Ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ họp quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia đƣợc xác định là ngày thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà nƣớc, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Ngày 31/12 hàng năm là ngày lễ chính thức của Ngành.
Cùng với sự ra đời của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia (cơ quan tiền thân của
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì Ban Kế hoạch
Thành phố Hà Nội cũng đƣợc thành lập ngày 8 tháng 10 năm 1955, đầu năm 1958 đổi tên thành Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hà Nội.
Ngày 23 tháng 8 năm 1996, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2743/QĐ-UB thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Ủy ban Kế hoạch cũ và nhiệm vụ đầu tƣ, hợp tác viện trợ kinh tế của Sở Kinh tế Đối ngoại chuyển sang.
Ngày 18 tháng 01 năm 2005, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 05/2005/QĐ-UB quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc Hội về điều chỉnh địa giới hành chính của Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Thủ đô Hà Nội đƣợc mở rộng trên cơ sở hợp nhất Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (tỉnh Hòa Bình).Từ ngày 01 tháng 08 năm 2008, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hà Tây và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội (cũ) tại Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 02/8/2008 của UBND Thành phố Hà Nội. Những thành tựu của ngành Kế hoạch và Đầu tƣ Thủ đô gắn liền với những giai đoạn xây dựng và phát triển của Thành phố Hà Nội:
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 20
Giai đoạn 1: Giai đoạn bước đầu xây dựng Thủ đô XHCN và đấu tranh thống nhất đất nước (1955 - 1975)
Từ những ngày đầu tiếp quản Thủ đô mới đƣợc giải phóng (1954), trong tình trạng cơ sở hạ tầng lạc hậu, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, Ngành đã xây dựng các kế hoạch khôi phục kinh tế và cải tạo XHCN, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho chế độ CNXH còn non trẻ.Thời kỳ 1966-1975, Hà Nội cũng nhƣ cả nƣớc vừa là hậu phƣơng, vừa là tiền phƣơng của cuộc đấu tranh thống nhất đất nƣớc, đảm bảo cung cấp đều, đầy đủ lƣơng thực, thực phẩm cho nhân dân, đáp ứng kịp thời các yêu cầu cụ thể cho sản xuất và chiến đấu phục vụ hậu phƣơng và tiền phƣơng theo tình hình cách mạng, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Thủ đô và đấu tranh thống nhất đất nƣớc.
Giai đoạn 2: Giai đoạn 10 năm xây dựng Thủ đô XHCN trong hòa bình và thống nhất đất nước (1976 - 1985)
Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Thành phố thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980) và lần thứ 3 (1980-1985).Ngành Kế hoạch đã chủ động phối hợp với các Sở, Ban, Ngành chức năng tham mƣu với các cấp lãnh đạo kịp thời khắc phục những hậu quả của chiến tranh, giải quyết các cân đối hiện vật, đảm bảo nhu cầu vật tƣ, thiết bị cơ bản của nền kinh tế; bảo đảm cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu; thực hiện phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và cộng đồng; xây dựng và quản lý đô thị, từng bƣớc giải quyết các nhu cầu dân sinh bức xúc về nƣớc sạch, nhà ở, điện sinh hoạt; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, ổn định trật tự an toàn xã hội.
Giai đoạn 3: Giai đoạn đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (1986 - 2007)
Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, chủ trƣơng mở cửa, hội nhập kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngành Kế hoạch Thủ đô đã không ngừng đổi mới, tham mƣu đề xuất nhiều cơ chế, chính sách xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, tập trung nghiên
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 21
cứu Chiến lƣợc phát triển kinh tế, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố và quy hoạch phát triển kinh tế quận, huyện, thị xã; thẩm định các quy hoạch ngành, xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn của Thủ đô; coi trọng công tác dự báo kế hoạch, chủ động tham mƣu huy động các nguồn lực và đề xuất cơ chế điều hành kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch góp phần thúc đẩy phát triển Thủ đô nhanh và toàn diện.
Giai đoạn 4: Giai đoạn phát triển sau khi Hà Nội được mở rộng theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc Hội
Năm 2008, Thủ đô Hà Nội đƣợc mở rộng theo Nghị quyết 15 của Quốc Hội, với tinh thần chủ động, sáng tạo, tập trung, chất lƣợng, hiệu quả, ngành Kế hoạch và Đầu tƣ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị Trung ƣơng và Thành phố hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong tình hình mới. Kết quả cụ thể trên các mặt công tác nhƣ sau:
- Phối hợp các Bộ, Ngành, tham mƣu UBND Thành phố xây dựng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch kinh tế - xã hội của 19 huyện, thị xã…
- Tổng hợp xây dựng và giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tƣ XDCB đảm bảo kịp thời, chất lƣợng với tƣ duy không ngừng đổi mới.Tham mƣu các cơ chế, chính sách xã hội hóa đầu tƣ, huy động tối đa các nguồn vốn cho ĐTPT…
- Thực hiện tốt chức năng cơ quan đầu mối quản lý, đôn đốc, hƣớng dẫn việc thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về quản lý đầu tƣ và xây dựng…
- Tập trung tham mƣu thực hiện các chƣơng trình, công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội; các cơ chế đặc thù để triển khai nhanh thủ tục đảm bảo khởi công và hoàn thành các công trình lớn. Nhiều dự án lớn quan trọng đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng: Đại lộ Thăng Long, cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì, vành đai 3, đƣờng Lê Văn Lƣơng kéo dài, Bảo tàng Hà Nội… Đầu tƣ và đƣa vào sử dụng các khu nhà ở xã hội, đô thị mới hiện đại, các khu, cụm công nghiệp...
