Các hoạt động sinh kế truyền thống của cư dân xã Quản An

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 139)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Các hoạt động sinh kế truyền thống của cư dân xã Quản An

Quảng An là xã nằm cuối hạ lưu sông Bồ, thấp trũng. Với điều kiện tự nhiên như vậy, cho nên cư dân ở trong xã mưu sinh bằng nông nghiệp và ngư nghiệp là chính. Trong đó, trồng trọt chủ yếu là trồng lúa, còn chăn nuôi phần lớn nhà nào cũng có nuôi gà, vịt, heo với số lượng ít, chỉ mang tính hộ gia đình và một số ít trồng hoa màu. Toàn xã số lượng cư dân tham gia làm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ thấp; trong đó, số lượng cư dân tham gia nuôi trồng thủy sản ở vùng nước lợ lại chiếm số đông so với cư dân tham gia nuôi cá vùng nước ngọt mà chủ yếu là cư dân thôn An Xuân làm ngư nghiệp.

1.2.2.1. Các hoạt động sinh kế truyền thống trong nông nghiệp

Vùng đất trên địa bàn xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất tuy thấp trũng, cư dân ở đây lấy cây lúa làm cây lương thực được gieo trồng chủ yếu, trên một diện tích khá lớn so với diện tích tự nhiên toàn xã (991, 6 ha diện tích gieo trồng lúa/1.421 ha diện tích đất tự nhiên). Do điều kiện tự

nhiện cũng như vị trí địa lý, trên địa bàn xã thường xuyên hứng chịu bão, lụt, ngập úng kéo dài vì mưa nhiều ... Đặc biệt vào các tháng 9, 10, 11 thường xảy ra bão, lũ lụt, mưa nhiều nên cư dân ở đây không thể gieo trồng lúa với điều kiện thời tiết không đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt được. Vì thế, cả năm người dân trên địa bàn chỉ có thể tiến hành gieo cấy lúa trong 2 vụ đó là vụ Đông xuân và vụ Hè thu. Vụ Đông xuân thường bắt đầu từ giữa tháng mười một âm lịch đến cuối tháng tư âm lịch, vụ Hè thu bắt đầu từ đầu tháng năm âm lịch đến đầu tháng tám âm lịch. Thời gian gieo cấy lúa cho vụ Đông xuân kéo dài hơn so với vụ Hè thu, do vậy vào vụ Đông xuân người dân thường sử dụng các giống lúa dài ngày, có chất lượng năng suất cao để gieo cấy, còn vụ Hè thu họ thường dùng những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao. Tùy loại ruộng mà người dân sẽ tiến hành sử dụng các hình thức khác nhau, có ruộng người ta tiến hành gieo xạ, nhưng có ruộng buộc người dân phải sử dụng hình thức cấy. Sản lượng lúa thu hoạch được, một phần người dân dùng để nộp sản lượng cho Hợp tác xã nông nghiệp, một phần để chi trả các khoản nợ như phân, thuốc, tiền công mướn người, còn lại họ để bán dần chi trả các khoản tiêu dùng hàng ngày và để ăn cho đến vụ mùa sau.

Những tháng còn lại cư dân trên toàn xã hầu như để đất ruộng không, để trống, vì thường vào những tháng ấy trên địa bàn đều bị ngập úng bởi lượng nước trên thượng nguồn đổ về, bên cạnh đó vào những tháng như đã nói lượng mưa nhiều lại là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các cơn bão, lũ lụt .... Do đó, địa bàn thường xuyên gặp khó khăn trong việc sinh hoạt, đi lại bởi lượng nước lớn chưa thể thoát ra theo các cửa sông, các cửa thông ra đầm phá trong một thời gian khá dài.

Để tăng thêm thu nhập cũng như cải thiện đời sống, cư dân trên địa bàn cũng chăn nuôi thêm gà, vịt, lợn, trâu và bò. Trong đó, gà, vịt và lợn là những con vật chủ yếu được người nông dân chọn nuôi, vì con giống rẻ, dễ lấy giống và thuận tiện cho việc chăm sóc đối với người làm nông nghiệp. Trung bình mỗi hộ nuôi 10 con vịt, 20 con gà, 2 con lợn, tính thời điểm 20 năm về trước. Vào thời điểm đó, người dân ít có cơ hội nâng cao thu nhập cho gia đình ngoài trồng lúa,nuôi gà, vịt

và lợn. Hơn nữa, do giá trị kinh tế của lúa, gà, vịt, lợn khi ấy rất thấp, nên không thu hút được người dân tham gia chăn nuôi vì nếu có nuôi cũng chỉ ngang vốn, đôi lúc còn bị thua lỗ.

