Chiến lược phát triển bền vững của xã Quảng An

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 98 - 101)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Chiến lược phát triển bền vững của xã Quảng An

hậu mà còn trong cường độ và tần suất của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, có thể sẽ gây thiệt hại to lớn cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước. Những chiến lược thích ứng về BĐKH sẽ thay đổi khái niệm về sự thích ứng từ bị động đối phó thành chủ động phòng ngừa, đưa những ảnh hưởng tiềm ẩn của BĐKH như là một chỉ dẫn quan trọng cho việc hoạch định chính sách, khác với kiểu thích ứng " trông và chờ" truyền thống. Trọng tâm nhất của phương án thích ứng nhằm vào các lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng nhất của đất nước do BĐKH trong tương lai, bao gồm cả tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, vùng ven biển... Những chọn lựa thích ứng cho các khu vực và lĩnh vực dễ bị thiên tai sẽ được phát triển dựa trên những đánh giá về BĐKH ở Việt Nam và những kế hoạch phát triển ở cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp ngành. Bởi vậy những chọn lựa thích ứng cụ thể có thể là rất đa dạng ở những lĩnh vực và cấp độ khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách ưu tiên cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực hiện có. Nhìn chung, một "chính sách đưa việc thích ứng vào trong kế hoạch phát triển quốc gia" ở cấp Trung ương có thể dẫn đến sự thành công trong xây dựng những chiến lược thích ứng mức địa phương/ khu vực nhằm củng cố khả năng thích ứng của đất nước trong mối liên kết với những ưu tiên khác [34, tr.25].

Với một lượng lớn lao động nông thôn thất nghiệp, khi trình độ học vấn thấp, không có kỹ năng kỹ thuật, không có kinh nghiệm lao động, nhất là có rất đông số lao động thất nghiệp đó đã ở độ tuổi khó tiếp thu các kiến thức mới, họ cũng không còn nhanh nhẹn như khi còn trẻ. Do vậy, muốn đào tạo nghề cho họ cũng là một vấn đề không đơn giản, hơn nữa theo số liệu thu thập được từ quá trình phỏng vấn hộ gia đình, có 100% người được hỏi không có mong muốn đào tạo nghề. Vì vậy, chính quyền địa phương đã tiến hành triển khai thực hiện Quyết định số 1.956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 2.453/QĐ-UBND ngày 26/11/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 370/QĐ-UBND ngày 25/02/2014 của UBND tỉnh về

việc phê duyệt kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2014, UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện năm 2014, là ở xã có số dân khá đông với lao động trẻ thất nghiệp cộng với thất học chiếm tỷ lệ khá cao, nên việc vận thực thi Quyết định số 370/QĐ-UBND ngày 25/02/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2014 đối với xã Quảng An là cần thiết, góp phần xây dựng nguồn lao động có tay nghề, có kinh nghiệm, giải quyết một lượng lớn thanh niên đang tuổi lao động thất nghiệp, đã hướng họ đi theo ngành nghề phù hợp với khả năng của họ, tạo điều kiện cho họ có thu nhập, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội. Đồng thời, đó là môi trường giúp họ tránh xa các tệ nạ xã hội, tạo điều kiện, định hướng cho họ sống, lao động theo hướng lành mạnh, tích cực và lạc quan. Về lâu dài, đó là nguồn sinh kế mà họ có thể ứng dụng vào bất cứ hoàn cảnh nào để duy trì cuộc sống và có thể phát huy nguồn sinh kế đó, nó bảo đảm nguồn thu nhập cho bản thân người làm cũng như gia đình họ. Giải quyết một phần nào đó về nhu cầu vật chất cũng như tinh thần do công việc mang lại. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã đưa ra các kế hoạch PCBL, và tuyên truyền cho người dân rõ các hoạt động PCBL, chính quyền cũng mở các lớp tập huấn về BĐKH, tuyên truyền phổ biến sâu rộng về các biểu hiện của BĐKH cho người dân địa phương biết và hiểu rõ về BĐKH; vận động, tuyên truyền người dân trồng cây xanh để điều hòa khí hậu, giảm nhẹ tác hại của BĐKH; vận động tuyên truyền người dân sử dụng khí ga nhân tạo, vừa tận dụng những chất thải do gia súc thải ra (chủ yếu là chất thải của heo) làm chất đốt vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm do chất thải đó thải ra. Ngoài ra, chính quyền xã đã và đang xây dựng nông thôn mới có hạ tầng cơ sở phát triển, xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hợp lý; vận động các doanh nghiệp, cơ sở tư nhân đóng trên địa bàn nhận một số lượng lao động có tay nghề vào làm, góp phần giải quyết việc làm cho lượng lao động được đào tạo nghề theo quyết định của huyện Quảng Điền; xã đang cố gắng xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, phát triển bền vững, tiếp cận nhanh và áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ mới, công nghệ cao như: máy cắt tổng hợp, máy cày có công suất lớn.... Hơn nữa,

chính quyền địa phương đã tận dụng triệt để các chính sách viện trợ của các dự án như: bãi ngang, Lucxampua, dự án của Nav và một số dự án khác, cộng thêm những chính sách của nhà nước hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tạm.... cho những hộ dân trên địa bàn thuộc diện khó khăn, dễ bị tổn thương bởi những biểu hiện của BĐKH mang lại. Nhờ vậy, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các chính sách của nhà nước, các nguồn vốn vay ưu đãi theo các diện chính sách khác nhau. Từ đó, họ đầu tư vào chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng nhiều hơn so với trước, họ tính toán kỹ lưỡng, lấy công làm lãi, cứ xoay nguồn vốn từ các nguồn sinh kế trong gia đình ví như có nguồn vốn vay được từ các chính sách của nhà nước, họ tiến hành xây dựng chuồng trại, mua con giống để nuôi, nuôi con giống gầy ra nhiều con con khác; lấy lúa thu hoạch được từ việc làm ruộng cộng với trồng các loại rau làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; khi con con phát triển đến thời gian xuất chuồng thì họ bán, lấy vốn đó, phần mua lương thực, phần đầu tư nuôi trồng thuỷ sản (nếu có ), rồi thu hoạch được từ nuôi trồng thủy sản họ đầu tư lại cho chăn nuôi và trang trải chi phí hàng ngày và đầu tư vào việc học cho con. Vô hình chung, trong hoạt động kinh tế hộ gia đình đã tạo ra quy trình làm kinh tế theo kiểu phát triển trong sự bền vững của nhiều nguồn sinh kế, một phần dựa trên các chiến lược phát triển kinh tế bền vững của chính quyền địa phương, một phần là dựa vào sự nổ lực và biết tận dụng nguồn vốn của người dân, nên đã mang lại hiệu quả cao về kinh tế cho họ, đời sống người dân được nâng cao, nhận thức của người dân về các hoạt động thích ứng với những nguồn sinh kế của mình rõ hơn.

Một phần của tài liệu sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w