Nguyên nhân của những hạn chế trong đầu tư công của Thành

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công của thành phố hà nội trong giai đoạn tới (Trang 69 - 93)

- Chƣa có định hƣớng phát triển nào đối với hoạt động đầu tƣ công, các quy định hiện hành thì lộn xộn, manh mún, nằm rải rác ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: ngân sách, đấu thầu, xây dựng, đất đai, quản lý tài sản Nhà nƣớc... các quy định này còn mâu thuẫn, chồng chéo và thƣờng xuyên thay đổi khiến cho hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này trở nên khó hiểu, không nhất quán về chính sách.

- Chính sách phát triển đầu tƣ công trong thời gian qua chủ yếu theo hƣớng đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn, cục bộ, đáp ứng không có chọn lọc nhu cầu đầu tƣ khiến cho đầu tƣ công luôn trong tình trạng đầu tƣ vƣợt xa khả năng tích lũy của nền kinh tế.

- Trong hệ thống pháp luật, chính sách của nƣớc ta không hề có một văn bản pháp lý nào quy định thế nào là đầu tƣ công, chƣa hề có sự xác định về phạm vi của đầu tƣ công đến đâu, vai trò điều tiếtcủa Nhà nƣớc nhƣ thế nào, Nhà nƣớc định hƣớng đầu tƣ công phát triển đến mức độ nào và làm thế nào để quản lý và thúc đẩy sự phát triển đầu tƣ công phù hợp với quy mô và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Đặc biệt, bất cập lớn nhất là: phạm vi hoạt động đầu tƣ công bao gồm hoạt động đầu tƣ của Nhà nƣớc nhằm mục đích thu lợi nhuận hay không vì mục đích kinh doanh; Nhà nƣớc đầu tƣ bằng phƣơng thức nào, cơ chế thu hút sự

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 63

tham gia của các tổ chức kinh tế vào hoạt động nhƣ thế nào; cách thức lập kế hoạch đầu tƣ, phân bổ và quản lý vốn và các nguồn lực đầu tƣ gắn với trách nhiệm về phân cấp ngân sách nhƣ thế nào; trách nhiệm tổ chức thực hiện quá trình đầu tƣ và khai thác dự án đầu tƣ, trách nhiệm giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tƣ trong và sau khi hoàn thành dự án đầu tƣ…

- Cơ chế phân cấp về quyết định đầu tƣ và phân bổ vốn theo hƣớng tăng quyền quyết định cho các cấp là phù hợp nhƣng đã dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án đầu tƣ (trong đó có nhiều dự án phê duyệt sử dụng vốn ngân sách Trung ƣơng nhƣng không có ý kiến về cân đối vốn của cơ quan quản lý vốn đầu tƣ ở Trung ƣơng), dẫn tới vốn đầu tƣ bị phân tán, vốn ƣu tiên đƣợc phân bổ vào quá nhiều dự án; các dự án thƣờng bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tƣ và chậm đƣa công trình vào sử dụng. Đầu tƣ phân tán, dàn trải dẫn đến dƣ thừa công suất, tỷ suất sử dụng công trình không đạt nhƣ dự kiến, chi phí vận hành không giảm.Đầu tƣ thiếu đồng bộ dẫn đến công trình cụ thể hoàn thành mà không đƣa vào sử dụng đƣợc hoặc công trình có liên quan thƣờng bị dở dang, thậm chí không hoàn thành đƣợc. Và kết quả là hiệu quả đầu tƣ không đạt nhƣ mong muốn và dự tính ban đầu.

- Tình trạng đầu tƣ thiếu quy hoạch, đầu tƣ thiếu kế hoạch chi tiết, đầu tƣ các dự án không cần thiết vẫn xảy ra. Các quyết định đầu tƣ nhƣ vậy thƣờng dẫn đến công trình dở dang hoặc hoàn thành mà không sử dụng, và kết quả là gây lãng phí vốn đầu tƣ.

- Quản lý và giám sát đầu tƣ còn yếu, kém làm thất thoát vốn đầu tƣ và chƣa đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả công trình nhƣ dự kiến. Phân cấp quyết định và sử dụng vốn đầu tƣ chƣa đi kèm với giám sát, kiểm soát chất lƣợng và hiệu quả đầu tƣ.

