Trước diễn biến của nhiễm mặn

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 91)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.5.Trước diễn biến của nhiễm mặn

Bảng 2.13. Các hoạt động thích ứng của người dân trước sự xâm nhập mặn trên địa bàn nghiên cứu

Đối tượng Các hoạt động thích ứng Số hộ biết (tỷ lệ %) Số hộ vận dụng (tỷ lệ %) Lúa Xây dựng hệ thống đê ngăn mặn ven phá 100 100

Cày bừa kết hợp thau chua rửa mặn 100 100

Tăng cường bón vôi, lân 100 80

Điều chỉnh lịch thời vụ 100 100

Sử dụng giống lúa ngắn ngày 100 100

( Kết quả phỏng vấn sâu năm 2014)

Hiện tượng nhiễm mặn thông thường diễn ra vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, do đó người dân đã điều chỉnh lịch lịch thời vụ, cho gieo xạ sớm hơn các khu vực canh tác, sản xuất khác và cũng cho thu hoạch sớm hơn vào hai vụ Đông xuân và Hè thu. Họ tiến hành gieo các loại giống ngắn ngày, chất lượng gạo vẫn đảm bảo có giá trị, nhưng vào vụ Hè thu khi nhiệt độ cao đỉnh điểm việc nhiễm mặn diễn ra với mức độ nhiều hơn so với vụ Đông xuân. Vì vậy, khi tiến hành gieo xạ lúa, họ đã chủ động thau chua, rửa mặn cho thửa ruộng của mình; đồng thời họ cũng tăng cường bón vôi, lân để hạn chế sự xâm hại của nước mặn ảnh hưởng đến sự nảy mầm của giống lúa khi gieo xuống ruộng. Nhờ vậy mà họ hạn chế được tác hại của nhiễm mặn đối với cây lúa, nếu họ không tiến hành các hoạt động thích ứng thì khi gieo xạ lúa xuống, đất bị nhiễm mặn, nước trong ruộng cũng mặn khiến mầm lúa không có đủ chất dinh dưỡng để bén rễ lên mầm như các thửa ruộng ở các khu vực canh tác khác. Do vậy, số diện tích gieo trồng lúa bị chết nhiều, buộc họ tiến hành

[1] ngâm giống, làm lại các khâu cày, bừa, thau chua rửa mặn cho thửa ruộng, rồi gieo xạ lại, [2] họ đi nhặt nhạnh những luống mạ còn thừa của những hộ làm ruộng cấy, hoặc ruộng của những hộ khác do xạ dày quá nên phải nhổ bớt mạ để cây có không gian sinh trưởng và phát triển. Trên thực tế cho thấy, đa số các hộ dân sẽ tiến hành xạ lại diện tích gieo trồng. Hay đương lúc lúa đang độ ra hoa trổ đòng mà bị nhiễm mặn thì sẽ dẫn đến hiện tượng seo lúa ( tiếng địa phương), điều đó đã làm năng suất lúa giảm rất nhiều, nhất là vào vụ Hè thu, có nhiều hộ gia đình mất trắng vì lượng lúa thu hoạch vào không đủ trang trải chi phí cho vụ lúa ấy.

Trước thiệt hại do các loại hình thiên tai gây ra, người dân trên địa bàn đã đưa ra các hoạt động thích ứng để ứng phó kịp thời. Những hoạt động đó, có một số hoạt động mang tính tạm thời, chỉ có thể áp dụng trong một thời gian ngắn. Nếu diễn biến của bão, lũ lụt, hạn hán hay nhiễm mặn và rét không phức tạp hơn thì họ cũng có thể áp dụng các hoạt động thích ứng đó, còn không thì họ cần kết hợp với chính quyền địa phương xây dựng những phương án, kế hoạch mang tính ước lượng trước để họ có thể áp dụng khi các biểu hiện của BĐKH diễn ra. Bên cạnh đó, cũng có một số hoạt động thích ứng mang tính lâu dài và người dân có thể ứng dụng bất cứ khi nào các loại hình thiên tai tái diễn. Một số hoạt động thích ứng được người dân ủng hộ, tự giác vận dụng, nhưng cũng có một số hoạt động người dân không có ý thức tự giác, nên có thể chính quyền địa phương sử dụng biện pháp cưỡng bức để giảm tối thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trước đây, vào những ngày bị bão, lũ lụt hay mùa màng xong, thời gian nhàn ruỗi của người dân ở nông thôn là rất nhiều. Lối sống khép kín trong khuôn khổ làng, xã họ sống hòa nhập với thiên nhiên, ít bị yếu tố kinh tế tác động. Hơn nữa, họ vẫn còn phụ thuộc vào điều kiện phong phú của tự nhiên, họ không lo đến miếng ăn hàng ngày. Ở nông thôn ai cũng giống ai, họ ít đua đòi như dân thành thị, hầu như họ không có nhu cầu hưởng thụ, bên cạnh đó thông tin truyền thông còn lạc hậu cộng với hiện tượng BĐKH trước đó chưa tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân như hiện nay, nên thiệt hại không đáng kể. Họ thích nghi cuộc sống của họ với điều kiện tự nhiên, thậm chí khí hậu như thế nào họ sống thích nghi

