Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công của thành phố hà nội trong giai đoạn tới (Trang 58 - 67)

Đầu tƣ công có đóng góp quan trọng trong sự phát của triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 52

Bảng 2.8. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2008 2010 2011 2012 Nhà nƣớc 78.693 107.058 126.235 141.299 Ngoài Nhà nƣớc 67.098 93.965 112.615 126.757 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 29.712 41.086 48.78 54.319 Thuế nhập khẩu 3.102 3.778 4.120 4.095 Tổng số 178.605 245.887 291.750 326.470

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội năm 2012

Đóng góp của các thành phần kinh tế vào tổng sản phẩm quốc nội có xu hƣớng tăng lên qua các năm trong tất cả các thành phần kinh tế. Khu vực Nhà nƣớc đóng góp vào GDP của thành phố luôn cao nhất và tăng dần qua các năm, năm 2008 đạt 78.693 tỷ đồng, năm 2012 đạt 141.299 tỷ đồng (tăng 62.606 tỷ), khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng tăng nhƣng không đáng kể, năm 2012 đạt 54.319 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trƣởng GDP của Hà Nội và cả nƣớc giai đoạn 2008 – 2013(%)

Nguồn: Niên giám thống năm 2012 và tính toán của tác giả

10.65 7.37 11.04 10.13 8.10 8.08 6.23 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng của Hà Nội (%) Tốc độ tăng trưởng cả nước (%)

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 53

Tốc độ tăng trƣởng GDP của Hà Nội qua các năm luôn cao hơn so với cả nƣớc, nhƣng nhìn chung sự tăng trƣởng của thành phố cũng có cùng xu hƣớng biến động nhƣ sự tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc.Tốc độ tăng trƣởng của Thành phố Hà Nội tốt, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Giá trị tăng thêm của tất cả các ngành đều gia tăng, ngành dịch vụ tăng cao nhất, sau đó đến công nghiệp – xây dựng và nông, lâm, thủy sản. Năm 2013, Thành phố Hà Nội có giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57% và giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42% (đóng góp 4,9% vào mức tăng chung của GRDP tƣơng ứng là 0,14%, 3,21% và 4,9%).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Biểu đồ 2.4.Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế giai đoạn 2008 – 2012 (%)

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2012 và tính toán của tác giả

Nhìn chung, cơ cấu của tất cả các thành phần kinh tế không có sự thay đổi nhiều. Khu vực Nhà nƣớc có đóng góp nhiều nhất vào GDP của thành phố, trong cả giai đoạn luôn chiếm hơn 43% trong tổng GDP cả thành phố, chủ yếu là do các doanh nghiệp Nhà nƣớc, các công ty, tập đoàn lớn đều có trụ sở nằm ở khu vực Hà Nội và đều hoạt động trong những lĩnh vực cung cấp các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho xã hội nên đóng góp của khu vực Nhà nƣớc cũng không bị

44.1 43.6 43.3 43.3 37.6 38.2 38.6 38.8 16.6 16.7 16.7 16.6 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2010 2011 2012 thuế nhập khẩu

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

ngoài nhà nước nhà nước

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 54

ảnh hƣởng nhiều bởi khủng hoảng kinh tế - tài chính.Khu vực ngoài Nhà nƣớc cũng đóng góp vào GDP trung bình hàng năm 38% và đang có xu hƣớng tăng lên, giai đoạn vừa qua do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình trạng nợ xấu các ngân hàng gia tăng, ngân hàng thừa vốn nhƣng doanh nghiệp thì khó tiếp cận, thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản đóng băng nên hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hƣởng rất lớn vì vậy đóng góp của khu vực này cũng bị hạn chế.

- Giá trị sản xuất công nghiệp:

Bảng 2.9. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2008 2010 2011 2012

Kinh tế Nhà nƣớc Trung ƣơng 15.369 17.424 22.002 25.208 Kinh tế Nhà nƣớc địa phƣơng 4.849 6.420 5.007 4.757 Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 27.702 36.485 43.138 49.356 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài 36.183 49.088 51.595 55.856

Tổng số 84.103 109.417 121.742 135.177

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội năm 2012

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2008 – 2012 ở tất cả các thành phần kinh tế đều có xu hƣớng tăng lên qua các năm, tuy nhiên đóng góp của thành phần kinh tế Nhà nƣớc thấp nhất trong các thành phần kinh tế, năm 2008 cả khu vực kinh tế Nhà nƣớc Trung ƣơng và kinh tế Nhà nƣớc địa phƣơng đóng góp 20.218 tỷ đồng, đến năm 2012 đóng góp 29.965 tỷ đồng vào giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.Sau đó là đóng góp của khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc, đóng góp nhiều nhất vào giá trị sản xuất công nghiệp là khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 55

Bảng 2.10. Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nƣớc trên địa bàn so sánh năm 1994 giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2008 2010 2011 2012

Khai khoáng 473 473 294 297

Công nghiệp chế biến, chế tạo 16.259 18.671 21.226 23.365 Sản xuất và phân phối điện, khí

đốt,… 2.849 3.745 4.548 5.318

Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc

thải 637 955 941 985

Tổng 20.218 23.844 27.009 29.965

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội năm 2012

Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nƣớc trên địa bàn tập trung vào một số ngành chủ yếu nhƣ: công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt; cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải và khai khoáng, trong đó chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo (năm 2012 giá trị sản xuất là 23.365 tỷ chiếm 5,2% giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố).

