Tăng cường tính minh bạch và công bằng

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 104 - 139)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.4. Tăng cường tính minh bạch và công bằng

Với mục tiêu hướng đến là " xã hội công bằng, dân chủ và văn minh", chính quyền địa phương đã ngày một tiến bộ về mặt hình thức như: họp Hội đồng nhân dân xã thường kỳ hay họp Ủy ban nhân dân xã thường kỳ hoặc xử án ... đều được công khai thông qua đài phát thanh, phát trực tiếp cho dân thuận tiện lắng nghe cuộc họp, báo cáo chi tiết rõ ràng, tranh luận cũng rõ ràng cụ thể. Nếu có vấn đề chưa rõ, người dân có thể đưa ý kiến của mình qua các cuộc họp đại biểu hay viết thư góp ý... Các chính sách, các quyết định, các thông báo ... được đưa ra công khai rõ ràng qua các phương tiện thông tin của xã. Nhưng cũng còn nhiều vấn đề bất cập luôn xảy ra ở bất cứ cơ quan nhà nước nào, chứ không riêng gì ở cơ quan, chính quyền xã Quảng An mà cần phải khắc phục. Đó là việc cán bộ đi làm muộn, về sớm hơn quy định đã ghi trên bảng nội quy; ít người nhiệt tình tiếp đón người dân một cách thân thiện, cởi mở, hơn thế cán bộ phải làm tấm gương sáng cho dân học hỏi... Do đó, trên địa bàn người dân vẫn còn nhiều e ngại khi đến Ủy ban xã để làm giải quyết một số việc cần chính quyền địa phương quản lí, vấn đề mâu thuẫn giữa chính quyền địa phương với nhân dân vẫn còn tồn tại nhưng không đáng kể, mâu thuẫn đó chỉ là sự hiểu nhầm trong những công việc giữa dân và chính quyền. Bởi vậy, chính quyền địa phương phải tăng cường lắng nghe, tiếp thu ý kiến của dân, phải thực hiện một cách minh bạch và hiệu quả những chính sách mà dân được hưởng, phải "lấy dân làm gốc", phải hợp tác cùng dân để thực hiện các chính sách, chiến lược đã đề ra và thực hiện nó một cách nghiêm chỉnh, có sự giám sát của người dân, đúng theo quy định của luật pháp nhà nước đã ban hành. Ngoài ra, cần tuyên truyền phổ biến, sâu rộng các điều luật căn bản, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ viên chức nhà nước đối với người dân khi họ đến cơ quan để giải quyết những việc có sự can thiệp của chính quyền địa phương, đề người dân nhận thức được vai trò, nhiệm vụ, chức năng của họ trong xã hội họ đang sinh

sống. Qua đó, các cơ quan nhà nước mới hoạt động mạnh mẽ và phát huy được năng lực chuyên môn của từng bộ phận, từng chức danh, góp phần hướng đến sự công bằng, dân chủ và văn minh đến các thôn, xóm. Và qua quá trình làm bài tác giả cũng đề xuất một số ý kiến:

Vận động, tuyền truyền người dân trồng cây xanh xung quanh nhà, các đường làng, ngõ xóm và chăm sóc, bảo vệ các cây xanh. Nếu được thì mỗi xóm phải có nội dung tự quản, quy định chặt chẽ về việc trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây, có sự phân công lao động và giám sát của các thành viên trong xóm.

Mỗi thôn phải vạch ra nhiều kế hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai rõ ràng, cụ thể và phải tuyên truyền sâu, rộng cho người dân biết, hiểu, đồng thời cán bộ phải lắng nghe góp ý của dân để cùng nhau phối hợp tốt khi có thiên tai xảy ra.

Nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH, mở thêm nhiều các lớp tập huấn về BĐKH, vận động họ sử dụng các chất đốt sạch, hạn chế sử dụng bao ni lông trong quá trình mua, bán hàng hóa, nhằm giảm lượng khí thải có ảnh hưởng đến khí hậu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của người dân, nếu được thì lồng ghép nó vào quá trình giáo dục cho học sinh.