1.2.2.2. Các hoạt động sinh kế truyền thống trong ngư nghiệp

Với diện tích mặt nước tự nhiên khá lớn, là điểm cuối của hạ lưu sông Bồ - nơi đây được hưởng một phần màu mỡ lượng phù sa mỗi khi có lũ về, kéo theo đó là một lượng lớn các loại cá, tôm ở vùng thượng nguồn đổ về khiến cho các nhánh sông nhỏ trong địa phận xã Quảng An chứa một lượng lớn và phong phú về các loại cá, tôm. Nhờ vậy, trước đây cư dân thường dùng lưới, sáo nò là bắt được số lượng kha khá cá, tôm tăng thêm thức ăn, thu nhập cho gia đình. Thường vào đầu mùa mưa, cư dân địa phương bắt đầu tham gia đánh bắt cá vùng nước ngọt và số lượng đó tăng lên rất nhiều vào giữa mùa mưa. Vào thời điểm gần 20 năm trước, hầu như cư dân chỉ tham gia đánh bắt cá, tôm nước ngọt chứ chưa có hình thức nuôi cá vùng nước ngọt ở trên địa bàn.

Với vùng nước lợ, các ngư dân đánh bắt thủy sản quanh năm, chỉ trừ những ngày bão lũ thì công việc đánh bắt mới được ngừng. Họ cũng dùng lưới, sáo nò để phục vụ cho việc đánh bắt các nguồn thủy sản tự nhiên bên ngoài đê. Bên cạnh đó, họ còn đi dũi, đi bắt trìa bằng tay và chân nhằm cải thiện đời sống của mình. Tuy các hình thức đánh bắt đó đều mang tính thủ công, đòi hỏi người dân phải cần cù, siêng năng mới có thể thu được những giá trị kinh tế cao, nếu không thì chỉ đủ cho các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, họ chủ động đắp đê tiến hành thả nuôi tôm, cua nhằm tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống, tăng thêm điều kiện học tập cho các con của họ.Thường vào tháng chạp, người dân bắt tay vào việc gia cố, tu sửa đê, giăng mùng bảo vệ để tiến hành cho việc thả nuôi tôm, cua hay cá tùy theo mỗi hộ. Phần lớn vào khoảng đầu tháng hai âm lịch, các hộ tham gia nuôi trồng thủy sản ở vùng nước lợ tiến hành tìm nguồn giống tôm, cua hay cá để mua con giống về thả nuôi, trong đó, con tôm được xem là giống nuôi chủ đạo ở các hồ nuôi nước lợ và đến khoảng cuối tháng sáu đầu tháng bảy âm lịch là các hộ nuôi trồng thủy sản tiến hành thu hoạch vụ tôm bằng nhiều hình thức khác nhau như thả lưới tôm, đơm nò

hoặc nếu muốn thu triệt để thì các hộ nuôi tiến hành hút khô nước trong ao, hồ rồi tiến hành bắt tôm, cua, hay cá tập trung từ một đến ba giờ, sau đó họ cho nước vào đầy ao, hồ như trước đó.