- Cơ chế khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ và quản lý đầu tƣ chƣa hợp lý; khuyến khích và ƣu đãi đầu tƣ còn dàn trải, chƣa có mục tiêu và điều kiện ràng buộc rõ ràng, cụ thể; chƣa hƣớng đƣợc đầu tƣ vào các ngành công nghệ cao, ngành có lợi thế cạnh tranh, có tác động và đóng góp lớn cho tăng trƣởng kinh tế.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 64

- Đầu tƣ của nhiều DNNN còn kém hiệu quả là do DNNN còn đƣợc bao cấp về một số nhân tố sản xuất, nhất là về đất đai và ở mức độ nhất định là tín dụng, giá đất và giá tài sản cố định trong nhiều trƣờng hợp chƣa tính đúng và tính đủ, do đó chƣa tính toán đƣợc mọi chi phí kinh doanh; DNNN vẫn là một công ty đóng, chƣa thể chủ động huy động vốn chủ sở hữu từ các nhà đầu tƣ bên ngoài.Vì vậy, DNNN hiện vẫn dựa nhiều vào vốn tín dụng và tài nguyên thiên nhiên để đầu tƣ mở rộng quy mô kinh doanh.Hệ quả là đòn bẩy tài chính luôn cao và có thể còn gia tăng; không thể chủ động trong ĐTPT; rủi ro và nguy cơ bất ổn kinh doanh là rất lớn; quản trị ở các công ty sở hữu Nhà nƣớc còn yếu kém, quyền sở hữu Nhà nƣớc chƣa thực hiện đầy đủ, kém hiệu lực và ít hiệu quả, cơ chế hành chính chủ quản, phân tán, thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình đã tỏ ra không còn phù hợp.

- Một bộ phận cán bộ phụ trách hoạt động đầu tƣ sử dụng vốn Nhà nƣớc ở các ngành và địa phƣơng chƣa làm tròn trách nhiệm, còn nhấn mạnh hoặc chỉ quan tâm đến lợi ích cục bộ, bệnh thành tích theo nhiệm kỳ, thiếu tuân thủ các quy định về chuẩn bị đầu tƣ, thẩm quyền quyết định đầu tƣ, vi phạm quy hoạch đã đƣợc phê duyệt..

- Sự ảnh hƣởng của những biến động kinh tế thế giới và trong nƣớc, nhƣ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 65

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ CÔNG CỦA HÀ NỘITRONG GIAI ĐOẠN TỚI 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến 2030

Theo quyết định số 1081/QĐ–TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 06/07/2011 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 thì việc phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội theo quan điểm, mục tiêu và định hƣớng sau:

3.1.1. Quan điểm phát triển

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 phải phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực; xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội thành động lực thúc đẩy phát triển đất nƣớc.

Phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, trong đó khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô là nhân tố quyết định, tranh thủnguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xây dựng, quản lý đô thị với phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng; phát triển kinh tế là nhiệm vụ nền tảng và liên tục, xây dựng và quản lý đô thị là nhiệm vụ trọng tâm và phát triển xã hội là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng; phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bảo đảm cho phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững.

Ƣu tiên đầu tƣ vào những ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực); đầu tƣ có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Thành phố có lợi thế cạnh tranh nhƣ du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao... để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 66

Thực hiện phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nƣớc, đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, công nghệ, giao thƣơng và kinh tế lớn của cả nƣớc. Bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa văn hoá truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, xây dựng con ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thiết lập các cơ sở hàng đầu của đất nƣớc về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao. Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, môi trƣờng bền vững. Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; quan hệ đối ngoại đƣợc mở rộng, vị thế của Thủ đô trong khu vực và quốc tế đƣợc nâng cao. 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 – 2015 đạt 12 – 13%/năm, thời kỳ 2016 – 2020 đạt khoảng 11 – 12% và thời kỳ 2021 – 2030 đạt khoảng 9,5 – 10%.

- Đến năm 2015, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội đạt 4.100 – 4.300 USD; đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 – 7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000 – 17.000 USD (tính theo giá thực tế). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp; dịch vụ chất lƣợng cao đóng vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế Thành phố.

- Đến năm 2015, trong cơ cấu kinh tế: tỷ trọng dịch vụ chiếm 54 – 55%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 – 42% và nông nghiệp là 3 – 4%. Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 55,5 – 56,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 – 42% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 67

và nông nghiệp là 2 – 2,5%. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn bình quân là 14 – 15%/năm thời kỳ 2011 – 2015 và 13 – 14% thời kỳ 2016 – 2020.

