Tác động của BĐKH đến sinh kế của người dân trên địa bàn xã Quảng An

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Tác động của BĐKH đến sinh kế của người dân trên địa bàn xã Quảng An

Việt Nam, theo dự đoán, là một trong số ít nước sẽ phải chịu hậu quả tác động nặng nề nhất của BĐKH (Ngân hàng Thế giới, 2007, 2008).

Đối với Việt Nam, mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn - các hệ sinh thái đất ngập nước của các đồng bằng lớn nhất cả nước - nơi ở của các cộng đồng dân cư lâu đời, cái nôi của nền văn minh lúa nước, vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển. Nếu nhiệt độ tăng 2oC, mực nước biển dâng 1m, có thể làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (khoảng 17 triệu người). Riêng với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nếu mực nước biển dâng như dự đoán vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng, mùa màng bị thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt và úng. Nếu mực nước biển dâng 1m, mà không có các hoạt động ứng phó, phần lớn diện tích ĐBSCL sẽ hoàn toàn bị ngập nhiều thời gian dài trong năm và thiệt hại tài sản ước tính lên tới 17 tỷ USD. BĐKH còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy... ) do sự thay đổi nhiệt độ nước và mực nước, thay đổi thời tiết (mưa, bão, hạn hán...) tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và cường độ của những trận lũ và hạn hán làm giảm sản lượng sinh học bao gồm cả các cây trồng nông, công và lâm nghiệp và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Bão, lũ lụt, rét hại, nắng nóng, hỏa hoạn và những thay đổi điều kiện sinh thái khác sẽ dẫn tới các thảm họa chết người, ốm đau, thương tích, suy dinh dưỡng và các bệnh dịch mới, nhất là các bệnh truyền nhiễm do côn trùng có tỷ lệ tử vong cao [21, tr.56].

Đối với các lĩnh vực, cũng như tình hình chung trên thế giới, đối với Việt Nam, BĐKH tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và KT- XH, trong đó tài nguyên nước, nông nghiệp, y tế - sức khỏe và vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất [21, tr.57].

Tác động của BĐKH tới tài nguyên nước

Như đã nói ở trên, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và 2 quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó kăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt [34, tr.23]. Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia thiếu nước với tổng bình quân đầu người cả nước mặt và nước ngầm trên phạm vi lãnh thổ là 4.400/m3/người/ năm (so với bình quân thế giới là 7.400m3/người/năm). Trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Việt Nam có nhiều yếu tố không bền vững. Sự suy thoái tài nguyên nước ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng do nhu cầu về nước ngày một lớn, khai thác sử dụng bừa bãi, thiếu quy hoạch và đặc biệt là sự suy giảm đến mức báo động của rừng đầu nguồn. Dưới tác động của BĐKH, khi nhiệt độ trung bình tăng, độ bất thường của thời tiết, khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ngọt ở các khía cạnh như:

- Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người , nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, giao thông... đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi nước của các thủy vực (hồ ao, sông, suối...) cũng tăng. Hậu quả dẫn đến là sự suy thoái tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng sẽ trở nên trầm trọng hơn.

- Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con sông và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán, lượng nước dưới đất.

- Khi băng tuyết ở các cực và đỉnh núi cao ( Himalaya) tan sẽ làm tăng dòng chảy ở các sông và làm tăng lũ lụt. Khi các băng trên núi cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhưng khi đó các dòng chảy cũng giảm dần, thậm chí cạn kiệt. Nạn thiếu nước sẽ trầm trọng hơn. Điều này rất đặc trưng cho các nước châu Á với nguồn nước sông ngòi phụ thuộc nhiều vào nước thượng nguồn.

- Một hậu quả nghiêm trọng khác của BĐKH tới tài nguyên nước là hạn hán gia tăng. Hạn hán không những dấn tới hậu quả làm giảm năng suất mùa màng,

thậm chí mất trắng, mà còn là nguy cơ dẫn tới hoang mạc hóa, làm tăng nguy cơ cháy rừng gây thiệt hại to lớn về nhiều mặt.

- Nước cần cho sự sống (cho bản thân con người và thế giới sinh vật) cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp v.v... Vì vậy, sự suy thoái tài nguyên nước sẽ là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp tới đời sống con người và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

- Năm 2010, do ảnh hưởng của El Nino, các đợt nắng nóng kéo dài nhiều tháng, nhiệt độ lên tới 40 - 41oC; hạn hán xảy ra nghiêm trọng trong cả nước, ruộng thiếu nước, rừng bị cháy, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông - lâm nghiệp và sức khỏe [21, tr.58].