như thế ấy, có đất thì gieo trồng gặt hái còn đất bị ngập lụt thì chỉ ăn với ngủ cho qua ngày. Nhưng khi sự giao lưu văn hóa, hợp tác song phương, đa phương giữa các nước trên thế giới được mở rộng, sự hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ và khoa học công nghệ chiếm ưu thế trong xã hội hiện nay. Từ khi nền kinh tế trong nước mở cửa, các khu công nghiệp mọc lên kéo theo đó là sự gia tăng của các khí thải, chất thải cộng với thói quen sử dụng bao ni lông và rác thải sinh hoạt hàng ngày.... đó là tác nhân dẫn đến sự BĐKH. Bên cạnh đó, phí sinh hoạt ngày càng tăng theo xu hướng đô thị hóa, toàn cầu hóa, với thu nhập từ những sào ruộng được nhà nước khoáng dài hạn ( khoảng 20 năm chia ruộng lại 1 lần), cộng thêm số tiền thu nhập ít ỏi từ chăn nuôi, từ trồng rau... nhưng cũng chỉ đủ trang trải các khoảng chi hàng ngày và các dịp dỗ,chạp.... Dưới tác động của nhu cầu ngày càng cao của con người, việc chi tiêu ngày càng nhiều, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đến độ chóng mặt, cộng với sự BĐKH đã gây ra những hậu quả không nhỏ cho họ và gia đình họ nên đã khiến người dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, họ tìm nhiều cách để thích ứng với điều kiện xã hội mới. Với điều kiện tự nhiên, ban đầu họ lấy kinh nghiệm ông cha truyền lại để vận dụng vào cuộc sống, quan sát tự nhiên như biểu hiện của các con vật (kiến, ong, chuồn chuồn, ếch, con ốc, cá...) hay cây (tre, cỏ ống, măng, cây tơ hồng...) và cũng có thể quan sát bầu trời (mặt trăng, mây và gió, sao trời...). Nhưng về sau, việc vận dụng các kinh nghiệm truyền thống ít được người dân quan tâm, chú ý, vì theo dõi thông tin qua các phương tiện truyền thông như: đài phát thanh xã, ti vi... tiện ích, chuẩn xác, giúp họ nhanh chóng nắm bắt thông tin, giúp họ kịp thời chuẩn bị các phương án phòng chống, thích ứng trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu.

Khi nền kinh tế tại địa phương chuyển mình, số lượng đầu tư vào địa phương để xây dựng, kiên cố các cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều, nhu cầu nhân công lao động chân tay tăng cho nên, những người nông dân vốn đã quen với các công việc nặng nhọc, không cần trình độ, chỉ cần có sức khỏe, chịu khó. Bởi thế, người dân ở trên địa bàn xã rủ nhau tham gia vào công việc phụ hồ trong các công trình đang mọc lên, họ vừa làm vừa học nên lâu ngày cũng có thể làm thợ, mức lương trả cho

