ văn hóa cấp 1, 33,0% có trình độ văn hóa cấp 2 (lớp 6 - 9) và 7,2% số lao động có trình độ văn hóa cấp 3 (lớp 9 - 12). Đặc biệt ở xã Cúc Đường (Vùng1 núi cao) thì tỉ lệ lao động có trình độ văn hóa cấp 1 là 68,8%, trình độ văn hóa cấp 3 chỉ có 4,7 %. Trình độ văn hóa của lao động ở các hộ khảo sát ở xã La Hiện có khá hơn với 11,3% có văn hóa cấp 3; 40,3 có văn hóa cấp 2 và 48,4% văn hóa cấp 1. Không tính việc tham gia các buổi tập huấn nghe phổ biến kỹ thuật 1 -2 ngày/đợt (Tập huấn khuyến nông) tại thôn bản, số lao động được đi học đào tạo có bằng cấp chứng chỉ từ sơ cấp rất ít. Cả 90 hộ khảo sát với tổng cộng 116 lao động chỉ có 3 người (2,3 %) học sơ cấp kỹ thuật, trong đó 30 hộ ở xã La Hiên có 2 người, 30 hộ ở xã Dân Tiến có 1 người, còn 30 hộ ở xã Cúc Đường không có người nào được đi đào tạo bài bản.

Về diện tích đất gia đình quản lý để sản xuất nông nghiệp và đất ở + vườn nhà đều < 1 ha, bình quân cao nhất là các hộ ở xã Cúc Đường là 6548 m2, trong đó đất để SXNN là 5453 m2

(83,3%); Số liệu tương ứng của các hộ xã Dân Tiến là 6376 m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

m2 (85,9%). Diện tích mặt nước nuôi thả cá không đáng kể và cũng chỉ có 6 - 10% số hộ có ao nuôi cá và nuôi theo mùa vụ. Như vậy là đất sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân ở huyện Võ Nhai cũng không nhiều, trong điều kiện đầu tư thâm canh ở miền núi là khó khăn, đặc biệt là về giao thông, thủy lợi và thị trường tiêu thụ nông sản phẩm hàng hóa. Giá trị tư liệu sản xuất (không tính giá trị đất sản xuất do được Nhà nước giao). Vốn đầu tư của hộ nông dân nhìn chung là rất thấp bình quân đều không đến 30 triệu đồng/hộ, trong đó tính riêng trâu hoặc bò cày đã 15 triệu đồng/con. Giá trị các tư liệu và vốn đầu tư khác gồm cày bừa, máy bơm nước, bình phun thuốc, một số hộ có máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, xe kéo, tiền mua giống, phân vô cơ, thuốc BVTV v.v. chỉ còn 8 – 14 triệu đồng. Trong 90 hộ khảo sát chọn ngẫu nhiên không có hộ trang trại, do vậy giá trị tài sản và vốn đầu tư phục vụ sản xuất hộ cao nhất là 52,5 triệu đồng (xã Dân Tiến) thì riêng 1 trâu cày và 1 máy làm đất đã tính giá trị 34,0 triệu đồng. Hộ có giá trị tư liệu và vốn thấp nhất là 8,54 triệu đồng (xã La Hiên), do không có trâu cày kéo nên việc làm đất phải thuê máy của hộ khác làm. Qua số liệu khảo sát cho thấy trình độ kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của hộ nông dân còn hạn chế, khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật đầu tư vào sản xuất là rất khó khăn.

b) Loại hình sản xuất và tiềm lực kinh tế của hộ khảo sát.

