Nguyên nhân dẫn đến sự BĐKH trên toàn cầu

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 60)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự BĐKH trên toàn cầu

Bức xạ của mặt trời được chiếu xuống trái đất trong các bước sóng từ 0,2 µm đến 0,4 µm (µm, micron, một phần triệu mét). Hơi nước và khí ozon trong khí quyển hấp thụ khoảng 23% lượng bức xạ này. Bề mặt trái đất và khí quyển nhận được bức xạ mặt trời rồi phát trở lại vào không trung ở các bước sóng dài hơn, từ 4 µm đến 100 µm. Phần hồng ngoại của bức xạ tái phát này sẽ bị các khí có trong không trung như đioxit cacbonic (CO2), mêtan (CH4), oxit nitrơ (N2O), clorofluocacbon (CFC) hay hơi nước chặn lại và hấp thụ không cho thoát ra ngoài vũ trụ, do đó làm tăng nhiệt độ của trái đất và của khí quyển, đó là hiệu ứng nhà kính có cùng nguyên lý với hoạt động của các nhà kính dùng làm ấm khí quyển bao quanh các loại cây trồng trong mùa đông ở các nước miền ôn đới [29, tr.26]. Và người ta đã chứng minh rằng từ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện tượng nhà kính xảy ra trong khí quyển trái đất phần lớn là do hoạt động của con người gây ra mà chủ yếu là việc đốt các nhiên liệu hóa thạch và thải ra không trung khí CO2 cùng các laọi khí khác nhưng thiên nhiên cũng góp phần vào việc tạo ra các khí nhà kính. Tuy nhiên, trải qua hàng triệu năm, thiên nhiên đã đạt đến một trạng thái cân bằng ổn định. Chỉ do việc chế ngự thiên nhiên trong quá trình tiến hóa mà loài người đã phá vỡ thế cân bằng ấy [29, tr.29].

Bảng 2.2. Các chất khí nhà kính chính và ảnh hưởng của chúng trên khí hậu

Ký hiệu Tên gọi Ảnh hưởng trên khí hậu

CO2 đioxit cacbon Hấp thụ tia hồng ngoại, phản ứng với ozon (O3) ở tầng bình lưu

CH4 mêtan Hấp thụ tia hồng ngoại, phản ứng

với ozon và OH đối lưu, phản ứng với ozon và H2O bình lưu, tạo ra CO2

CO monoxit cacbon Phản ứng với ozon và OH đối lưu, tạo CO2

N2O oxit nitrơ Hấp thụ hồng ngoại, phản ứng O3

bình lưu

NOx các oxit nitơ Ảnh hưởng đến O3 và OH, sinh ra

nitrat

CFCl3 CFC-11 Hấp thụ hồng ngoại, phân hủy O3

bình lưu

CF2Cl2 CFC-12 (như trên)

C2F3Cl3 CFC-113 (như trên)

C2F5Cl CFC-115 (như trên)

CHF2Cl HCFC-22 (như trên)

CCl4 tetraclorua cacbon (như trên) CH3CCl3 Methyl clorofom (như trên)

CF2ClBr Ha-1211 (như trên)

CF3Br Ha-1301 (như trên)

SO2 đioxit lưu huỳnh Tạo son khí, thay đổi hồi tiếp mây COS sulfua cacbonyl Tạo son khí, thay đổi albedo (CH3)2S sulfua dimethy Thay đổi hồi tiếp mây và albedo

C2H4 hydrocacbon Hấp thụ hồng ngoại, phản ứng với

O3 và OH ở tầng đối lưu

O3 ozon Hấp thụ tử ngoại, ánh sáng nhìn

thấy và hồng ngoại

OH hydroxyl Phá hủy nhiều chất ô nhiễm trong

khí quyển như CH4, CO, CHF2Cl H2O hơi nước Hấp thụ tia hồng ngoại và cận

hồng ngoại

Trong quá trình tìm hiểu bản chất của thiên nhiên và vạn vật, các nhà khoa học đã dần dần giải thích hiện tượng nhà kính, các nguyên nhân sản sinh ra nó và ảnh hưởng của nó đến việc thay đổi khí hậu. Tuy nhiên đến nay, người ta vẫn chưa thống nhất được ý kiến về tầm quan trọng của việc trái đất ấm dần lên cả về cường độ cũng như về hậu quả của nó. Lý do chính là các mô hình đưa ra không giống nhau, các thông số hoặc quá nhiều hoặc quá ít cho nên các kết quả không đồng nhất. Một điều mà ai ai cũng chấp nhận là các khí thải làm tăng nhiệt độ của trái đất không ít thì nhiều kèm theo những hậu quả thấy rõ trước mắt như bão lụt, hạn hán, tan băng ở hai cực...[29, tr.27].

Tỷ lệ đóng góp của các nước trong việc phát tán ra không gian các khí thải nhà kính. Riêng Mỹ, Trung Quốc và 25 nước trong Liên minh châu Âu đã phát ra đến 50% lượng khí thải GHG tổng cộng. Năm 1950, Mỹ phát ra 40% lượng khí CO2 toàn cầu, và mặc dù không thông qua nghị định Kyoto, Mỹ đã giảm xuống còn 25% năm 1988, trong khi các nước khác vẫn tăng đều đặn. Lượng khí CO2 do Mỹ thải ra đã ở đỉnh cao năm 1973 (1,27 GtC) và năm 1979 (1,3 GtC). Từ năm 1980 trở đi, lượng khí CO2 do đại dương và thực vật hấp thụ tương đương với 50% tổng lượng CO2 phát tán do các hoạt động của con người (như đốt nhiên liệu, đốt rừng...)[29, tr.68]

cộng thêm Mesico, Indonesia, Úc

100% 90%

80% cộng thêm Ukraina, Iran, Nam Phi 70%

60% cộng thêm Nga, Ấn Độ, Nhật 50% cộng thêm Trung Quốc, EU -25

40% 30% 20% Mỹ 10% 0% 1 3 6 9 12 15 188 Số nước

Hình 2.7. Các nước phát tán nhiều khí thải nhà kính trên thế giới Nguồn: World Resources Institute 2008

Do thói quen của người dân ở nông thôn với các sinh hoạt hàng này như vẫn chưa có ý thức thu gom rác, bỏ rác đúng nơi quy định, hiện tượng vứt rác thải bừa bãi xuống kênh, mương vẫn còn, làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng , cộng với các lượng nước thải ô nhiễm từ thượng lưu đổ về vùng hạ lưu đã làm cho môi trường nước ở trên địa bàn càng ô nhiễm. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng thuốc hóa học trong quá trình sản xuất nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc phòng bệnh cho cây trồng và việc sử dụng đó đã đến mức lạm dụng nó quá nhiều, làm cho nhiều thủy sinh không thể tồn tại, làm mất cân bằng hệ sinh thái dưới nước cũng như trên cạn. Người dân chưa được phổ biến rộng rãi về các nguyên nhân dẫn đến BĐKH, do đó họ vẫn không ý thức được việc bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế sử dụng bao ni lông trong cuộc sống hàng ngày; hạn chế đốt các rác thải khi cháy nhả nhiều khí CO2 vào không trung, trồng cây xanh vừa có bóng mát, điều hòa khí hậu, giữ đất đồng thời là nới người dân có thể neo đậu ghe/thuyền và hạn chế dòng chảy nước khi xảy ra lũ lụt.

cộng thêm 173 nước khác trên thế giới

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w