Hoàn thiện hệ thống các quy trình, tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của vietnam airlines (Trang 81 - 91)

Các quy trình cơ bản và quan trọng trong quản lý an toàn khai thác mặt đất cần xây dựng: Quy trình điều tra an toàn KTMĐ; quy trình nhận diện nguy hiểm và đánh giá rủi ro; quy trình báo cáo an toàn KTMĐ.

3.3.1.1 Quy trình điều tra an toàn trong khai thác mặt đất

Các sự cố phải điều tra: Khi tiến hành hoạt động khai thác mặt đất nếu có sự cố phải điều tra thì các công ty PVMĐ tham chiếu tại nghị định 75/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam. Ngoài ra lãnh đạo công ty PVMĐ có thể ra quyết định bổ sung phạm vi điều tra nếu cần thiết.

Các bước điều tra an toàn, gồm 4 bước cơ bản sau:

- Bước 1: Ra quyết định điều tra và thành lập tổ điều tra an toàn khai thác mặt đất: Tùy thuộc vào loại sự cố mà cấp quyết định điều tra và thành phần tổ điều tra sẽ khác nhau.

- Bước 2: Thu thập thông tin, bằng chứng xác thực trong khai thác mặt đất: Việc thu thập thông tin bằng chứng xác thực có thể dựa vào các nguồn như: Hồ sơ chuyến bay, các bảng biểu, các báo cáo của các thành viên liên quan, hình ảnh hiện trường, thông tin phản hồi, khiếu nại của khách hàng.

- Bước 3: Phân tích thông tin, tìm bằng chứng xác thực và xác định nguyên nhân gốc bằng mô hình SHELL (xem mô hình SHELL trình bày ở chương 1)

- Bước 4: Tổng hợp và lập báo cáo điều tra an toàn khai thác mặt đất.

Các hoạt động sau điều tra an toàn gồm có: (1) Khuyến cáo an toàn; (2) thực hiện các hành động khắc phục; (3) theo dõi hiệu lực thực hiện; (4) truyền đạt và phổ biến thông tin an toàn, kết quả điều tra an toàn, bài học kinh nghiệm; (5) cập nhật cơ sở dữ liệu an toàn để quản lý tập trung và tạo điều kiện cho quá trình nhận diện nguy hiểm; (6) lưu hồ sơ điều tra.

74

3.3.1.2 Quy trình nhận diện nguy hiểm và đánh giá rủi ro

Vietnam Airlines cần duy trì năng lực quản lý an toàn thích ứng linh hoạt, được thiết kế để kiểm soát và quản lý mọi tình huống: những sự cố đã xẩy ra rất có thể còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn; những thay đổi của tổ chức: mở rộng, thu hẹp, thay đổi con người, thay đổi quá trình, thay đổi quy trình … tất cả đều cần thiết phải được nhận diện và đánh giá rủi ro để có sự can thiệp kịp thời của cấp quản lý công ty PVMĐ cho phép tiếp tục các hoạt động KTMĐ bình thường hay ngắt quãng tối thiểu ở cấp an toàn chấp nhận được.

(1) Quy định về trách nhiệm tham gia phản ánh mối nguy hiểm: Tất cả các cá nhân, tổ chức các cấp tham gia hoặc liên quan đến chuỗi dịch vụ KTMĐ có trách nhiệm tham gia quá trình nhận diện mối nguy hiểm bằng cách: i) phản ánh và cung cấp thông tin an toàn thông qua hệ thống báo cáo an toàn, bao gồm báo cáo nhận diện nguy hiểm, đánh giá rủi ro và cung cấp kết quả cho các bên liên quan; quản lý hồ sơ nhận diện nguy hiểm và đánh giá rủi ro; ii) phân tích, nhận diện nguy hiểm trong khu vực hoạt động khai thác mặt đất, truyền đạt và phổ biến kết quả nhận diện nguy hiểm và đánh giá rủi ro trong nội bộ; iii) lãnh đạo có trách nhiệm chỉ đạo và phê duyệt tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro an toàn khai thác mặt đất; iv) lãnh đạo chỉ đạo và định hướng trong hoạt động nhận diện nguy hiểm và đánh giá rủi ro đối với một vấn đề an toàn cụ thể.

