Chiến lược phát triển bền vững của huyện Quảng Điền

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 96 - 98)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Chiến lược phát triển bền vững của huyện Quảng Điền

3.2.4.1. Sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt

Nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ nhằm tăng nhanh giá trị trên đơn vị diện tích.

Ổn định diện tích gieo trồng lúa khoảng 7.500 ha, sản lượng lương thực trên 44.000 tấn, với năng suất từ 60-61 tạ/ha/vụ, diện tích sử dụng giống lúa xác nhận trên 98%; diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và hoa các loại 2.000 ha, chiếm 19% tổng diện tích gieo trồng; trong đó lạc 700 ha, với năng suất 24-25 tạ/ha, cây thực phẩm và hoa các loại 1.200 ha. Mở rộng diện tích trồng rau an toàn lên 6,0 ha, tăng 2,6 ha so với năm 2013; đăng ký nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu rau an toàn Quảng Thành, Quảng Thọ, phát triển làng hoa La Vân Hạ.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản xuất lúa; phát động phong trào nông dân sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh để cải tạo đồng ruộng. Qui hoạch vùng sản xuất giống lúa xác nhận với diện tích 100 ha ở các xã vùng trọng điểm lúa; mở rộng diện tích sản xuất các loại lúa gạo ngon có giá trị cao.

Phát triển cây lạc tập trung, theo vùng chuyên canh, chủ yếu ở các xã Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Vinh, Quảng Phú. Sử dụng các giống lạc mới có năng suất và chất lượng cao để đưa vào sản xuất.

Phát triển kinh tế vườn với các loại cây, con chuyên canh phù hợp với điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của từng vùng nhằm phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần tăng thu nhập trong từng hộ gia đình.

Tập trung chỉ đạo thực hiện qui hoạch chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên vùng đất nông nghiệp Quảng Phú với diện tích 12,6 ha, gắn với đẩy mạnh

quá trình tích tụ ruộng đất, với phương thức sản xuất tổng hợp, bố trí sản xuất chủ yếu là trồng trọt kết hợp chăn nuôi lợn, gia cầm với nuôi trồng thuỷ sản.

Tiếp tục triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu, tìm tòi các mô hình sản xuất có giá trị cao để thử nghiệm và nhân rộng nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp.

- Chăn nuôi

Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao. Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại, nuôi công nghiệp tập trung ở vùng cát nội đồng và ở vùng đất thục; tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Đối tượng chủ yếu là lợn, gia cầm và bò ở những nơi có điều kiện.

Phấn đấu tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp đạt trên 43%; sản lượng thịt hơi các loại 5.000 tấn và khoảng 21,6 triệu quả trứng/năm; tăng tỷ lệ đàn lợn nái ngoại hoặc F1 lên trên 25% và đàn bò lai lên trên 60%. Số lượng lợn giống khoảng 190.000 con, đàn lợn 36.200 con, đàn trâu 1.840 con, đàn bò 1.630 con, gia cầm 530.000 con, chim cút 135.200 con, đàn dê 130con.

Tăng cường năng lực hệ thống Thú y để có đủ năng lực chủ động phòng chống các loại dịch bệnh, hướng dẫn nông dân thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nâng cấp các cơ sở giết mổ gắn với các địa bàn chăn nuôi tập trung, đạt yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển và đầm phá huyện Quảng Điền sau khi có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh và đầu tư của Trung ương.

3.2.4.2. Ngư nghiệp

Ổn định diện tích nuôi thủy sản nước lợ, trên cát 642 ha, trong đó nuôi hạ triều 636 ha; nuôi cá chẽm 11 ha. Tăng cường công tác kiểm dịch và an toàn dịch bệnh; đẩy mạnh công tác khuyến ngư, khuyến khích nuôi theo hướng sinh học kết hợp xử lý môi trường; thực hiện nuôi xen ghép nhiều đối tượng có hiệu quả và bền vững; nuôi luân canh tôm và các đối tượng khác như chuyên cá hồng, cá chẽm,... Tỷ lệ diện tích nuôi tôm xen ghép, chuyên cá các loại chiếm trên 90%; trên 80% diện tích nuôi thuỷ sản sử dụng chế phẩm sinh học.

Tiếp tục mở rộng diện tích và đa dạng các loại hình nuôi cá nước ngọt như nuôi chuyên cá ao hồ, nuôi cá-lúa, nuôi theo mô hình 3 tầng canh tác và nuôi cá lồng. Khuyến khích đầu tư và mở rộng các mô hình nuôi đặc sản như chình, ếch, lươn, baba,... theo hình thức hộ gia đình và trang trại. Tổng diện tích nuôi cá nước ngọt ở các ao hồ, ruộng trũng với 136,6 ha (nuôi cá ao hồ 111,3 ha, nuôi cá - lúa 22,6 ha); thả nuôi 952 lồng cá.

Sản lượng dự kiến 1.238 tấn, trong đó sản lượng tôm 230 tấn.

- Khai thác thuỷ hải sản

Khuyến khích, vận động ngư dân đầu tư cải tiến ngư cụ để tăng năng lực đánh bắt biển. Kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có kế hoạch khai thác hợp lý, cương quyết không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm mặt nước và phát sinh thêm trộ sáo sau khi đã sắp xếp lại nò sáo trên phá Tam Giang. Tăng cường công tác quản lý, tổ chức hoạt động tốt khu bảo vệ thủy sản Vũng Mệ; đồng thời nghiên cứu, đề nghị hình thành một số khu bảo vệ thủy sản trên phá Tam Giang. Hoàn thành việc giao quyền quản lý, khai thác thủy sản trên vùng phá Tam Giang cho các Chi hội nghề cá; vận động tiếp tục phát triển nghề chuôm.

Xây dựng các âu thuyền tránh bão ở các xã: Quảng Thái, Quảng Phước; đầu tư cơ sở phục vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện cho ngư dân trong khai thác, đánh bắt.

Phấn đấu sản lượng khai thác đạt 4.600 tấn; trong đó khai thác biển 4.100 tấn, ổn định khai thác thủy sản sông đầm 500 tấn [46, tr.14-16].

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w