Tác động của BĐKH tới lĩnh vực nông nghiệp

Là nước nông nghiệp nhưng hầu hết nông dân Việt Nam có rất ít đất canh tác, đặc biệt là nông dân vùng ven biển. Tại các vùng nông thôn Bắc bộ và Trung bộ bình quân đất canh tác trên đầu người chỉ khoảng 1,2 - 1,3 sào (360 m2). Gần đây, trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, khoảng 400.000 hecta đất nông nghiệp màu mỡ xung quanh các đô thị, khu công nghiệp mới đã chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp [24, tr.29]. Cộng với việc sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt, làm tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất của mùa màng. Sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu như bão, lũ lụt, hạn hán, giá rét sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy hải sản. Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương, mùa màng đã bị mất trắng do thiên tai (lũ lụt và hạn hán). Đợt rét hại kéo dài 33 ngày cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 là một minh chứng. Theo số liệu thống kê, đã có 33.000 con trâu bò, 34.000 ha lúa xuân đã cấy, hàng chục ngàn hecta mạ non, nhiều đầm cá tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã bị chết, thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đấy là chưa tính tới các cây, động vật hoang dã ở các vùng núi cao bị băng giá trong nhiều ngày liền, liệu có khả năng sống sót không và thiệt hại là bao nhiêu [21, tr.59].

Tác động của BĐKH tới sức khỏe

Báo cáo gần đây nhất của Ủy ban liên quốc gia về BĐKH đã khẳng định, BĐKH gây ra tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như sóng nhiệt/nóng, bão, lũ lụt, hạn hán... Do nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm qua vật trung gian như sốt rét (do muỗi truyền), sốt xuất huyết (muỗi), viêm não (muỗi) qua môi trường nước (các bệnh đường ruột) và các bệnh khác (suy dinh dưỡng, bệnh về phổi...). Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn tới các vùng kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói nghèo cao. Đặc biệt, ở Việt Nam, trong thời gian qua cũng xuất hiện một số bệnh mới ở người và động vật (tả, cúm gia cầm, bệnh tai xanh...) nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết) và gây ra thiệt hại đáng kể [20, tr.28]. Đầu năm 2014, do sự thay đổi thất thường của khí hậu đã làm tăng thêm quá trình phát tán của các dịch bệnh như: sốt xuất huyết, dịch sởi, tay chân miệng....

Tác động của BĐKH tới vùng ven biển

Vùng ven biển (VVB) Việt Nam chạy dài suốt 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam qua 29/65 tỉnh thành, có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng về nhiều mặt: phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, VVB Việt Nam cũng là nơi chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH. VVB là nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất của thiên tai mà trước hết là bão, lũ lụt, gây những tổn thất nặng nề về người và của. Hằng năm, thiệt hại do thiên tai gây ra ước chiếm khoảng 1% GDP. Chỉ tính riêng năm 2006, thiệt hại do bão gây ra ở Việt Nam lên tới 1,2 tỷ USD.

Nước biển dâng và nhiệt độ tăng sẽ làm ảnh hưởng lớn tới các rạn san hô. Nhiệt độ nước biển chỉ cần tăng một vài độ san hô có thể chết hàng loạt.

Do tính không ổn định của địa mạo so với những địa bàn khác, vì vậy tài nguyên đất VVB bị ảnh hưởng mạnh nhất do biến đổi các yếu tố khí hậu. Các vấn đề chịu tác động chủ yếu của các yếu tố khí hậu đến tài nguyên đất VVB chủ yếu là đất bị sạt lở, xâm nhập mặn, hạn hán, ngập úng [21, tr.61,62]. Không chỉ VVB chịu những yếu tố

do BĐKH mà vùng đồng bằng cũng chịu những tác động tương tự. Còn ở vùng núi và cao nguyên, bên cạnh hiện tượng sạt lở đất thì vấn đề đất bị xói mòn, rửa trôi thường xuyên xảy ra khi có mưa lớn, lũ quét.

Ngoài ra, BĐKH còn tác động đến cơ sở hạ tầng, đến an ninh môi trường/ an ninh quốc gia.

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Theo báo cáo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế sự thay đổi về khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng được quan sát thấy thông qua sự thay đổi về nhiệt độ, tần suất và cường độ của các trận lụt, lượng mưa, hạn hán và bão. Nhiệt độ trong thời gian gần đây đang gia tăng so với thời kỳ 1973 - 1982, ví dụ ở huyện Nam Đông đã tăng 0,6oC và huyện A Lưới đã tăng 0,5oC, số lượng ngày nóng cũng ngày càng gia tăng. Số ngày nóng trong khoảng thời 1976 - 1996 là 45 -55 ngày, nhưng trong khoảng thời gian 1997 - 2007 số lượng ngày nóng là 55 - 65 ngày. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng ngày nắng nóng, số ngày lạnh cũng đang tăng lên. Một trường hợp đặc biệt là đợt lạnh đã xảy ra và kéo dài trong suốt