việc làm công nhân lao động ở các công trình khá cao so với mức thu nhập của họ khi làm lúa (3,5 - 4,5 triệu/tháng)( cứ 15 người trong độ tuổi lao động có 1 người tham gia công việc phụ hồ), trong lúc họ làm cả vụ lúa tính ra giá thành cũng chỉ bằng một tháng lương của cả hai vợ chồng khi đi làm ở các công trình. Nếu không có sức khỏe thì họ đi bán vé số , phụ dọn dẹp tại các quán ăn trên phố... Bởi vậy, đa số dân trong xã đã tham gia kiểu lao động này, họ vẫn làm ruộng, thậm chí có nhiều hộ vừa làm ruộng vừa nuôi trồng thủy sản nhưng họ vẫn tranh thủ đi làm thêm tại các công trình. Cho nên, việc họ đi làm thêm để tăng thu nhập cho gia đình đồng thời tạo ra nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động sinh kế khác là một hoạt động mang tính thích ứng cao. Không những làm thêm vào những ngày nắng, họ còn tranh thủ vào mùa mưa bão, lũ lụt đi vào Nam kiếm việc làm thêm như: phụ hồ ở các thành phố ( Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Đà Lạt...), hái cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, làm việc nhà dài hạn... Bằng không thì họ kiếm việc làm thêm ở nhà, như trồng nấm rơm(toàn xã có khoảng 100 hộ tham gia trồng nấm rơm), thêu ren , thêu bức liễn ( chủ yếu chị em phụ nữ làng An Xuân tham gia thêu ren và thêu bức liễn, có khoảng 100 hộ)... Bên cạnh đó, trong nhà cũng tăng cường chăn nuôi gia súc, gia cầm ( toàn xã có khoảng 650 hộ) cũng nhằm tăng thu nhập, đảm bảo sự ổn định kinh tế dù thiên tai có diễn ra phức tạp thì họ vẫn yên tâm vì họ đã có sự chuẩn bị về vật chất cũng như tinh thần để ứng phó trước những biểu hiện tiêu cực của BĐKH. Bởi vậy, khi có các hoạt động thích ứng và vận dụng nó vào thực tiễn, thì người dân không những hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra mà còn bảo đảm an toàn tài sản, nguồn sinh kế của hộ gia đình, đồng thời họ tạo ra những hoạt động sinh kế thích ứng mới, tích cực, họ tranh thủ bất cứ thời gian rãnh để làm thêm. Vì vậy, họ đã duy trì được và phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng bền vững.

Song công việc làm thêm của họ sẽ gặp nhiều khó khăn, bấp bênh hơn, một khi số lượng công trình xây dựng giảm đi sau một thời gian được đầu tư, xây dựng hàng loạt. Do đó, điều cần quan tâm ở đây là công việc của họ sau khi không còn nhiều công trình xây dựng để họ tham gia lao động, họ trở về như trước, không việc làm thêm trong thời gian rãnh ruỗi. Để giải quyết được vấn đề nan giải này,

chính bản thân họ và chính quyền địa phương phải phối hợp để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm giải quyết việc làm cho lượng lao động thất nghiệp ở nông thôn. Giờ đây, cuộc sống của họ lại trở về với ruộng nương, với ao/hồ (nếu có), với những chuỗi ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", bám vào điều kiện cho phép của kinh tế hộ gia đình để tiếp tục tìm ra nguồn sinh kế mới, thích ứng kịp thời với điều kiện mới, trước sự BĐKH.

Tóm lại, các hoạt động thích ứng mà người dân biết và vận dụng vào thực tế khi các biểu hiện của thời tiết, khí hậu diễn ra ngày càng bất thường và khó lường, đã giúp người dân trên địa bàn hạn chế được những thiệt hại về kinh tế; đồng thời với các hoạt động sinh kế thích ứng mà người dân đã và đang áp dụng bước đầu đã giải quyết được vấn đề thất nghiệp, nghèo đói ở vùng nông thôn, phần nào đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của gia đình họ với nền văn hóa xã hội như hiện nay. Tuy nhiên, có một số hoạt động thích ứng được đưa ra không phải lúc nào cũng áp dụng cũng có hiệu quả và những hoạt động sinh kế thích ứng hiện tại người dân đã và đang tiến hành (lên phố làm phụ hồ, làm lò gạch, làm thuê tại các quán ăn...) không phải là những công việc đảm bảo tính ổn định cho kinh tế gia đình họ về sau. Vì theo thời gian, sức khỏe con người cũng phải có sự thay đổi và thay đổi rõ rệt nhất là những người dân ở nông thôn từ 45 tuổi trở đi, con người có dấu hiệu giảm về sức lao động, về thị lực, sự nhanh nhẹn, linh hoạt... Những công việc được kể trên lại đòi hổi có sức khỏe bền, dẻo dai, linh hoạt mới có thể được các ông/bà chủ mướn làm công. Hơn nữa, các công trình xây dựng theo thời gian cũng thưa dần, lượng đầu tư cho xây dựng cũng ít nên việc công nhân bị sa thải dần là điều tất yếu, nhất là những công nhân lớn tuổi, sức khỏe không đảm bảo. Cho nên, ngay từ bây giờ chính bản thân họ, gia đình họ phải có kế hoạch xây dựng kinh tế gia đình rõ ràng, phù hợp với khả năng, sức khỏe của chính họ, nhằm ổn định kinh tế hộ gia đình, ổn định thu nhập hộ gia đình, giải quyết được việc làm cho chính họ và gia đình; đồng thời có thể tận dụng được những nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, tăng thêm lợi nhuận kinh tế.

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CƯ DÂN ĐẦM PHÁ XÃ QUẢNG AN, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 91)