7. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Chủ trương của tỉnh Thừa Thiên Huế
Trên cơ sở đề án của Chính phủ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra chủ trương và nhiệm vụ cụ thể cho ngành thủy sản như sau:
- Quy hoạch vùng nuôi trồng và tạo điều kiện phát triển của dự án nuôi trồng thủy hải sản (bao gồm đầm phá, biển, đảo) từ Phong Điền đến Chân Mây - Hải Vân - Sơn Chà. Đến năm 2010, ổn định diện tích nuôi nước mặn, nước lợ theo hướng đa canh, luân canh, xen canh, tăng các loài nhuyễn thể, hạn chế và chấm dứt nuôi thấp triều, chắn sáo, các loại dễ bị dịch bệnh, không nuôi tôm chắn sáo, tôm chân trắng trên đầm phá Tam Giang. Diện tích nuôi tôm sú phù hợp theo quy hoạch và tổ chức nuôi ăn chắc một vụ, ổn định diện tích nuôi công nghiệp từ 300- 400 ha theo quy hoạch, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và có chính sách khuyến khích đầu tư để đưa một số đối tượng nuôi ở biển như bào ngư, tôm hùm, cá dò, ngọc trai và các loài nhuyễn thể đặc sản có giá trị kinh tế cao. Sản lượng sản phẩm nuôi trồng đạt 12.300 tấn. Sản lượng khai thác biển đạt khoảng 23 - 25 nghìn tấn; sản lượng khai thác sông, đầm ở mức 2,5 nghìn tấn/năm. Chú trọng công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sắp xếp lại nò sáo trên đầm, phá; chấm dứt nạn đánh bắt hủy diệt.
- Phát triển nghề đánh bắt xa bờ thận trọng, hợp lý. Xây dựng các làng nghề cá, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ. Mở rộng dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo cơ hội phát triển các ngành bổ trợ. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho ngành thủy sản tập trung cho sản xuất giống, thiết bị kiểm dịch...
công nghệ truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại như làm nước mắm ở vùng Phú Hải, Thuận An (Phú Vang)... Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nguồn sản phẩm sạch có thương hiệu [41, tr.4].