Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công của thành phố hà nội trong giai đoạn tới (Trang 41 - 45)

- Về phát triển kinh tế:

Tăng trƣởng GRDP giai đoạn 2008 – 2012 bình quân đạt 9,51%/năm. Trong đó, dịch vụ tăng 10,07%, công nghiệp – xây dựng tăng 9,88%, nông nghiệp tăng 2,76%. GRDP năm 2012 (theo giá cố định năm 1994) đạt 87.791 tỷ đồng, gấp 1,43 lần so với năm 2008, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 2.257 USD/ngƣời gấp 1,33 lần so với năm 2008 (1,697 USD/ngƣời). Năm 2013 tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25% so với cùng kỳ năm trƣớc, giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 2,46% (đóng góp 0,14% vào mức tăng chung của GRDP); ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57% (đóng góp 3,21% vào mức tăng chung); ngành dịch vụ tăng 9,42% (đóng góp 4,9% vào mức tăng chung).Kinh tế của Thủ đô luôn giữ mức tăng gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trƣởng GDP của cả nƣớc.

Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hƣớng tích cực: tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Cơ cấu năm 2008 là: dịch vụ 52,1%; công nghiệp – xây dựng 41,4%; nông nghiệp 6,6%, thì

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 35

năm 2012 cơ cấu ngành tƣơng ứng là 52,6%; 41,8%; và 5,6%. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, dịch vụ trình độ cao, chất lƣợng cao tiếp tục đƣợc phát triển nhƣ tài chính – ngân hàng, thông tin truyền thông…

Lĩnh vực thƣơng mại, trong 6 năm qua đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng 25 trung tâm thƣơng mại, 121 siêu thị và 414 chợ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trung bình hàng năm 23%.

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,2%/năm, xuất khẩu địa phƣơng tăng 18,2%/năm, nhập khẩu tăng bình quân 5,4%/năm, nhập siêu đƣợc kiểm soát.

Hạ tầng du lịch đƣợc ĐTPT, trong 5 năm từ 2008 đến 2012 đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng 2.500 phòng khách sạn, với công suất sử dụng phòng duy trì mức trên 60%. Số lƣợt khách du lịch Hà Nội hàng năm tăng 6,3%, trong đó khách quốc tế chiếm 1,5% tổng lƣợng khách, Hà Nội vẫn là nơi thu hút khách du lịch quốc tế lớn so với các tỉnh, thành phố trong khu vực.

- Lĩnh vực công nghiệp:

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2012 gấp 1,62 lần so với năm 2008, bình quân tăng trƣởng giai đoạn 2008 – 2012 là 12,97%. Ngành xây dựng đã đạt tăng trƣởng liên tục, giá trị tăng thêm đạt trung bình 10,57%/năm. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông, khu đô thị đƣợc đầu tƣ và đƣa vào sử dụng góp phần hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ, thúc đẩy tăng trƣởng các ngành sản xuất và dịch vụ.

- Sản xuất nông nghiệp:

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2012 gấp 1,8 lần năm 2008. Năm 2012, giá trị sản xuất đạt 199 triệu đồng/ha canh tác, cao gấp 1,63 lần năm 2008. Tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp tăng dần, đạt 51,54% năm 2012; trồng trọt, lâm nghiệp là 43,93%; dịch vụ nông nghiệp là 3,53% (năm 2008 cơ cấu tƣơng ứng là 46,5%, 51,61% và 1,9%). Thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề (bằng 59% tổng số làng cả nƣớc) đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế chung.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 36

- Huy động vốn đầu tư:

Năm 2012, tổng vốn đầu tƣ xã hội đạt 232.659 tỷ đồng gấp 1,87 lần so với năm 2008. Trong đó vốn Nhà nƣớc tăng gấp 2,4 lần, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng gấp 2,5 lần. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai đoạn 2008 – 2012 thu hút đƣợc 1.357 dự án với số vốn đăng ký 9.076 triệu USD, bằng 54,4% về số dự án và 44% về vốn đầu tƣ lũy kế từ thời điểm cho phép đầu tƣ nƣớc ngoài đến nay. Ƣớc tính năm 2013, vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội đạt 279.200 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trƣớc. Trong đó, vốn Nhà nƣớc trên địa bàn tăng 8,1%; vốn ngoài Nhà nƣớc tăng 14%, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tăng 11,3%.

- Vị thế kinh tế Thủ đô Hà Nội ngày càng tăng:

Năm 2012, với dân số chiếm 7,84% cả nƣớc, Thành phố Hà Nội đã đóng góp 10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp, 23,5% vốn đầu tƣ phát triển, 19,73% thu ngân sách và 23,5% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội. Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế cả nƣớc.

Bảng 2.1.Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá cố định 1994

(tỷ đồng)

62.635 66.175 73.478 81.175 87.719 94.810

2

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành (tỷ đồng) 178.605 206.505 243.210 291.750 326.470 373.000 3 Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (%) 100 100 100 100 100 100 Dịch vụ 52,2 52,3 52,4 52,3 52,6 53,08 Công nghiệp và xây dựng 41,2 41,5 41,8 41,7 41,7 41,56 Nông, lâm

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 37 nghiệp, thủy sản 6,6 6,2 5,8 5,9 5,6 5,36 4 Tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (%) 10,65 7,37 11,04 10,13 8,1 8,08 5 GDP/ngƣời (triệu đồng) 28,13 31,92 36,79 43,0 46,9 52,3 6 Tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân năm(%) 36,12 (8,33) 26,25 27,1 5,3 5,5 7 Thu NSNN trên địa bàn (triệu đồng) 72.407 85.500 100.000 121.919 146.331 117.500 8 Dân số trung bình (triệu người) 6 6 7 7 7 7 9 Cấp nƣớc sạch đô thị (lít/người/ngày) 130 130 130 130 140 140 10 Tỷ lệ dân đô thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch (%) 96 97 95 97 100 100 11 Tỷ lệ dân ngoại thành đƣợc sử dụng nƣớc đảm bảo vệ sinh (%) 82 82 82 84 86 86 12 Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải trong nội thành (%) 95 95 98 98 98 98 13 Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải ở ngoại thành (%) 35 65 65 70 82 84

Nguồn: Hà Nội – Tiềm năng và cơ hội đầu tư

Các chỉ tiêu về kinh tế cũng nhƣ chỉ tiêu xã hội đều đƣợc quan tâm và ngày càng cải thiện rõ rệt, tổng sản phẩm trên địa bàn có xu hƣớng tăng lên; tỷ lệ dân đô thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch đạt 100%, tỷ lệ dân ngoại thành đƣợc sử dụng nƣớc sạch ngày càng tăng; tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải ở cả nội thành và ngoại thành tăng.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 38

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu GDP của Thành phố Hà Nội năm 2008 và năm 2013 (%)

Năm 2008 Năm 2013

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2012 và tính toán của tácgiả

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch không nhiều nhƣng đang có hƣớng chuyển dịch tích cực: tỷ trọng dịch vụ có xu hƣớng tăng lên, nông nghiệp giảm (1,24%), công nghiệp và xây dựng không có sự thay đổi đáng kể.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công của thành phố hà nội trong giai đoạn tới (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)