(2) Quy trình nhận diện mối nguy hiểm trong khai thác mặt đất: Quá trình nhận diện nguy hiểm là phân tích dữ liệu an toàn từ cơ sở dữ liệu an toàn và phân tích sự thay đổi, quá trình này gồm có 3 bước căn bản là: i) xác định khái quát mối nguy hiểm chung trong khai thác mặt đất; ii) phân tích mối nguy hiểm chung thành các mối nguy hiểm cụ thể ở các dịch vụ: phục vụ hành khách và hành lý, cân bằng trọng tải và giám sát sân đỗ, phục vụ máy bay tại sân đỗ; iii) liên hệ mỗi thành phần hoặc mỗi nguy hiểm riêng với các hậu quả có thể xảy ra ở loại dịch vụ khai thác mặt đất cụ thể.

75

(3) Quy trình đánh giá rủi ro khai thác mặt đất và tiêu chuẩn chấp nhận:

Ngay khi các nguy hiểm đã được nhận diện, các rủi ro tiềm ẩn phải được đánh giá. Đánh giá rủi ro KTMĐ là quá trình phân tích rủi ro từ hậu quả của mối nguy hiểm khi uy hiếp hoạt động khai thác mặt đất hàng không.

i) Phân tích rủi ro : Trong KTMĐ việc phân tích rủi ro an toàn là quá trình xác định hai thành phần cơ bản: khả năng xảy ra sự cố KTMĐ ( 1- rất hiếm khi xảy ra, 2- có khả năng xảy ra, 3- đôi chút, 4- không thường xuyên, 5- thường xuyên) và

hậu quả hay mức độ nghiêm trọng của sự cố KTMĐ (E- không đáng kể, D- nhỏ, C- lớn, B- nguy hiểm, A-thảm họa), dựa vào bảng 3.5 sau đây:

Bảng 3.5 mô tả 5 mức kết hợp giữa khả năng xảy ra & hậu quả

Khả năng xảy ra Hậu quả

1- Rất hiếm khi xảy ra E- Không đáng kể 2- Có khả năng xảy ra D- Nhỏ

3- Đôi chút C- Lớn

4- Không thường xuyên B- Nguy hiểm 5- Thường xuyên A- Thảm họa

Nguồn : DOC 9859, ICAO, 2012

Định lượng hậu quả hay mức độ nghiệm trọng: Trong khai thác mặt đất, việc định lượng ra hậu quả hay mức độ nghiêm trọng của tai nạn, sự cố (tức là đánh giá mức đô ̣ thiê ̣t về : tài sản, khai thác, con người, tài chính, uy tín đối với khách hàng ) là rất quan trọng để các nhà quản lý ra quyết định tiếp theo. Phân tích rủi ro xác định được mức đô ̣ nghiêm trọng thuộc loại: Thảm họa, nguy hiểm, lớn, nhỏ, không đáng kể thông qua 5 bảng 3.6; 3.6; 3.8; 3.8; 3.10 dưới đây.

76

Bảng 3.6: Xác định mối nguy hiểm mức Thảm họa Yếu tố cầu

thành Miêu tả

Tài sản Hủy hoại thiết bị mặt đất; tàu bay bị phá hủy; phá hủy hoàn toàn thiết bị, tài sản.

Khai thác Mất an toàn ở mức cao nhất so với giới hạn an toàn; là một tai nạn như định nghĩa của ICAO; gây chậm chuyến bay hơn 2 ngày; tàu bày phải dừng khai thác để bảo dưỡng hơn 30 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Con người Thiệt hại tính mạng hành khách, nhân viên, người khác từ những nguyên nhân liên quan

Luật pháp Thiệt hại quan trọng, có khả năng gây bất lợi cho tình hình tài chính của các công ty PVMĐ

Phản ánh của khách hàng

Làm hư hại đến hình ảnh của công ty PVMĐ một cách lâu dài.