Nói tóm lại, từ điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội xã Quảng An được nói rõ ở trên đã cho thấy rằng, cư dân ở đây có đầy đủ các điều kiện đi lại, làm ăn sinh sống, chăm sóc sức khỏe... Mặc dù ở các thôn chưa có nhà văn hóa thôn, trình độ văn hóa chưa cao so với các xã khác, tỷ lệ hộ nghèo còn cao và thậm chí có nhiều hộ nghèo chưa được chính quyền quan tâm đúng mức. Điều đáng nói ở đây là cư dân chỉ có thể làm ăn, sinh sống, đi lại thuận tiện vào mùa khô, đến mùa mưa, nhất là những khi khí hậu biến đổi thất thường thì cư dân ở đây không những đi lại không thuận tiện, vệ sinh không được đảm bảo, cuộc sống mưu sinh gặp khó khăn, đặc biệt là nơi vùng ven đầm phá như làng An Xuân thì cuộc sống mưu sinh của cư dân ở đó còn đối diện với nhiều điều khó khăn hơn. Vào những khi mưa gió thất thường, phần lớn các hộ cư dân ở vùng ven đầm phá cũng chỉ biết lợi dụng mùa nước lũ tham gia thả lưới để kiếm kế sinh nhai, ngoài ra họ ít có cơ hội tham gia vào các công việc làm thêm vì trình độ của họ không đáp ứng được yêu cầu người tuyển dụng, họ không có tay nghề, kỹ thuật hay kinh nghiệm trong lao động. Do đó, cần xây dựng các hoạt động thích ứng và đưa ra sinh kế thích ứng cho người dân trước diễn biến ngày càng phức tạp của khí hậu.

CHƯƠNG 2 CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ THÍCH ỨNG TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CƯ DÂN ĐẦM PHÁ XÃ QUẢNG AN, HUYỆN

QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. BĐKH ở xã Quảng An trong những năm gần đây

2.1.1. BĐKH ở trên thế giới và Việt Nam

Báo cáo khoa học lần thứ 4 (2007) của Ủy Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, nồng độ khí CO2 đã lên tới 397 ppm vào năm 2005 với nồng độ trung bình là 1,4 ppm mỗi năm vào thời kỳ 1960 - 2005 và 1,9 ppm trong khoảng thời gian 10 năm (1995 - 2005). Lượng phá thải khí nhà kính do nhiên liệu hóa thạch hàng năm từ 6,4 tỷ tấn cacbon mỗi năm trong thập kỷ 90 đã lên tới 7,2 tỷ tấn vào giai đoạn 2000 - 2005. Ngoài ra, nồng độ CH4 và N2O từ 175 đến 270 ppb thời kỳ tiền công nghiệp lên đến 1.774 và 319 ppb vào năm 2005. Các nhà khoa học cho rằng: Trái đất nóng lên đang xảy ra trên toàn thế giới. Các số liệu thống kê về nhiệt độ trung bình thế giới cho biết, trong 600 năm gần đây nhất thì nhiệt độ chỉ bắt đầu tăng dần lên trong hơn 100 năm qua [2, tr.30].

Theo dự đoán, nhiều thành phố của nhiều quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và Nam cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu người vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm toàn bộ hoặc một phần và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà cửa vì ngập lụt. Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do nước biển dâng theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađet, Việt Nam, Inđônêxia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan và Philippin. Nước biển dâng còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu nội địa và sự nhiễm mặn của nước ngầm, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và tài nguyên nước ngọt. Trong thời gian 20 - 25 năm trở lại đây, có thêm khoảng 30 bệnh mới xuất hiện, tỷ lệ bệnh nhân, tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó sẽ có thêm khoảng 400 triệu người phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh sốt rét [20, tr.26].

Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El Nino, La

Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100. Những biến đổi này thực sự đã, đang và sẽ làm cho các thiên tai và các hiện tượng khí tượng cực đoan khác, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt hơn. Hậu quả của chúng đối với sản xuất, đời sống, dân sinh và phát triển sẽ ngày một nặng nề hơn. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2007), Việt Nam là một trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25% [34, tr.23].

Việt Nam với diện tích khoảng 329.314 km2 nằm trên bán đảo Đông dương trong vùng nhiệt đới gió mùa. Với lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ từ phía Bắc xuống phía Nam với hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam có sự đa dạng cao về địa hình và tài nguyên. Là nước nằm ở vị trí địa lý dễ bị tổn thương dưới sự tác động của BĐKH vì :

- Việt Nam nằm ở vùng châu Á - Thái Bình Dương - một trong năm ổ bão của thế giới;

- Bờ biển dài hơn 3.260 km với hơn 3.000 hòn đảo và 2 quần đảo;

- Về khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa có một bán đảo ở Đông Nam đại lục Âu - Á, kéo dài trên 15 vĩ độ, nằm hoàn toàn trong đới nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần chí tuyến hơn xích đạo và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông,

- Nằm ở hạ lưu các con sông lớn;

- Hai đồng bằng lớn, thấp và bằng phẳng [21, tr.56].