- Trị giá hàng xuất khẩu::

Bảng 2.11. Trị giá hàng xuất khẩu trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm 2008 2010 2011 2012 Kinh tế Nhà nƣớc 3.270 3.279 3.922 4.023 Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 880 1.200 1.941 2.011 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 2.754 3.630 3.919 4.270 Tổng số 6.904 8.109 9.782 10.304

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 56

Đóng góp vào trị giá hàng xuất khẩu trên địa bàn thì khu vực kinh tế Nhà nƣớc cũng đóng góp tƣơng đối cao trong tất cả các năm, trung bình chiếm hơn 40% trong cả giai đoạn 2008 – 2012, năm 2012 đóng góp là 4.023 triệu USD; đóng góp của kinh tế ngoài Nhà nƣớc tƣơng đối hạn chế vào trị giá hàng xuất khẩu hàng năm trung bình 15%, còn lại là đóng góp của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Trị giá hàng nhập khẩu:

Bảng 2.12. Trị giá hàng nhập khẩu trên địa bàn theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm 2008 2010 2011 2012 Kinh tế Nhà nƣớc 15.098 13.644 16.22 15.211 Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 4.436 4.173 4.309 4.104 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 3.583 3.631 4.816 4.829 Tổng số 23.117 21.448 25.345 24.144

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội năm 2012

Các khu vực kinh tế trong cả giai đoạn 2008 – 2012 đóng góp vào trị giá hàng xuất khẩu cũng không có sự biến động mạnh, nguyên nhân chủ yếu do sự suy giảm kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thành phần kinh tế Nhà nƣớc có đóng góp tƣơng đối lớn vào trị giá hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố nhƣng cũng là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất về trị giá hàng nhập khẩu hàng năm, năm 2008 trị giá hàng nhập khẩu là 15.098 triệu USD, năm 2012 là 15.211 triệu USD chiếm 65,3% và 63% tổng trị giá hàng nhập khẩu trên địa bàn.Hai khu vực còn lại chiếm tỷ trọng tƣơng đƣơng nhau trong tổng trị giá hàng nhập khẩu hàng năm.

Khu vực kinh tế Nhà nƣớc đóng góp rất quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn, tuy nhiên sự đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp hàng

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 57

năm, trị giá hàng xuất khẩu còn hạn chế, trong khi đó lại chiếm một tỷ trọng rất lớn trong trị giá hàng nhập khẩu hàng năm.

Nhìn chung, khu vực kinh tế Nhà nƣớc đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng và phát triển kinh tế của Thành phố Hà Nội, tuy nhiên hiệu quả đầu tƣ, hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ toàn xã hội chƣa cao (thể hiện ở hệ số ICOR cao, năm 2013 là 9,26), vốn đầu tƣ từ NSNN có hiệu quả hơn so với cả nƣớc.Tỷ lệ GDP/Vốn đầu tƣ toàn xã hội, GDP/Vốn đầu tƣ từ NSNN thì thấp hơn nhiều so với cả nƣớc).

- Tạo việc làm mới, tăng thu nhập và nâng cao đời sống dân cƣ:

Số lao động hoạt động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trên địa bàn tính đến năm 2012 là 2.123.870 ngƣời, trong đó lao động ngành công nghiệp là 719.144 ngƣời, xây dựng là 433.744 ngƣời, còn lại là lao động trong lĩnh vực dịch vụ.

Về việc làm, ƣớc tính năm 2009, thành phố đã giải quyết đƣợc việc làm cho hơn 128.000 lao động đạt 101,6% kế hoạch với tổng số vốn vay từ quỹ giải quyết việc làm Quốc gia khoảng 274 tỷ đồng cho 3.100 dự án, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động, năm 2010 giải quyết cho 135.800 lƣợt ngƣời có việc làm, đạt 100,6% so với kế hoạch.Theo kết quả sơ bộ của điều tra Lao động việc làm năm 2011, số ngƣời từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế là 3626,4 nghìn ngƣời chiếm 70% so với tổng số ngƣời từ 15 tuổi trở lên, tăng không đáng kể so với năm 2010 (năm 2010: 3626,1 nghìn ngƣời); trong đó lực lƣợng lao động nữ chiếm 51,3%.

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 là 4,3%, so với năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp tăng 2,1% (năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp là 2,2%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 6,7% cao hơn nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tỷ lệ này là 3,1%). Năm 2011, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 138.800 ngƣời, đạt 101,3% kế hoạch. Những tháng cuối năm 2013, do tình hình kinh tế có chuyển biến tốt nên sản xuất kinh doanh cũng có chiều hƣớng tăng lên đã làm tăng thu nhập cho ngƣời dân. Tính đến trung tuần tháng 10 năm 2013, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 128,6 nghìn ngƣời, các quận, huyện, thị xã đã xét duyệt

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 58

2.650 dự án vay vốn Quĩ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 370 tỷ đồng, tạo việc làm cho 24 nghìn lao động.

