Phân tích hiện trạng quản lý an toàn lĩnh vực khai thác mặt đất của

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của vietnam airlines (Trang 54 - 55)

2.2.2.1 Tổ chức quản lý an toàn khai thác mặt đất

* Thành phần, nhiệm vụ tổ công tác an toàn khai thác mặt đất: Hiện nay VNA đã thành lập tổ công tác an toàn cấp cao (cấp tổng công ty) với thành phần là các lãnh đạo với nhiệm vụ chủ yếu là định hướng an toàn. Do đó quản lý an toàn KTMĐ chưa đồng nhất chung trong toàn VNA, nhiệm vụ quản lý an toàn đang diễn ra ở cấp độ định hướng mang định tính, chưa quan tâm đến quản lý an toàn cấp cơ sở nơi mà hàng ngày, hàng giờ diễn ra hoạt động khai thác mặt đất.

i)Thành phần tham (SAG-3) :(1) Tổ trưởng là phó tổng giám đốc khai thác mặt

đất; (2)Thành viên: Lãnh đạo phụ trách an toàn của ban dịch vụ thị trường; cán bộ các phòng dịch vụ trên không và phòng dịch vụ mặt đất và sân đỗ; (3)Lãnh đạo ban kế hoạch và tiếp thị hàng hóa; (4) Lãnh đạo các đơn vị: Công ty phục vụ mặt

đất Nội Bài, Công ty phục vụ mặt đất Đà Nẵng, Công ty phục vụ mặt đất Tân Sơn Nhất (NIAGS, DIAGS, TIAGS) và cán bộ phòng chất lượng của các đơn vị này; (5) Ban an toàn chất lượng và an ninh: Phó trưởng ban phụ trách khai thác mặt đất (làm thư ký) và cán bộ phòng đảm bảo an toàn chất lượng kỹ thuật và khai thác mặt đất.

ii) Nhiệm vụ (SAG-3) có 8 nhiệm vụ cơ bản như sau:

- Nhiệm vụ 1: Giám sát thực hiện an toàn khai thác mặt đất trong phạm vi chức năng của tổ và đảm bảo chương trình an toàn được thực thi phù hợp cùng với sự tham gia của các nhân viên liên quan .

- Nhiệm vụ 2: Phối hợp các giải pháp giảm thiểu hậu quả của mối nguy hiểm đã được xác định và đảm bảo bố trí phù hợp để thu thập dữ liệu an toàn và thông tin phản hồi của các cấp quản lý và nhân viên mặt đất.

- Nhiệm vụ 3: Đánh giá những ảnh hưởng của sự thay đổi với yếu tố an toàn khi diễn ra hoạt động khai thác mặt đất của VNA tại tất cả các sân bay trong nước và nước ngoài.

47

- Nhiệm vụ 4: Phối hợp thực hiện các kế hoạch hành động khắc phục, phòng ngừa và bố trí các cuộc họp hoặc trao đổi cần thiết để đảm bảo các cấp quản lý và nhân viên được tham gia đầy đủ vào công tác quản lý an toàn trong khai thác mặt đất; - Nhiệm vụ 5: Đảm bảo hành động khắc phục, phòng ngừa được thực hiện đúng tiến độ ngay khi diễn ra hoạt khai thác mặt đất tiếp theo.

- Nhiệm vụ 6: Xem xét hiệu lực của các khuyến cáo an toàn khai thác mặt đất trước đó.

- Nhiệm vụ 7: Giám sát công tác đẩy mạnh an toàn và đảm bảo rằng công tác huấn luyện an toàn của nhân viên mặt đất được thực thi thỏa mãn các yêu cầu quy định tối thiểu.

- Nhiệm vụ 8: Họp định kỳ theo tháng và báo cáo mọi hoạt động của tổ cho UBAT.

2.2.2.2 Mối liên hệ giữa quản lý an toàn và quản lý chất lƣợng

Vietnam Airlines xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng (QMS) nhằm đáp ứng sự tuân thủ với các yêu cầu của Cục HKVN và nhu cầu cải tiến liên tục về chất lượng của VNA. Hệ thống quản lý chất lượng này được vận hành song song và kết hợp với hệ thống quản lý an toàn (SMS), trong đó công tác đánh giá định kỳ về an toàn và chất lượng được thực hiện kết hợp với nhau.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của vietnam airlines (Trang 54 - 55)