28 ngày vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 và gần đây nhất là đợt lạnh kéo dài cuối năm 2013 đầu năm 2014. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, đỉnh lũ cũng cao hơn so với thời kỳ 1977 - 1986. Số liệu thu được từ trạm đo ở Kim Long cho thấy nó đã tăng 50cm và trạm ở Phú Ốc là 60cm. Số lượng các trận lụt tăng hơn 0,6 lần so với thời kỳ 1977 - 1986. Và cường độ các trận lụt ngày càng lớn hơn, đặc biệt là từ ngày 1 - 6, tháng 11 năm 1999, lượng nước trong đợt lụt này lên đến khoảng 370 triệu m3, làm cho 90% vùng đồng bằng bị ngập chìm trong nước với độ sâu từ 1 đến 4m. Lượng mưa hằng năm ở Nam Đông đo được là 700mm, ở Huế là 600mm và ở A Lưới là 700mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đồng đều, mưa nhiều vào tháng 9, 10, 11 và mưa ít vào tháng 6,7. Những ngày mưa lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây nhiều hơn so với các thời kỳ trước khoảng 200 - 300mm. Đối với bão, thì gần đây các cơn bão mạnh xuất hiện thường xuyên hơn. Vào ngày 26 - 30 tháng 9 năm 2006, cơn bão Xang Sane với sức gió cấp 13 đã đổ bộ vào Đà Nẵng, gây ra những thiệt hại lớn ở Phú Lộc -Nam Đông. Vào tháng 5 năm 2009, bão

Chan Hon đã đổ bộ gần bờ biển Việt Nam ở những vĩ độ thấp và di chuyển dần sức gió lên đến cấp 13 - 14 [30, tr.11]. "Gần đây nhất là tháng 11 năm 2013, cơn bão Hải Yến tuy không đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng có gió giật cấp 6 -7, lượng mưa đo được tại miền núi Nam Đông và Bạch Mã ở mức từ 100 đến 159 mm "[56, tr.1].

Bảng 2.2. Nhận biết của các hộ gia đình trong xã về các loại hình thiên tai

( Kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2014)

Bảng 2.3. Mức độ các loại hình thiên tai hiện tại so với 10 năm trước

Mức độ Các loại hình thiên tai (tỷ lệ %)

Bão L ũ lụt Hạn hán Rét đậm, rét hại Nhiễm mặn Tăng 90% 43% 94% 36% 1% Ổn định 7% 17% 6% 48% 99% Giảm 3% 40% 0% 16% 0%

( Kết quả phỏng vấn hộ gia đình năm 2014)

Xã Quảng An nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng, nằm ở vùng thấp trũng, nhiệt độ trung bình 24 -25,2oC, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 40oC, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 10oC, tổng lượng mưa trung bình thuộc loại thấp

Trường hợp Các loại hình thiên tai

Bão Lũ lụt Rét đậm,rét hại Hạn hán Nhiễm mặn Theo tỷ lệ (%)

Không xảy ra với tôi 0 0 6 0 0

Rất hiếm xảy ra 0 0 0 0 0

Hiếm khi xảy ra 0 0 10 12 0

Bình thường 7 7 18 6 9

Có thể xảy ra 6 6 25 30 26

Chắc chắn, thường xuyên xảy ra

khoảng 2.600 - 2.800 mm. Mặc dù nằm trên địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng tiếp giáp với phá Tam Giang, nhưng theo nhận thức của người dân tại địa bàn xã, họ thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi loại hình thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán, rét và nhiễm mặn và khẳng định các loại hình thiên tai này chắc chắn xảy ra (theo kết quả phỏng vấn năm 2014, bảng 2.2); trong đó, mức độ bão, lũ lụt và hạn hán ngày càng tăng so với 10 năm trước (theo kết quả phỏng vấn năm 2014, bảng 2.3). Là vùng thấp trũng cộng với vị trí nằm ven đầm phá, cho nên trên địa bàn có một số diện tích đất nông nghiệp thường xuyên bị nhiễm mặn, dễ bị ngập lụt hơn như: Bàu Tân, Bàu Ban... Bà con nông dân làm ruộng ở các diện tích đất nông nghiệp nhiễm mặn chủ yếu là cư trú trên địa bàn thôn An Xuân. Còn các loại hình thiên tai như: lốc xoáy, triều cường thì rất hiếm khi xảy ra trên địa bàn.

BĐKH thông qua các hiểm họa tự nhiên bất thường đã gây nên tổn thất nặng nề cho người dân trên địa bàn nghiên cứu:

 Theo báo cáo của chính quyền địa phương, cơn bão năm 1985 đã làm 85% số lượng thóc trong toàn xã bị ướt, làm 15% nhà bị sập, 20% nhà bị xiêu vẹo và 50% nhà bị tốc mái. Gần đây nhất là tháng 11/2013, mặc dù nhà hiện nay nhà được xây dựng kiên cố nhưng không ít hộ gia đình bị tốc mái. Trận lụt lịch sử năm 1999, xã Quảng An bị ngập nước toàn xã, số ngày nước ngập kéo dài làm cho số lượng lương thực chủ yếu là lúa bị hư hại nặng nề. Trong đợt lụt đó, trên địa bàn có 01 người bị chết, 10 nhà bị sập, thiệt hại về gia súc, gia cầm chết 90% tổng đàn, lương thực bị ướt và hư hại 90%. Trong thời gian diễn ra lũ, lụt, người dân không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp làm cho đời sống của họ vốn khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, với sự chuyển biến ngày càng phức tạp của khí hậu, do nắng nóng nhiều dẫn đến khô hạn. Khô hạn thì chi phí cho việc tưới tiêu cho cây trồng nhiều, chi phí cho phân bón cũng nhiều vì nhiệt độ càng cao thì

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w