Nguồn : DOC 9859, ICAO, 2012

Bảng 3.7: Xác định mối nguy hiểm mức Nguy hiểm Yếu tố

cầu thành Miêu tả

Tài sản Hư hỏng thiết bị một cách cơ bản và cần tới 7 ngày hoặc hơn để sửa chữa

Khai thác

Năng lực khai thác bị suy giảm công ty PVMĐ không thể bù đắp những tổn thất hiện có, để duy trì năng lực khai thác như tình trạng bình thường; chậm chuyến bay từ 8-24 giờ. Dừng khai thác để bảo dưỡng 14 - 29 ngày; mất kiểm soát các sự cố mà đang phải nỗ lực kiểm soát; hạ cánh quá tải trọng vì lý do an toàn.

Con người Bị thương nghiêm trọng, cần gửi tới bệnh viện

Luật pháp Nhà chức trách buộc phải ra lệnh phạt hoặc giới hạn khai thác. Tài chính Thiệt hại lớn về tài chính (>$100.000USD)

Phản ánh Làm hư hại đến hình ảnh của công ty PVMĐ một cách trung bình

77

Bảng 3.8: Xác định mối nguy hiểm mức Lớn Yếu tố cầu

thành Miêu tả

Tài sản Hư hỏng thiết bị một cách nghiêm trọng, có thể phải sửa chữa trong vòng 2-6 ngày.

Khai thác Làm giảm khả năng của công ty PVMĐ do phải đối phó với điều kiện khai thác bất lợi như tăng khối lượng công việc, hoặc bị suy giảm hiệu suất của công ty PVMĐ; làm chậm chuyến bay từ 4-8 giờ; tàu bay dừng khai thác để bão dưỡng từ 7-13 ngày; tàu bay quay lại sân bay do hỏng hóc hoặc vì lý do an toàn; lăn ra ngoài đường băng.

Con người Bị thương, cần sơ cứu tại phòng cấp cứu của bệnh viện hoặc đi khám bệnh

Luật pháp Nhà chức trách ban hành thông báo khắc phục, liên quan tới việc không tuân thủ qui định.

Tài chính Thiệt hại đáng kể về tài chính ($50.000- $99.999USD)

Khách hàng Làm ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty PVMĐ trong thời gian ngắn.

Nguồn : DOC 9859, ICAO, 2012

Bảng 3.9: Xác định mối nguy hiểm mức Nhỏ Yếu tố cầu

thành Miêu tả

Tài sản Hư hỏng thiết bị một cách giới hạn, có thể sửa chữa trong ngày hoặc thay thế.

Khai thác Tàu bay dừng khai thác để bão dưỡng từ 1-6 ngày; chậm chuyến bay từ 1-4 giờ; phải triển khai các hệ thống dự phòng cho khai thác; tàu bay quay lại sân bay vì lý do hỏng hóc hoặc an toàn

Con người Bị thương và cần sơ cứu y tế.

Luật pháp Nhà chức trách ban hành nhận xét hoặc khuyến cáo Tài sản

chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiệt hại tài chính ở mức trung bình ($10.001 - $49.999USD).

Khách hàng Khách hàng khiếu nại/không thỏa mãn

78

Bảng 3.10: Xác định mối nguy hiểm mức Không đáng kể Yếu tố cầu

thành Miêu tả

Tài sản Chỉ yêu cầu bảo dưỡng, kiểm tra.

Khai thác Hậu quả không đáng kể; tàu bay dừng khai thác để bão dưỡng 1 ngày hoặc ít hơn; chậm chuyến bay không quá 1 giờ.

Con người Bị trượt hoặc ngã nhưng không bị thương. Luật pháp Nhà chức trách kiểm tra.

