BĐK Hở trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 48)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1.BĐK Hở trên thế giới và Việt Nam

Báo cáo khoa học lần thứ 4 (2007) của Ủy Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, nồng độ khí CO2 đã lên tới 397 ppm vào năm 2005 với nồng độ trung bình là 1,4 ppm mỗi năm vào thời kỳ 1960 - 2005 và 1,9 ppm trong khoảng thời gian 10 năm (1995 - 2005). Lượng phá thải khí nhà kính do nhiên liệu hóa thạch hàng năm từ 6,4 tỷ tấn cacbon mỗi năm trong thập kỷ 90 đã lên tới 7,2 tỷ tấn vào giai đoạn 2000 - 2005. Ngoài ra, nồng độ CH4 và N2O từ 175 đến 270 ppb thời kỳ tiền công nghiệp lên đến 1.774 và 319 ppb vào năm 2005. Các nhà khoa học cho rằng: Trái đất nóng lên đang xảy ra trên toàn thế giới. Các số liệu thống kê về nhiệt độ trung bình thế giới cho biết, trong 600 năm gần đây nhất thì nhiệt độ chỉ bắt đầu tăng dần lên trong hơn 100 năm qua [2, tr.30].

Theo dự đoán, nhiều thành phố của nhiều quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và Nam cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu người vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm toàn bộ hoặc một phần và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà cửa vì ngập lụt. Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do nước biển dâng theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađet, Việt Nam, Inđônêxia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan và Philippin. Nước biển dâng còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu nội địa và sự nhiễm mặn của nước ngầm, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và tài nguyên nước ngọt. Trong thời gian 20 - 25 năm trở lại đây, có thêm khoảng 30 bệnh mới xuất hiện, tỷ lệ bệnh nhân, tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó sẽ có thêm khoảng 400 triệu người phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh sốt rét [20, tr.26].

Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El Nino, La

Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100. Những biến đổi này thực sự đã, đang và sẽ làm cho các thiên tai và các hiện tượng khí tượng cực đoan khác, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt hơn. Hậu quả của chúng đối với sản xuất, đời sống, dân sinh và phát triển sẽ ngày một nặng nề hơn. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2007), Việt Nam là một trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25% [34, tr.23].

Việt Nam với diện tích khoảng 329.314 km2 nằm trên bán đảo Đông dương trong vùng nhiệt đới gió mùa. Với lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ từ phía Bắc xuống phía Nam với hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam có sự đa dạng cao về địa hình và tài nguyên. Là nước nằm ở vị trí địa lý dễ bị tổn thương dưới sự tác động của BĐKH vì :

- Việt Nam nằm ở vùng châu Á - Thái Bình Dương - một trong năm ổ bão của thế giới;

- Bờ biển dài hơn 3.260 km với hơn 3.000 hòn đảo và 2 quần đảo;

- Về khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa có một bán đảo ở Đông Nam đại lục Âu - Á, kéo dài trên 15 vĩ độ, nằm hoàn toàn trong đới nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần chí tuyến hơn xích đạo và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông,

- Nằm ở hạ lưu các con sông lớn;

- Hai đồng bằng lớn, thấp và bằng phẳng [21, tr.56].

Chính vì vậy Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa bới nền nhiệt ẩm phong phú. Mặt khác, với vị trí địa lý nằm ở vùng Đông Nam Á, phía tây và phía bắc tiếp giáp với đại lục châu Á rộng lớn, phía đông tiếp giáp với Thái Bình Dương nên khí hậu Việt Nam chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhiều cơ chế hoàn lưu phức tạp và vì vậy, khí hậu Việt Nam

có tính biến động rất mạnh, đặc biệt là về cấu trúc thời tiết. Sự giao tranh của ba hệ thống gió mùa ( Đông Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á), của tín phong Bắc bán cầu với những hệ quả thời tiết rất khác biệt, sự hoạt động thường xuyên và mạnh của chế độ bão Biển Đông, của dải hội tụ nhiệt đới... làm cho chế độ khí hậu - thời tiết ở nước ta hoàn toàn khác biệt với các vùng khác có cùng vĩ độ. Chính sự khác biệt có tính độc đáo này đã tạo cho nước ta có một nguồn tài nguyên khí hậu đa dạng, phong phú, song cũng không tránh khỏi xuất hiện các thiên tai khí hậu thời tiết, nhiều lúc với cường độ rất mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu trong vài chục năm gần đây cũng diễn ra ngày càng phức tạp cả về quy mô lẫn cường độ. Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, hệ thống ENSO diễn biến bất thường phức tạp với những hệ quả thời tiết rất nghiêm trọng nên trong nhiều năm gần đây ở nước ta bão, lũ, lụt, hạn hán, lốc... đã thường xuyên xẩy ra với quy mô, tần suất và cường độ ngày càng gia tăng [36, tr.327].

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 48)