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 22
- Tích cực tham gia các Chƣơng trình công tác của Thành uỷ, Quận, Huyện uỷ. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan thƣờng trực Chƣơng trình đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế Thủ đô giai đoạn 2006 - 2010 và giai đoạn 2011- 2015 của Thành ủy. Chủ trì xây dựng Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh, Chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ của Thành phố, Quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội...
- Thƣờng trực theo dõi nội dung hợp tác giữa Hà Nội với các thành phố lớn Châu Á và các địa phƣơng trong cả nƣớc. Nhiều hoạt động hợp tác, hỗ trợ và phối hợp đƣợc triển khai đem lại hiệu quả thiết thực…
- Tham gia tích cực các hoạt động khác nhƣ: Chƣơng trình mục tiêu phát triển công nghệ thông tin; triển khai cải cách hành chính, tất cả các thủ tục hành chính đƣợc tiến hành qua cơ chế một cửa…
Bƣớc sang kế hoạch 5 năm 2011- 2015, vị trí và trọng trách của Thủ đô Hà Nội đối với cả nƣớc ngày càng quan trọng. Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội sẽ cần tập trung triển khai những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là,khẩn trƣơng triển khai thực hiện tốt Chiến lƣợc phát triển kinh tế -
xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2015.
Hai là, tham mƣu điều hành thực hiện kế hoạch theo hƣớng linh hoạt, chủ
động, sáng tạo. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phù hợp yêu cầu thực tiễn, đáp ứng sự phát triển của từng giai đoạn, làm định hƣớng phát triển cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các thành phần kinh tế theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, chú trọng huy động và quản lý vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc,
đảm bảo cân đối nguồn lực cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Tổ chức thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tƣ. Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tƣ, khai thác mọi tiềm năng và nguồn lực cho ĐTPT.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 23
Bốn là, tập trung CCHC theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”
trong các lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, đăng ký doanh nghiệp, … Đổi mới phong cách làm việc theo yêu cầu văn minh công sở của Thành phố; thực hiện chủ động theo phƣơng châm: kịp thời – chính xác – đúng luật - hiệu quả.
Năm là, thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, cán bộ ngành Kế
hoạch và Đầu tƣ từ Thành phố đến các quận, huyện, thị xã. Tiếp tục phát huy quan hệ hợp tác chặt chẽ với ngành Kế hoạch và Đầu tƣ của các địa phƣơng trong cả nƣớc.
Ngoài các nhiệm vụ chủ yếu trên, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ thƣờng xuyên: đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tƣ, thực hiện kế hoạch; nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách huy động và phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Chức năng và nhiệm vụ của Sở đƣợc quy định trong Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày 17/10/2008 của UBND Thành phố Hà Nội.
Vị trí, chức năng của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội:
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và đƣợc mở tài khoản riêng theo qui định của pháp luật; Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND Thành phố Hà Nội; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.
Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội có chức năng tham mƣu giúp UBND Thành phố Hà Nội quản lý Nhà nƣớc về kế hoạch và đầu tƣ, bao gồm các lĩnh vực: tham mƣu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; đầu tƣ trong nƣớc, đầu tƣ nƣớc ngoài ở địa phƣơng; đăng ký kinh doanh; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); quản lý đấu thầu; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 24
nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND Thành phố Hà Nội và theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội:
- Trình UBND thành phố:
Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; dự thảo quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ cho các Sở, Ban, Ngành, UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc;…
- Trình Chủ tịch UBND thành phố:
Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật; dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thành phố trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tƣ…
- Tổ chức, hƣớng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tƣ ở địa phƣơng;
- Về quy hoạch và kế hoạch;
Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách cho các đơn vị; tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch hàng năm từ các Sở, ngành UBND cấp huyện, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố…
- Tổng hợp và báo cáo UBND thành phố tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm; đồng thời, đề xuất phƣơng án điều chỉnh, bổ sung, cân đối kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố khi cần thiết;
- Hƣớng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chƣơng trình mục tiêu, các dự án trọng điểm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố và kiểm tra việc thực hiện sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực thực hiện kế hoạch đƣợc UBND thành phố giao;
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 25
- Về đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài:
Trình và chịu trách nhiệm trƣớc UBND thành phố danh mục các dự án đầu tƣ trong nƣớc, các dự án thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các chƣơng trình hợp tác đầu tƣ; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất nguồn vốn ĐTPT, vốn chƣơng trình mục tiêu; bố trí cơ cấu vốn đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực, phân bố và tổng hợp danh mục dự án đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN do Thành phố quản lý; quản lý hoạt động đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài; xây dựng chƣơng trình, đề án xúc tiến đầu tƣ…
- Về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài (NGO): Cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối, quản lý nguồn ODA và NGO của Thành phố Hà Nội; là cơ quan đầu mối điều phối, quản lý các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn ngân sách của Thành phố Hà Nội hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ nƣớc ngoài; chủ trì theo dõi và đánh giá các chƣơng trình dự án ODA và NGO;
- Về quản lý đấu thầu và giám sát đầu tƣ: chủ trì thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố, thuộc phạm vi đƣợc ủy quyền; thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tƣ và giám sát đầu tƣ của cộng đồng trên địa bàn thành phố…
- Về phối hợp quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất: phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan thẩm định, trình UBND thành phố quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để UBND thành phố trìnhChính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ…
- Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã: phối hợp