Củng cố, xây dựng hệ thống đê ngăn mặn nhằm hạn chế nước mặn xâm nhập vào các khu vực canh tác lúa dễ bị nhiễm mặn đồng thời phải có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình tham gia sản xuất trên các khu vực dễ bị nhiễm mặn.

Tăng cường đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và chăn nuôi, cần tiến hành niêm yết giá các hàng hóa tránh tình trạng các tiểu thương ép giá người dân, nhất là trong giá lúa.

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, quản lí và xử lý triệt để các ngư cụ, hình thức khai thác hủy diệt nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động khai thác đối với hệ sinh thái dưới nước, nhất là hệ sinh thái ở vùng nước lợ.

Kết hợp với những cơ quan nghiên cứu giống và đưa các cây giống có tính chịu được các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt để sản xuất nhằm hạn chế tác động của các loại hình thiên tai, đồng thời nâng cao năng suất của cây trồng.

Trồng cây ở khu vực ven phá, xung quanh đê ao/hồ nuôi nhằm bảo vệ đê không bị sạt lở, bị nước cuốn đi, làm hư hại trước diễn biến của bão, lũ lụt; đồng thời tạo môi trường sống cho các sinh vật sống dưới vùng nước lợ, mặn nhằm cải thiện hệ sinh thái đang ngày càng có dấu hiệu xấu đi do tác động của nhiều nhân tố, trong đó có tác động của tự nhiên và con người.

KẾT LUẬN

Qua thực tế nghiên cứu, tác giả rút ra những kết luận sau:

1. BĐKH đã tác động đến địa bàn nghiên cứu, tác động đến sức khỏe, đến các nguồn sinh kế của người dân, những biểu hiện của nó rất rõ ràng, tùy theo từng loại hình thiên tai mà nó biểu hiện ít hay nhiều. Loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn là bão, lũ lụt, hạn hán, rét và nhiễm mặn. Trong đó, bão, lũ lụt và hạn hán là những loại hình thiên tai biểu hiện rõ ràng nhất, có nhiều tác động mạnh mẽ nhất đối với người dân tại địa phương. Trước sự tác động mạnh mẽ của các biểu hiện BĐKH, người dân đã đưa ra các hoạt động thích ứng kịp thời mà mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giảm nhẹ những thiệt hại do các loại hình thiên tai gây ra đồng thời cũng bảo vệ được các nguồn sinh kế của người dân. Đối với bão, người dân luôn chú trọng cập nhật các thông tin kịp thời qua tivi, đài phát thanh xã; giằng chống nhà cửa, gia cố đê điều, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, tìm nơi ẩn trú... Trong đó, việc cập nhật thông tin, chuẩn bị ứng phó là những hoạt động quan trọng của người dân mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, do ý thức của người dân trước diễn biến của bão cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng, góp phần làm tăng thêm hiệu quả thích ứng. Đối với lũ lụt, người dân cùng kết hợp với chính quyền địa phương để đưa ra các hoạt động thích ứng như: điều chỉnh lịch thời vụ, chọn giống ngắn ngày trong vụ Hè thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc thu hoạch lúa, chuyển tài sản từ thấp lên cao... Trong đó, chọn giống lúa phù hợp để gieo xạ là biện pháp thích ứng phổ biến. Bên cạnh việc đưa ra các hoạt động thích ứng cho lĩnh vực nông nghiệp,thì các hoạt động thích ứng cho lĩnh vực ngư nghiệp cũng được đưa ra để ứng phó kịp thời như: cập nhật thông tin, điều chỉnh lịch thời vụ, giằng lưới xung quanh đê, chuẩn bị ghe/ thuyền đi lại... Trong đó, hoạt động điều chỉnh lịch thời vụ để thả nuôi sớm, thu hoạch sớm nhằm giảm thiểu mức thiệt hại khi xảy ra lũ lụt, đó là hoạt động có tầm quan trọng và ý nghĩa đối với những người dân tham gia chăn nuôi thủy sản, bên cạnh đó còn rất nhiều hoạt động được người dân đưa ra trước mùa mưa bão. Với rét, hạn hán và nhiễm

