*Tài liệu “ AC 1-3”: Ngày 20/4/2009 Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành tài liệu “AC 1-3” và hướng dẫn áp dụng AC 1-3 được ban hành theo văn bản số 1342/CHK-TCATB. Theo yêu cầu của tài liệu AC 1-3, từ 01/03/2009, tất cả những tổ chức được cấp chứng chỉ khai thác tàu bay (AOC) của Cục Hàng không Việt Nam (CHKVN) được khuyến nghị bắt đầu áp dụng hệ thống quản lý an toàn. Tài liệu AC 1-3 cũng quy định: Một hệ thống quản lý an toàn bao gồm 04 thành phần và 12 yếu tố như sau:
- Chính sách và các mục tiêu an toàn: Cam kết và trách nhiệm của lãnh đạo; trách nhiệm về an toàn của những vị trí quản lý; bổ nhiệm nhân sự an toàn nòng cốt; kế hoạch ứng phó khẩn nguy; hệ thống lưu trữ tài liệu và hồ sơ.
- Quản lý rủi ro an toàn: Các quá trình nhận diện mối nguy hiểm; đánh giá rủi ro và các quá trình giảm thiểu rủi ro.
- Đảm bảo an toàn:Theo dõi thực hiện an toàn và biện pháp đo lường; quản lý thay đổi; cải tiến thường xuyên và đánh giá.
41
*Chương trình an toàn quốc gia trong lĩnh vực hàng không dân dụng:
Ngày 7/5/2013, Bộ Giao thông vận tải đã ký ban hành Quyết định số 1189/QĐ- BGTVT phê duyệt Chương trình An toàn Quốc gia trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Theo định nghĩa của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Chương trình An toàn Quốc gia SSP (State Safety Program), về bản chất là chương trình tích hợp giữa các văn bản quy phạm pháp luật với các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao an toàn hàng không. ICAO yêu cầu các quốc gia thành viên phải có hệ thống SSP theo quy định tại Phụ ước 1 (cấp phép nhân viên hàng không), Phụ ước 6 (Khai thác tàu bay), Phụ ước 8 (Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với tàu bay), Phụ ước 11 (Dịch vụ quản lý bay), Phụ ước 13 (Điều tra sự cố tai nạn tàu bay), Phụ ước 14 (Cảng hàng không) và mới nhất là Phụ ước 19 (Quản lý an toàn).
Các nội dung chính của Chương trình An toàn Quốc gia SSP bao gồm: chính sách và các mục tiêu an toàn của Việt Nam; quản lý rủi ro an toàn hàng không; công tác đảm bảo an toàn hàng không Việt Nam và công tác thúc đẩy an toàn của Việt Nam. Việt Nam luôn xác định công tác đảm bảo an toàn hàng không là nỗ lực của một hệ thống thống nhất, đồng bộ từ Chính phủ cho đến từng cá nhân tham gia trực tiếp khai thác, vận hành các hoạt động hàng không dân dụng với mục tiêu, chính sách an toàn rõ ràng, trong đó Cục Hàng không Việt Nam đóng vai trò trực tiếp để thực thi các mục tiêu và chính sách về an toàn hàng không.
Để đạt được mức độ an toàn cao nhất, CHKVN đã đưa ra chính sách và thiết lập các mục tiêu chiến lược an toàn như: Tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn hàng không của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện. Thực hiện công tác phê chuẩn và giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động khai thác tàu bay thuộc phạm vi quản lý đã được quy định; tiếp tục hoàn thiện và sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quản lý rủi ro để giảm thiểu thiệt hại về tài sản, tính mạng hành khách do sự cố tai nạn gây nên; phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không, cơ sở bảo dưỡng tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và Nhà khai thác sân bay để củng cố và khắc phục triệt để các vấn đề về an toàn còn tồn tại; đảm bảo cơ sở vật chất hỗ trợ việc khai thác; tích cực thu thập
42
thông tin an toàn trong phạm vi toàn cầu và của hàng không Việt Nam để phân tích, chia sẻ và phân loại mức độ ưu tiên trong việc xử lý các vấn đề mang tính cấp bách và có thể trực tiếp uy hiếp đến an toàn hàng không.
Cục hàng không Việt Nam là Nhà chức trách hàng không trực thuộc Bộ GTVT, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng không dân dụng và được Bộ trưởng Bộ GTVT ủy quyền trong việc triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Quốc gia an toàn Việt Nam.
2.2 QUẢN LÝ AN TOÀN LĨNH VỰC KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA VIETNAM AIRLINES