Về xã hội:

- Quy mô dân số đến năm 2015 đạt 7,2 – 7,3 triệu ngƣời, năm 2020 khoảng 7,9 – 8,0 triệu ngƣời, đến năm 2030 khoảng 9,2 triệu ngƣời. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 55% vào năm 2015 và 70 – 75% vào năm 2020.

- Phát triển giáo dục và đào tạo trở thành trung tâm đào tạo chất lƣợng cao của cả nƣớc và có tầm cỡ khu vực. Tỷ lệ trƣờng (từ mầm non đến trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia khoảng 50 – 55% vào năm 2015 và đạt 65 – 70% vào năm 2020; Chú trọng giáo dục hƣớng nghiệp, phát triển đào tạo nghề, nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật cao phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế Thủ đô và phục vụ xuất khẩu lao động.

- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.

- Phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, tăng tuổi thọ cho nhân dân. Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi thể nhẹ cân còn dƣới 11% vào năm 2015 và dƣới 8% vào năm 2020. Giảm hộ nghèo bình quân 1,5 – 1,8% giai đoạn 2011 – 2015 và 1,4 – 1,5% giai đoạn 2016 – 2020.

- Tỷ lệ đô thị hoá năm 2015 khoảng 46 – 47%, năm 2020 đạt 58 – 60%, đến năm 2030 đạt khoảng 65 – 68%. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015 có 40 – 45%, năm 2020 đạt 70% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Về kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường:

- Xây dựng Thành phố Hà Nội xanh, sạch, đẹp, văn minh. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị đƣợc cải tạo và xây dựng đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, phấn đấu đến giai đoạn 2015 - 2020 đƣa vào vận hành ít nhất 2 tuyến đƣờng sắt đô thị; đến năm 2020 vận tải hành khách công cộng đáp ứng 35 – 45% nhu cầu đi lại của nhân dân.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 68

- Hiện đại hoá hạ tầng thông tin và truyền thông. Đƣa số máy điện thoại cố định bình quân đạt 29 – 31 máy/100 dân vào năm 2015 và 32 – 35 máy/100 dân vào năm 2020.

- Mật độ thuê bao Internet đạt 30 – 32% vào năm 2015 và 38 – 40% vào năm 2020.

- Phát triển hệ thống cấp nƣớc, đảm bảo cơ bản tất cả các hộ gia đình đƣợc cấp nƣớc sạch theo tiêu chuẩn quốc gia; cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nƣớc, từng bƣớc giải quyết tình trạng ngập úng, đến năm 2020 trên 80% nƣớc thải sinh hoạt đƣợc xử lý. Xây dựng hệ thống thu gom nƣớc thải và xử lý 100% nƣớc thải các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề.

- Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ rác thải sinh hoạt đô thị đƣợc thu gom và xử lý trong ngày đạt 100%. Nâng diện tích nhà ở lên 23 – 24 m2/ngƣời vào năm 2015 và 25 – 30 m2/ngƣời vào năm 2020 (tính trung bình cả khu vực đô thị và nông thôn). Phát triển mạng lƣới vƣờn hoa, cây xanh, công viên, phấn đấu nâng diện tích đất cây xanh đạt 7 – 8 m2/ngƣời vào năm 2015 và 10 – 12 m2/ngƣời vào năm 2020.

Xây dựng quốc phòng vững mạnh:

Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bƣớc chuyển biến mới rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Xây dựng Hà Nội trở thành khu vực phòng thủ vững chắc.

3.1.3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

Về dịch vụ:

- Tạo bƣớc phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ trình độ cao, chất lƣợng cao. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trƣờng hàng hóa bán buôn; thiết lập, củng cố và phát triển các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ theo hƣớng văn minh hiện đại.

- Tiếp tục giữ vai trò là một trong những trung tâm du lịch, là nguồn phân phối du khách lớn của khu vực phía Bắc.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Đông SVTH: Hoàng Lan Anh 69

- Khuyến khích phát triển các lĩnh vực dịch vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bƣu chính - viễn thông, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, tƣ vấn, vận tải công cộng. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nƣớc.

- Ƣu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế tri thức và dịch vụ tạo cơ sở hạ tầng. Dịch vụ là điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Phân bố hợp lý mạng lƣới cơ sở dịch vụ, nhất là mạng lƣới siêu thị, cửa hàng tự chọn, mạng lƣới chợ, mạng lƣới ngân hàng và hệ thống khách sạn trên địa bàn Thành phố.

- Phấn đấu giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng bình quân khoảng 12,2 -

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công của thành phố hà nội trong giai đoạn tới (Trang 69 - 93)