mặn, cũng gây ra thiệt hại không nhỏ cho người dân. Song nhiễm mặn là loại thiên tai chỉ xảy ra ở những khu vực ven phá, nó chỉ xảy ra ở một số phạm vi, khu vực canh tác nhất định chứ không diễn ra phổ biến trên phạm vi toàn diện. Khu vực bị nhiễm mặn đã được người dân chủ động thau chua rửa mặn, nhưng nó chỉ hạn chế được thiệt hại chứ không giải quyết được triệt để, đối với rét cũng vậy. Vào những tháng hạn hán, khu vực nuôi trồng thủy sản, môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng làm cho tôm, cá, cua chết hàng loạt, bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng môi trường nước - môi trường tự nhiên là một nhân tố đóng vai trò quan trọng liên quan đến sự sinh trưởng và phát triển của con giống ngoài yếu tố kỹ thuật xử lý ao/hồ hay kỹ thuật trong quá trình nuôi hoặc là do con giống khỏe mạnh hay không khỏe mạnh.

2. Những hoạt động thích ứng của người dân đã sử dụng để ứng phó trước diễn biến phức tạp của khí hậu, phần nào đã giảm thiểu mức thiệt hại do BĐKH gây ra, phần nữa bảo vệ nguồn sinh kế cho người dân giúp họ tiếp tục các hoạt động sinh kế sau những diễn biến của các loại hình thiên tai và phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả. Song song với các hoạt động thích ứng đó, người dân đã chủ động tìm các công việc làm thêm để tăng thu nhập cho gia đình vào những lúc rãnh ruỗi như khi mù mưa bão đến họ đi vào Nam để kiếm việc làm, những ngày không chăm sóc đồng ruộng họ lên thành phố kiếm việc làm như: phụ hồ, bán vé số..., nhưng về sau họ đã tìm ra các giải pháp tối ưu để tăng thu nhập gia đình mà không còn phụ thuộc vào các công trình đô thị hay bất cứ ai. Họ tiến hành học hỏi các kỹ thuật và tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn để tạo ra công ăn việc làm cho mình mà lại có thu nhập cao so với trồng lúa, chỉ cần một số vốn nhất định đó là trồng nấm rơm, chăn nuôi gà, vịt, trâu, bò, heo.... Tuy nhiên, rất ít người dân tham gia trồng nấm rơm, chăn nuôi theo quy mô lớn, dù có sẵn nguyên liệu, có sự hỗ trợ vốn của nhà nước. Đây là vấn đề cần phải làm rõ để các sinh kế thích ứng được phổ biến và áp dụng rộng rãi ở các vùng, đặc biệt là vùng nông thôn có điều kiện tự nhiên tương tự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Lan Anh(2013), Sinh kế thích ứng trước sự thay đổi của môi trường sống ở khu tái định cư thủy điện xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học, Đại học Huế.

2. Lê Huy Bá, Nguyễn Thị Kiều Diễm(2008), "Biến đổi khí hậu toàn cầu và ảnh hưởng đối với môi trường Việt Nam", Tạp chí Bảo vệ môi trường(số 109)tr.30-31.

3. Đỗ Bang (1986), Lũ lụt ở các tỉnh miền Trung trong hai thế kỷ XIX - XX, Nxb Đà Nẵng.

4. Đỗ Bang (2003), Lũ lụt ở các tỉnh miền Trung trong hai thế kỷ XIX - XX: kinh nghiệm lịch sử và đề xuất các giải pháp cứu nạn, cứu trợ, phòng chống và khắc phục hậu quả lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, Nxb Đà Nẵng.

5. Đỗ Xuân Bắc (2010), Sinh kế bền vững trước sự biến đổi của tài nguyên môi trường cho cư dân xã Lộc Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học, Đại học Huế.

6. Trần Đình Bình (2001), Đời sống kinh tế - xã hội cư dân đầm phá Bắc Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học, Đại học Huế.

7. Ban chấp hành trung ương Đảng (2007), Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Quyết định số 09-NQ/TW, ngày 09/02/2007.

8. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ khóa VIII trình đại hội Đảng bộ xã ( Quảng An) lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015,tháng 04/2010.

9. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, xã Quảng An, tháng 12/2013.

10. Bộ TNMT Việt Nam (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Hà Nội.

11. Lê Văn Cảnh (2013), Một số tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất và đời sống của người dân hai xã Quảng Thành và Hương Phong, tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Hội thảo BĐKH khu vực miền Trung và Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp ứng phó UBND tỉnh Quảng Nam. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

12. Nguyễn Dính, Phạm Thị Diệu My – Ban Quản lý dự án Sông Hương (2005), Tổng quan những nghiên cứu về đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục đề hướng tới quản lý và khai thác bền vững, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế.

13. Dự án IMOLA (2006), "Cẩm nang phương pháp đám giá nông thôn và phân tích sinh kế", Sổ tay hướng dẫn, Huế, tr.4-7.

14. Dự án IMOLA (2006), Kết quả phân tích sinh kế bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia ở xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo PRA&SLA, Huế.

15. Dự án IMOLA (2006), Kết quả phân tích sinh kế bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia ở xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo PRA&SLA, Huế.

16. Dự án IMOLA (2006), Kết quả phân tích sinh kế bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia ở xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo PRA&SLA, Huế.

17. Phạm Bảo Dương (2007), Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững, Báo cáo tóm tắt đề tài, Hà Nội. 18. Phạm Bảo Dương, Nguyễn Xuân Lai (2008), Nghiên cứu các biện pháp hỗ

trợ giảm nghèo cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Báo cáo tóm tắt đề tài, Hà Nội.

19. Phan Thanh Hải (2012), "Quảng Điền nhìn từ di sản văn hóa lịch sử", Tạp chí Huế xưa & nay,(số 114), tr.73.

20. Trương Quang Học (2008), "Tác động của Biến đổi khí hậu tới tự nhiên và đời sống xã hội", Tạp chí Bảo vệ Môi trường, (số 109),tr. 26,28.

21. Trương Quang Học (chủ biên) (2011), Tài liệu đào tạo tập huấn viên về Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

22. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Huỳnh Đình Kết, Văn Đình Triều, Trần Đình Tối (2000), Địa chí văn hóa xã Quảng Thái, NXB Thuận Hóa.

24. Lê Văn Khoa (2008), "Biến đổi khí hậu - Mối đe dọa đối với Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam", Tạp chí Bảo vệ Môi trường, (số 110), tr.29.

25. Lê Văn Miên (2006), Những hoạt động ở đầm phá Thừa Thiên Huế , Dự án IMOLA, Báo cáo PRA&SLA,Huế.

26. Nguyễn Xuân Mai (2007), "Chiến lược sinh kế của hộ gia đình vùng ngập mặn các tỉnh phía Nam", Tạp chí Xã hội học,(số 3), tr.59.

27. Nguyễn Xuân Mai (2011), "Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Xã hội học,(số 11), tr.63.

28. Đỗ Nam (2005), Những bài học rút ra từ thành tựu mười năm hướng đến tương lai bền vững, Kỷ yếu hội thảo quốc gia đầm phá Thừa Thiên Huế. 29. Nguyễn Thọ Nhân (2009), Biến đổi khí hậu & năng lượng, NXB Tri Thức,

Hà Nội.

30. Lâm Thị Thu Sửu, Phạm Thị Diệu My (2010), Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội - CSRD, Đại học Khoa học Huế.

31. Nguyễn Văn Sửu (2010), "Khung sinh kế bền vững: một cách phân tich toàn diện về phát triển và giảm nghèo", Tạp chí Dân tộc học,(số 2), tr.3. 32. Bùi Thị Tân (1997), "Mấy đặc điểm về sự hình thành và phát triển làng xã ở

Thừa Thiên Huế", Tạp chí Thông tin KHCN, Sở KHCN và MT,(số 2), tr.63. 33. Lê Thị Nam Thuận, Môi trường và nguồn lợi thủy sản ở hệ đầm phá TGCH,

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 104 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w