Tài chính Thiệt hại nhẹ (<$10.000USD) Khách hàng Không đáng kể

Nguồn : DOC 9859, ICAO, 2012

ii) Phương pháp xác định mức tần suất, khả năng xảy ra trong KTMĐ: Sau khi đã xác đi ̣nh được mức nghiêm tro ̣ng của tai na ̣n , sự cố; bước tiếp theo của quá trình đánh giá rủi ro là xác định mức tần suất (thường xuyên, không thường xuyên , đôi chút, có khả năng xảy ra và rất hiếm khi xảy ra) dựa vào bảng 3.11. Đi ̣nh kỳ các công ty phu ̣c vu ̣ mă ̣t đất có thể điều chỉnh tần suất cho phù hợp với yêu cầu cải tiến liên tu ̣c của quản lý an toàn khai thác mă ̣t đất.

Bảng 3.11: Phƣơng pháp xác định Mức tần suất, khả năng xảy ra sự cố Phân loại khả

năng xảy ra Miêu tả

5 - Thường xuyên

Công ty PVMĐ đang phải đối phó với vấn đề hiện tại: xảy ra hàng tuần; xảy ra lớn hơn 90% trong tổng số lần.

4 - Không thường xuyên

Công ty PVMĐ đã xem xét, trong sự cân nhắc về khả năng xảy ra thì cho thấy nó sẽ xảy ra hoặc sẽ xảy ra: tối thiểu hàng tháng. vụ việc xảy ra chiếm 60-90% trong tổng số lần.

3 - Đôi chút

Công ty PVMĐ cân nhắc vấn đề có nhiều khả năng xảy ra, nhưng cân nhắc dựa vào khả năng xảy ra hoặc có thể xảy ra: Trong hàng quý; việc xảy ra chiếm 30-60% trong tổng số lần. 2- Có khả năng

xảy ra

Công ty PVMĐ cân nhắc đây là vấn đề có khả năng xảy ra, nhưng không lường trước được, hoặc nó không thường xảy ra: Trong mỗi 6 tháng; việc xảy ra chiếm 10-30% trong tổng số lần. 1 - Rất hiếm khi

xảy ra

Hầu hết là không nhận thức được rằng sự cố sẽ xảy ra. Tổ chức cân nhắc sự cố xảy ra trong hoàn cảnh ngoại lệ, hoặc cân nhắc: có thể xảy ra 1 lần trong năm; việc xảy ra nhỏ hơn 10% trong tổng số lần.

79

Ví dụ: Đề xuất điều chỉnh tỷ lệ, tần suất xẩy ra vụ việc trong KTMĐ liên quan đến chỉ số: mất an toàn trong quản lý tải và chất xếp (đơn vi ̣ tính: lần hoặc số vụ viê ̣c / 10000 chuyến bay phục vụ ): Thường xuyên (4 lần trở lên); không thường xuyên (3 lần đến 4 lần); đôi chút (1 lần đến 2 lần); có khả năng xảy ra (0,5 lần đến1 lần); rất hiếm khi xảy ra (0 lần đến 0,5 lần).

iii) Phương pháp chấp nhận cấp độ rủi ro và hành động kèm theo: Trong lĩnh vực khai thác mă ̣t đất , mă ̣c dù không mong muốn nhưng trong quá trình thực hiê ̣n công viê ̣c của nhân viên cũng như cán bô ̣ quản lý , họ luôn đối mặt với những rủi ro. Do đó, để giảm thiểu những hậu quả của các tai nạn , sự cố; viê ̣c chấp nhâ ̣n rủi ro, không chấp nhâ ̣n rủi ro hay chấp nhâ ̣n rủi ro với điều kiê ̣n , hành động kèm theo phải đươc đi ̣nh trước theo quy trình an toàn đã được thiết lâ ̣p dựa vào b ảng 3.12 và 3.13 dưới đây .

Bảng 3.12: Bảng mô tả phƣơng pháp chấp nhận cấp độ rủi ro

Phân loại Hành động

Mức cao nhất

D (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dừng khai thác. Không chấp nhận rủi ro trong hoàn cảnh hiện thời. Không cho phép khai thác,cho tới khi các biện pháp làm giảm nhẹ rủi ro tới mức chấp nhận được có hiệu quả và được cải tiến.

Lãnh đạo công ty PVMĐ phải ra thông báo.

