Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công của thành phố hà nội trong giai đoạn tới (Trang 39 - 41)

- Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư:

Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.348,5 km2, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành, đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nƣớc về diện tích, nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.

Dân số toàn thành phố hiện tại ƣớc tính năm 2013 là 7.146,2 nghìn ngƣời tăng 2,7% so với năm 2012, trong đó dân số thành thị là 3.089,2 nghìn ngƣời chiếm 43,2% tổng số dân và tăng 4,4%; dân số nông thôn là 4.057 nghìn ngƣời tăng 1,4%. Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 1,927 triệu ngƣời. Tỷ lệ lực lƣợng qua đào tạo chiếm trên 35%, có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 29,3%. Tính đến giữa tháng 10 năm 2013, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 128,6 nghìn ngƣời, các quận, huyện, thị xã đã xét duyệt 2.650 dự án vay vốn Quĩ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 370 tỷ đồng, tạo việc làm cho 24 nghìn lao động.

Hiện nay, khoảng 86% tổng các viện nghiên cứu trong cả nƣớc đƣợc đặt trụ sở tại Hà Nội với trên 60% tổng số cán bộ có trình độ từ thạc sỹ trở lên. Phần lớn các chuyên gia đầu ngành của cả nƣớc đang công tác, nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở Thủ đô.

Năm 2013, đời sống của nhân dân Thủ đô đã giảm bớt đƣợc phần nào khó khăn do giá cả các mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm thiết yếu không tăng nhiều. Một số huyện tích cực thực hiện chủ trƣơng dồn điền, đổi thửa, đã cho phép

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 33

chuyển một số diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng cây khác có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tƣ vốn cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống... do đó thu nhập của ngƣời lao động ổn định, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao.

- Văn hóa:

Nói tới văn hóa Thủ đô Hà Nội là nói tới nghìn năm văn hiến, nghìn năm thành tựu phát triển của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, con ngƣời Thăng Long – Hà Nội. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, Hà Nội ngày nay vẫn còn giữ đƣợc hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa, tiêu biểu nhƣ là Cổ Loa, Thành Cổ, Phố Cổ, hàng trăm đình, chùa, miếu, phủ, tƣợng đài, làng nghề… nổi tiếng. Điển hình nhất là di tích Hoàng Thành đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2010, tròn nghìn năm Thăng Long – Hà Nội.

Bên cạnh những di tích văn hóa vật thể, Thăng Long – Hà Nội còn lƣu trữ một kho tàng văn hóa phi vật thể, bao gồm thƣ tịch Hán Nôm, các tác phẩm, các loại hình văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp và dân gian, các nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, các lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo…

- Y tế:

Hà Nội có 645 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế thành phố, trong đó có 41 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 577 trạm y tế. Tuy nhiên, những bệnh viện lớn chỉ tập trung ở khu vực nội ô nên điều kiện chăm sóc y tế giữa nội ô và các huyện ngoại ô có sự chênh lệch lớn. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có 5.728 cơ sở y tế tƣ nhân đang hành nghề về y, dƣợc và y học cổ truyền để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân ngày một tốt hơn.

- Giáo dục:

Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất của Việt Nam với 681 trƣờng tiểu học, 611 trƣờng trung học cơ sở, 200 trƣờng trung học phổ thông. Hệ thống đào tạo đại học thì Hà Nội có trên 50 trƣờng đại học cùng nhiều

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 34

trƣờng cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo hầu hết các ngành quan trọng, hiện nay toàn thành phố có hơn 600.000 sinh viên theo học tại các trƣờng này.

- Giao thông:

Hà Nội là trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Thủ đô tới các tỉnh thành khác của Việt Nam bao gồm cả đƣờng không, đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng sắt.

Hà Nội có sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm thành phố 35 km, sân bay Gia Lâm phục vụ các chuyến bay du lịch bằng trực thăng.

Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đƣờng sắt trong nƣớc và một tuyến liên vận tới Bắc Kinh (Trung Quốc), từ đó đi nhiều nƣớc châu Âu.

Hiện nay, thành phố đang đầu tƣ xây dựng thêm mạng lƣới đƣờng sắt trên cao nội ô, các cầu vƣợt để giải quyết ùn tắc giao thông cũng nhƣ các tuyến đƣờng cao tốc nối với các tỉnh lân cận và quy hoạch lại các bến xe.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công của thành phố hà nội trong giai đoạn tới (Trang 39 - 41)