Chính vì vậy Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa bới nền nhiệt ẩm phong phú. Mặt khác, với vị trí địa lý nằm ở vùng Đông Nam Á, phía tây và phía bắc tiếp giáp với đại lục châu Á rộng lớn, phía đông tiếp giáp với Thái Bình Dương nên khí hậu Việt Nam chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhiều cơ chế hoàn lưu phức tạp và vì vậy, khí hậu Việt Nam

có tính biến động rất mạnh, đặc biệt là về cấu trúc thời tiết. Sự giao tranh của ba hệ thống gió mùa ( Đông Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á), của tín phong Bắc bán cầu với những hệ quả thời tiết rất khác biệt, sự hoạt động thường xuyên và mạnh của chế độ bão Biển Đông, của dải hội tụ nhiệt đới... làm cho chế độ khí hậu - thời tiết ở nước ta hoàn toàn khác biệt với các vùng khác có cùng vĩ độ. Chính sự khác biệt có tính độc đáo này đã tạo cho nước ta có một nguồn tài nguyên khí hậu đa dạng, phong phú, song cũng không tránh khỏi xuất hiện các thiên tai khí hậu thời tiết, nhiều lúc với cường độ rất mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu trong vài chục năm gần đây cũng diễn ra ngày càng phức tạp cả về quy mô lẫn cường độ. Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, hệ thống ENSO diễn biến bất thường phức tạp với những hệ quả thời tiết rất nghiêm trọng nên trong nhiều năm gần đây ở nước ta bão, lũ, lụt, hạn hán, lốc... đã thường xuyên xẩy ra với quy mô, tần suất và cường độ ngày càng gia tăng [36, tr.327].

2.1.2. BĐKH ở Thừa Thiên Huế

Lũ lụt

Cách đây 481 năm (1553) trong tác phẩm “Ô Châu cận lục” đã nói về khí hậu Thừa Thiên Huế như sau: “Nói về khí hậu thì rét ít, ấm nhiều, nói về địa hình thì núi cao bể rộng. Thịnh hạ thì nhiều cơn bão lớn, trung thu thì ít cảnh trăng thanh. Nước lụt cứ để tràn lan, không đê để chắn…”. Như vậy, lũ lụt là người bạn đồng hành với Thừa Thiên Huế từ khi khai sinh lập điạ đến nay.

Lũ, lụt ở Thừa Thiên Huế có những đặc điểm sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Mùa lũ: Phù hợp với mùa mưa, mùa lũ chính vụ kéo dài từ tháng x đến tháng XII hàng năm.Tổng lượng dòng chảy trong mùa mưa lũ chiếm 65% tổng lượng dòng chảy năm. Ngoài lũ chính vụ còn xuất hiện lũ tiểu mãn trong tháng V, tháng VI và lũ sớm trong tháng VIII, Tháng IX, lũ muộn trong tháng I.

• Số trận lũ: Theo số liệu quan trắc từ 1977 - 2006 trên sông Hương, trung bình hàng năm có 3,5 trận lũ lớn hơn hoặc bằng mức báo động II, năm nhiều nhất có 7 trận, năm ít nhất có 1 trận, trong đó có 36% lũ lớn và đặc biệt lớn. Những năm có

hiện tượng La Nina số đợt lũ và đỉnh lũ lớn hơn rõ rệt.

• Thời gian kéo dài: Phụ thuộc vào tình hình mưa và thuỷ triều, thời gian kéo dài trung bình của một đợt lũ khoảng 3 - 5 ngày, dài nhất 6 - 7 ngày.

• Thời gian truyền lũ: trung bình 5 - 6 giờ với khoảng cách 51 km từ thượng nguồn (Thượng Nhật) đến hạ lưu (Kim Long).

• Biên độ lũ, cường suất lũ: phụ thuộc vào lượng mưa và cường độ mưa và hình dạng mặt cắt sông. Biên độ lũ giao động troảng 3-5m, cường suất lũ lớn

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 139)