Về loại hình sản xuất chính của các hộ nông dân khảo sát chia ra 4 loại chính là thuần trồng trọt, thuần chăn nuôi, tổng hợp LNTS và hộ làm NN kiêm ngành nghề. Số liệu cụ thể cho thấy số hộ sản xuất nông nghiệp chuyên về trồng trọt và tổng hợp NLTS chiếm đa số ở cả 3 xã, trong đó sản xuất NLTS tổng hợp 48,8% (44/90), chuyên trồng trọt chiến 34,4 % (31/90), không có hộ nào chuyên về chăn nuôi hoặc thủy sản. Số còn lại là các hộ SXNN kiêm ngành nghề như rèn, bán hàng tạp hóa, may vá ở vùng cao, máy xay sát, máy làm đất, bán hàng tạp hóa ở vùng thấp ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.14. Loại hình sản xuất và phân loại tiềm lực kinh tế của hộ điều tra

Số

TT Hạng mục Số lƣợng mỗi xã (Hộ GĐ) Tổng 3 xã KS

Cúc Đường La Hiên Dân Tiến

Số lượng hộ khảo sát 30 30 30 90

I Loại hình sản xuất 30 30 30 90

1 Thuần nông trồng trọt 6 12 13 31

2 Thuần nông Chăn nuôi 0 0 0 0

3 Tổng hợp nông lâm TS 20 12 12 44 4 NN kiêm ngành nghề 4 6 5 15 II Tiềm lực kinh tế hộ 30 30 30 90 1 Hộ kinh tế khá trở lên 4 7 5 16 2 Hộ kinh tế trung bình 17 18 19 64 3 Hộ nghèo 9 5 6 20

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát)

Về tiềm lực kinh tế của hộ khảo sát thì có sự khác biệt giữa các địa phương. Tại xã Cúc Đường (vùng núi cao) số hộ kinh tế loại khá trở lên chỉ có13,0%, trong khi số hộ diện nghèo chiếm đến 30 %. Xã La Hiên (Vùng giữa) thì số hộ có kinh tế khá chiếm 23,3%, số hộ kinh tế trung bình chiếm 60%, còn lại 16,7% (5/30) số hộ khảo sát thuộc diện nghèo. Số liệu tương ứng của xã Dân Tiến là 16,7% hộ khá, 63,3% hộ kinh tế trung bình và 20,0% là loại nghèo. Đại bộ phận số hộ nông dân có múc kinh tế trung bình và mức nghèo đang còn thiếu khả năng có vốn đầu tư thâm canh và mở rộng sản xuất

3.2.3.2. Tình hình phát triển sản xuất và kết quả sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra

a) Kết quả sản xuất trồng trọt và chăn nuôi của hộ gia đình

- Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng của hộ nông dân

Điều tra tình hình SX nông lâm nghiệp trong một số hộ ở 3 xã đại diện cho 3 vùng có kết quả như sau:

Diện tích trồng lúa nước bình quân 1 hộ ở vùng giữa (vùng 2) là nhiều nhất (0, 32 ha), còn tiểu vùng 1 là thấp nhất vì đó là vùng núi đá. Ngược lại DT trồng ngô của các hộ ở xã vùng 1 lại có DT canh tác bình quân hộ cao hơn cả. Tại các điểm điều tra, vùng 1 có diện tích đất trồng trọt thấp nhất, lại chủ yếu là đất 1 vụ do đây là tiểu vùng núi đá cao, vì vậy DT lúa 1 vụ không ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chắc cũng nhiều vì thiếu nước. Qua điều tra thực tế trong các hộ nông dân ở đây trồng chủ yếu các cây trồng mang tính tự cấp tự túc, trình độ sản xuất hàng hóa chưa cao. Lương thực do cấy lúa dành để ăn và dự trữ trong gia đình là chính, chỉ bán một lượng không nhiều ở ngay thị trường địa phương. Riêng sản phẩm ngô hạt ở Võ Nhai có lượng khá nhiều và được trồng chủ yếu để bán hàng hóa và một phần để làm thức ăn cho chăn nuôi của gia đình. Năng suất ngô ở đây đã tăng lên khi đưa các giống ngô lai về nhưng chưa được thâm canh đầy đủ nên năng suất không ổn định trong mỗi năm. Với DT trồng ngô khá lớn như ở Võ Nhai nếu được chú ý về giống và thâm canh sẽ tạo ra khối lượng sản phẩm lớn không chỉ cho chăn nuôi trong vùng mà còn tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.

