Tổng quan về VietnamAirlines

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của vietnam airlines (Trang 43 - 45)

Tổng công ty Hàng không Việt Nam tên tiếng Anh - Vietnam Airlines, gọi tắt VNA, Vietnam Airlines được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1996 trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam làm nòng cốt. Đây là Công ty Trách nhiện Hữu hạn một thành viên hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý.

Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:

i) Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư;

ii) Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư tàu bay và các thiết bị kỹ thuật khác; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư phụ tùng cho các hãng hàng không trong nước và nước ngoài;

iii) Xuất, nhập khẩu tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không (thuê, cho thuê, thuê mua và mua, bán) và những mặt hàng khác theo quy định của Nhà nước;

iv) Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hoá; dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ thương nghiệp, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và tại các tỉnh, thành phố; các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay và các dịch vụ hàng không khác;

v) Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không; các nhà sản xuất tàu bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng tàu bay; các công ty vận tải, du lịch trong nước và nước ngoài;

vi) Hoạt động hàng không chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, bay hiệu chuẩn các đài dẫn đường hàng không, sửa chữa bảo dưỡng đường điện cao

36

thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trường, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...);

vii) Sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay, các dụng cụ phục vụ dây chuyền vận tải hàng không; xuất - nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu khác tại các cảng hàng không, sân bay và các địa điểm khác.

Lực lượng sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty là đội máy bay 87 chiếc máy bay (tính đến tháng 12/2013) có độ tuổi trung bình trẻ nhất trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm:

Bảng 2.1: Bảng thống kê đội bay của Vietnam Airlines đến tháng 12/2013

STT Loại máy bay Số lƣợng đến 12/2013

1. Boeing B777-200 10 2. Airbus A330-200 11 3. Airbus A321 48 4. Airbus A320 00 5. Fokker70 02 6. ATR72 16 Tổng 87

Nguồn : Cơ sở dữ liệu hệ thống Sabre – Departure Control System của VNA

Lực lượng lao động khoảng 8 nghìn người trực tiếp tham gia vào các hoạt động trực tiếp phục vụ khai thác 87 máy bay.

Kế hoạch đến 2015, đội bay của Tổng công ty sẽ gồm 120 chiếc và tăng lên 150 chiếc vào năm 2020. Kế hoạch tăng trưởng đội bay đặt ra rất nhiều thách thức đối với hạ tầng hàng không Việt Nam, bãi đậu máy bay và quản lý lưu thông giao thông hàng không, đặc biệt là phục vụ khai thác mặt đất. Do đặc điểm của phục vụ mặt đất chủ yếu là giữa hai chặng bay của chuyến bay, chịu áp lực rất lớn về thời gian phục vụ để đảm bảo chuyến bay đúng giờ. Năng lực đội máy bay tăng lên cũng tạo thách thức rất lớn đối với khai thác mặt đất.

37

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của vietnam airlines (Trang 43 - 45)