Mức cao C

Lãnh đạo đơn vị, bộ phận phải có thông báo và phê chuẩn việc kiểm soát rủi ro, đồng thời yêu cầu có hành động làm giảm nhẹ rủi ro. Lãnh đạo quản lý đơn vi ̣ phải ra thông báo.

Mức vừa phải

B

Chấp nhận mức rủi ro sau khi xem xét tình trạng khai thác.

Mức thấp A

Chấp nhận mức rủi ro với sự kiểm soát.

80

Hành động quản lý tương ứng khi nhận diện ra rủi ro an toàn KTMĐ được mô tả trong bảng 3.13:

Bảng 3.13: Bảng mô tả hoạt động điều tra và đánh giá an toàn

Phân loại Hoạt động điều tra Hoạt động đánh

giá

Mức cao nhất

D

Lãnh đạo công ty PVMĐ ra quyết định điều tra trực tiếp; triển khai trong phạm vi 24 giờ; báo cáo theo phụ lục 1.2; báo cáo sơ bộ trong vòng 30 ngày; báo cáo kết thúc trong vòng 90 ngày.

Tiến hành ngay, trong phạm vi 24 giờ. Hành động khắc phục trong phạm vi 7 ngày. Mức cao C

Đơn vị quản lý mảng công việc tiến hành điều tra:

- Triển khai trong vòng 7 ngày. - Báo cáo điều tra sơ bộ.

- Báo cáo điều tra ban đầu trong vòng 30 ngày. - Báo cáo kết thúc điều tra trong vòng 60 ngày.

Hành động khắc phục trong vòng 30 ngày. Mức vừa phải B

Lãnh đạo nhóm an toàn KTMĐ đơn vị gửi báo cáo đánh giá an toàn tới lãnh đạo công ty PVMĐ Hành động khắc phục trong vòng 60 ngày. Mức thấp A

Duy trì hoạt động theo dõi, phân tích. Hành động khắc phục trong vòng 90 ngày.

Nguồn : DOC 9859, ICAO, 2012

iv) Phương pháp đánh giá mức rủi ro bằng ma trận rủi ro an toàn: Từ ma trâ ̣n rủi ro an toàn KTMĐ bảng 3.14 (là kết hợp từ bảng 3.11, 3.12 và 3.13) gợi ý cho lãnh đạo công ty PVMĐ phải thực hiện ngay 1 trong 4 hành động sau đây:

81

- Mức cao nhất (mức 5A, 5B, 5C, 4A, 4B): Dừng mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng KTMĐ ; không chấp nhâ ̣n rủi ro trong hoàn cảnh hiê ̣n thời ; không cho phép khai thác cho tới khi các biện pháp làm giảm nhẹ rủi ro tới mức chấp nhận được có hiệu quả và được cải tiến; ngay lâ ̣p tức lãnh đạo công ty PVMĐ phải ra thông báo.

- Mức cao ( mức 5D, 5E, 4C, 3B, 3C, 2A, 2B): Lãnh đạo đơn vị, bộ phận KTMĐ phải có thông báo và phê chuẩn việc kiểm soát rủi ro, đồng thời yêu cầu có hành động làm giảm nhẹ rủi ro ; lãnh đạo quản lý đơn vi ̣ phải ra thông báo, sau đó lãnh đạo công ty PVMĐ ra thông báo tiếp tục các hoạt động KTMĐ .

- Mức vừa phả i (mức 4D, 4E, 3D, 2C, 1A, 1B): Chấp nhận mức rủi ro sau khi xem xét tình trạng khai thác, tiếp tu ̣c hoa ̣t đô ̣ng KTMĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức thấp (mức 3E, 2D, 2E, 1C, 1D, 1E): Tiếp tu ̣c hoa ̣t đô ̣ng KTMĐ , chấp nhận mức rủi ro với sự kiểm soát.

Bảng 3.14: Bảng Ma trận rủi ro an toàn khai thác mặt đất

Khả năng xẩy ra Hậu quả Thảm họa

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của vietnam airlines (Trang 81 - 91)