Bảng 3.15. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây hàng năm bình quân 1 hộ khảo sát năm 2011 Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Theo từng xã và tiểu vùng Bình quân 3 xã Cúc Đƣờng (Vùng 1) La Hiên (Vùng 2) Dân Tiến (Vùng 3) 1 Lúa Đông xuân

a Diện tích ha 0,05 0,12 0,08 0,08

b Năng suất Tạ/ha 48,4 50,8 51,7 50,3

c Sản lượng Tấn 0,2 0,6 0,4 0,42

2 Lúa mùa

a Diện tích ha 0,09 0,2 0,22 0,17

b Năng suất Tạ/ha 46,1 49,6 49,3 48,3

c Sản lượng Tấn 0,4 1,0 1,1 0,8

3 Ngô

a Diện tích ha 0,2 0,15 0,14 0,16

b Năng suất Tạ/ha 34 42 44,5 40,2

c Sản lượng Tấn 0,7 0,6 0,6 0,6

4 Đỗ tƣơng

a Diện tích ha 0,07 0,04 0,05 0,05

b Năng suất Tạ/ha 30 32 31,5 31,2

c Sản lượng Tấn 0,2 0,1 0,2 0,2

5 Chè

a Diện tích ha 0,005 0,025 0,007 0,012

b Năng suất chè tươi Tạ/ha 55,0 75,0 62,5 64,0

c Sản lượng Kg 27,5 187,5 43,7 86,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra, các hộ cũng có trồng đậu tương, lạc, trồng chè nhưng diện tích không lớn. Các hộ nông dân ở xã La Hiên (vùng giữa) trồng nhiều chè hơn so với các hộ vùng 1 và vùng 3 và cũng có giá trị thu được từ bán các sản phẩm chè.

- Kết quả sản xuất lâm nghiệp. Tập quán từ bao đời nay sinh kế của hộ nông dân miền núi dựa nhiều vào thu lượm tài nguyên rừng, nhưng việc trồng rừng và phát triển vốn rừng lại khá mới mẻ trong tập quán sản xuất của người dân. Do vậy các hộ dân thường mới tham gia trồng rừng tập trung khi nhận được cây giống và kinh phí chăm sóc bảo vệ rừng, rất ít hộ chủ động trồng rừng của gia đình theo mục tiêu kinh tế. Hộ dân thường xuyên thu nhặt củi, măng, rau nấm để gia đình sử dụng và một phần được bán đi để thêm thu nhập. Hiện nay khối lượng khai thác củi và rau, măng thực phẩm trong rừng ngày càng tăng, vượt so với khả năng tái sinh của rừng dẫn đến tình trạng rừng nghèo kiệt tài nguyên, việc thu nhặt lâm sản ngoài gỗ cũng khó khăn hơn. Trong các hộ nông dân khảo sát năm 2011 ở 3 xã, các nguồn thu bằng tiền từ khai thác lâm sản, kinh phí và trồng bảo vệ rừng là không đáng kể. Nhưng trung bình mỗi ngày mỗi hộ gia đình cũng thu lượm và sử dụng các sản phẩm từ rừng như củi, rau, măng... trị giá 20 đến 25 nghìn đồng, tương đương thu nhập 0,6 đến 0,7 triệu đồng/tháng.

- Kết quả chăn nuôi gia súc của các hộ khảo sát

Bảng trên thể hiện các loại vật nuôi chính trong hộ điều tra.