Tình hình đời sống dân cƣ: Năm 2013, đời sống của nhân dân Thủ đô đã giảm bớt đƣợc phần nào khó khăn do giá cả các mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm thiết yếu không tăng nhiều. Một số huyện tích cực thực hiện chủ trƣơng dồn điền, đổi thửa, đã cho phép chuyển một số diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng cây khác có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tƣ vốn cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống... do đó thu nhập của ngƣời lao động ổn định, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao.

- Hạ tầng cấp thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng:

Tình hình cấp thoát nƣớc trên địa bàn thành phố tính đến tháng 12 năm 2012 có 28 nhà máy sản xuất nƣớc; trạm nƣớc tăng áp là 162 trạm; số km đƣờng ống dẫn nƣớc tăng thêm cộng dồn đến hết năm từ năm 2008 đến 2012 là 1.971,6 km; sản lƣợng nƣớc bình quân hàng ngày 779.000 m3/ngày. Năm 2013, tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch trong nội thành là 100%, dân ngoại thành đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh là 86%. Tình hình thoát nƣớc trên địa bàn, tính đến năm 2012 có 3 trạm xử lý nƣớc thải, 31 trạm bơm và 58 hố điều hòa. Năm 2013, tỷ lệ thugom và xử lý rác thải, nƣớc thải đạt 98%, ngoại thành là 84%.

- Xây dựng mới và cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông:

Công tác phối hợp thực hiện các công trình trung ƣơng trên địa bàn đã có sự chỉ đạo quyết liệt, cơ bản đã tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc chính để tạo điều kiện bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công một số dự án quan trọng nhƣ: dự án đƣờng cầu Nhật Tân - Nội Bài, dự án đƣờng Hà Nội - Lào Cai, đƣờng Hà Nội - Thái Nguyên... kết quả đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã cơ bản tháo gỡ các vƣớng mắc trên địa bàn các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm, đủ điều kiện và khả năng bàn giao mặt bằng theo yêu cầu tiến độ của Trung ƣơng. Trên địa bàn quận Tây Hồ cũng đã quyết liệt triển khai để hoàn

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 59

thành các nhiệm vụ theo yêu cầu của Thành phố. Thành phố đã phê duyệt phƣơng án tổng thể giải phóng mặt bằng địa bàn huyện Thạch Thất, đã phê duyệt điều chỉnh dự án tái định cƣ Bắc Phú Cát, ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng của thành phố cũng tập trung kiểm tra, đôn đốc để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án. Một số dự án khác nhƣ: Đại học Quốc gia, tuyến đƣờng sắt Ngọc Hồi - Yên Viên, các dự án của Tổng công ty điện lực Hà Nội, dự án đƣờng sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông... Thành phố đã có những chỉ đạo cụ thể từng công việc và giao trách nhiệm cho các cơ quan liên quan thực hiện.

- Xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng y tế:

Số cơ sở y tế trên địa bàn tính đến năm 2012 là 638 cơ sở, số bệnh viện là 55 bệnh viện và 577 trạm y tế xã, phƣờng; số giƣờng bệnh là 19.306. Hệ thống bệnh viện địa phƣơng từ cấp cơ sở đều đƣợc đầu tƣ xây mới, cải tạo đƣa vào sử dụng đã góp phần nâng chất lƣợng khám chữa bệnh từ cơ sở, tăng số giƣờng bệnh điều trị, từng bƣớc thực hiện đƣợc các mục tiêu cải thiện cơ sở vật chất khám chữa bệnh cho ngƣời dân.

- Xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng giáo dục:

Tính đến năm 2012, số trƣờng mầm non là 897 trƣờng, số lớp học là 14.181 lớp và 14.984 phòng học trong đó số trƣờng công lập là 686 trƣờng; số trƣờng tiểu học là 694 trƣờng (công lập là 660 trƣờng); số trƣờng Trung học cơ sở là 605 trƣờng (công lập là 585 trƣờng) và trƣờng Phổ thông là 201 trƣờng (công lập là 106 trƣờng).Công tác xã hội hoá giáo dục đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng nhất là huy động các nguồn lực để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học, mở trƣờng và đóng góp kinh phí cho giáo dục. Các nguồn đầu tƣ cho giáo dục ngày càng đƣợc kiểm soát chặt chẽ và tăng dần hiệu quả sử dụng. Giáo dục ngoài công lập phát triển, đặc biệt trong giáo dục nghề nghiệp và đại học; có tăng lên về vốn đầu tƣ vào nghiên cứu KHCN trong giai đoạn vừa qua chứng tỏ thành phố đã có quan tâm đầu tƣ nâng cao trình độ KHCN, cải tiến kỹ thuật.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 60

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công của thành phố hà nội trong giai đoạn tới (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)