Bảng 3.16. Các loại vật nuôi chính trong hộ điều tra năm 2011 Số TT Hạng mục Đơn vị tính Bình quân 1 hộ của từng xã B/quân 3 xã

Cúc Đường La Hiên Dân Tiến

Số hộ KS Hộ 30 30 30 90 1 Đàn trâu, bò Con 3,2 1,5 2,0 2,2 2 Số đầu lợn Con 3,1 4,0 3,8 3,6 3 Đàn dê Con 7,0 3,5 4,0 6,5 4 Đàn gia cầm Con 17,5 14,0 26,2 17,4 5 DT ao cá M2 5,0 32,0 12,0 16,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chăn nuôi của các hộ gia đình phát triển tương đối đều nhau giữa 3 xã đại diện cho 3 vùng. Chăn nuôi trâu bò: Các hộ của xã Cúc Đường (Vùng 1) có bình quân số trâu bò nuôi là 3,2 con, cao hơn hẳn các hộ của xã La Hiên (vùng giữa) chỉ bình quân 1,5 con trâu bò và xã Dân Tiến bình quân cũng chỉ 2,0 con/hộ.

Chăn nuôi lợn: Số lượng đầu con bình quân của 1 hộ ở 3 xã tương đương nhau, xã Cúc Đường 3,1 con/hộ; Xã La Hiên 4,0 con/hộ và xã Dân Tiến là 3,8 con/hộ.

Chăn nuôi dê ở vùng núi cao (xã Cúc Đường) bình quân 7,0 con/hộ; Vùng giữa (La Hiên) bình quân 3,5 con/hộ và vùng núi thấp (Dân Tiến ) bình quân 4,0 con/hộ. Nhìn chung các hộ nông dân vẫn phát triển chăn nuôi theo phương thức chăn thả là chủ yếu, mục đích chăn nuôi còn mang tính chất tận dụng và tự túc thực phẩm là chủ yếu. Chăn nuôi lợn đã sử dụng chủ yếu giống lợn lai kinh tế; Ngoài ra đàn trâu bò và gia cầm vẫn là các giống cũ cho năng

suất không cao nhưng có khả năng thích ứng và sức đề kháng bệnh dịch tốt hơn.

- Nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả huyện Võ Nhai là rất ít (0,25 % tổng diện tích tự nhiên). Các ao nuôi thả cá là các ô nước ngăn lại ở khe tích thủy ven đồi hoặc đào đắp ở các khu đất trũng lầy thụt trong thung lũng. Ở La Hiên (Vùng giữa) và Dân Tiến có từ 3 -5 % số hộ kinh tế khá hoặc trung bình có ao chứa nước diện tích từ 100 – 200 m2 nuôi thả cá theo mùa vụ để có nguồn thực phẩm cho gia đình và một phần trao đổi mua bán tại địa phương.

b) Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ KS

- Giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt của các nhóm hộ điều tra được thể hiện qua bảng 3.17:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.17. Kết quả sản xuất trồng trọt ở các nhóm hộ KS năm 2011

Số TT Chỉ tiêu ĐV tính Bình quân 1 hộ khảo sát Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo B/quân

1 Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ 23,79 21,57 15,75 20,37

2 Chi phí (IC) Tr.đ 9,05 8,46 7,67 8,39

3 Giá trị gia tăng (VA) Tr.đ 14.74 13,15 8,08 11,99

4 Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ 13,55 12,48 10,23 12,09

5 Giá trị gia tăng/chi phí (VA/IC) Lần 1,6 1,6 1,1 1,4

6 Giá trị TNHH / Chi phí (MI/IC) Lần 1,5 1,5 1,3 1,4

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 3.16 cho thấy mức đầu tư trong sản xuất ngành trồng trọt cao nhất ở nhóm hộ kinh tế khá và ít nhất ở nhóm hộ nghèo. Nhóm hộ khá đã chú ý tăng đầu tư mua giống tốt, cân đối phân bón, chủ động nước tưới ..., tổng đầu tư bình quân của nhóm này là 9.05 triệu đồng/hộ/năm 2011. Nhóm hộ trung bình có mức chi phí trong sản xuất trồng trọt là 8,46 triệu đồng/hộ/năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 69 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)