5. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với Quảng Ninh
Từ kinh nghiệm của Thái Bình và Hà Nội, có thể giúp ích cho Quảng Ninh rất nhiều trong việc hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh:
- Một là, thành lập ban Quỹ hỗ trợ nông dân hoạt động độc lập, không kiêm nghiệm, có con dấu và tƣ cách pháp nhân riêng, cũng nhƣ các cơ sở vật chất khác nhƣ: phòng làm việc, máy tính, máy in... là bƣớc đầu tiên để hoàn thiện quy trình quản lý quỹ Hỗ trợ nông dân.
- Hai là, nội dung hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân phải linh hoạt, đa dạng hóa, bám sát thực tế tại địa phƣơng nhằm đáp ứng nguyện vọng của hội viên nông dân mới có thể phát huy đƣợc cao nhất hiệu quả Quỹ hỗ trợ nông dân.
- Ba là, sự ủng hộ, quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền có ảnh hƣởng rất lớn tới Quỹ Hỗ trợ nông dân. Muốn cho hoạt động của Quỹ sôi nổi, đậm nét, cần có sự tham gia trực tiếp của các ban, ngành vào Ban điều hành Quỹ. Hơn nữa, với sự tham gia của các ban ngành, mục đích, quy chế, hoạt động... của Quỹ Hỗ trợ nông dân đƣợc toàn xã hội hiểu, chia sẻ nhiều hơn.
- Bốn là, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp cần có quy chế, quy định về tổ chức, điều hành, nghiệp vụ, kiểm soát... cụ thể, rõ ràng, nhƣng không cứng nhắc, máy móc, áp đặt. Mọi quy chế của Quý HTND đều phải xuất phát từ lợi ích hội viên và vì hội viên nông dân.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động quản lý của Quý HTND tỉnh Quảng Ninh thời gian qua ? Những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế là gì?
- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quản lý của Quỹ HTND của tỉnh ? - Để hoàn thiện hoạt động quản lý của Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện những giải pháp gì?
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Những số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các văn kiện, nghị quyết, sách, báo, tạp chí, các công trình đã đƣợc xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của tỉnh Quảng Ninh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh, báo cáo hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân và chƣơng trình phối hợp với Ngân hàng CSXH; Ngân hàng NN&PTNT của Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh từ năm 2011 đến 2013
* Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh đạo Quỹ HTND, các cán bộ trực tiếp tham gia triển khai, quản lý Quỹ HTND các cấp từ xã, phƣờng, thị trấn tới huyện, tỉnh và trung ƣơng.
2.2.2. tổng hợp số liệu
-
quả công tác quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2.2.3.Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp so sánh:
Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và các số liệu thứ cấp, tiến hành so sánh thông qua các tiêu chí cụ thể để xem xét đánh giá công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh, so sánh giữa các năm. Từ đó, đánh giá thực trạng công tác quản lý Quỹ HTND của tỉnh Quảng Ninh.
, phân tích, lý giải nguyên nhân chủ quan và khách quan của tình hình trong điều kiện cụ thể.
* Phương pháp quy nạp
công tác quản lý Quỹ HTND để đƣa , khái quát thành những kết luận có tính hệ thống.
*
Dựa trên cơ sở lý luận,
, Quỹ HTND
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó rút ra những đánh giá cụ thể. Trên cơ sở đó, đƣa ra những quan điểm, định hƣớng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Quản lý việc huy động nguồn
Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tổng lƣợng tiền huy động đƣợc để xây dựng Quỹ HTND từ các nguồn, các cấp. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trƣớc.
Chỉ tiêu phản ánh từng nguồn vận động đƣợc. Đây là chỉ tiêu so sánh tuyệt đối và tƣơng đối (tỷ lệ %) của từng nguồn vận động đƣợc so với tổng tiền vận động đƣợc trong năm và giữa các năm.
2.3.2. Quản lý việc cho vay
Sử dụng chỉ tiêu phản ánh dƣ nợ cho vay từ Quỹ HTND ở các cấp. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tƣơng đối (tỷ lệ %) giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trƣớc, giữa số tiền cho vay so với tổng nguồn vốn Quỹ HTND đang có.
2.3.3. Quản lý thu nợ
Sử dụng chỉ tiêu phản ánh tình hình thu nợ gốc của Quỹ HTND khi tới hạn. Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tƣơng đối giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trƣớc.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Khái quát một số đặc điểm về tỉnh Quảng Ninh.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc tổ quốc, có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Phía bắc, tỉnh có 132,8 km đƣờng biên qua 3 huyện Bình Liêu, Hải Hà, Móng Cái giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dƣơng; phía nam giáp Hải Phòng.
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mƣa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn có đặc trƣng của khí hậu đại dƣơng.
Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhƣng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lƣu vực thông thƣờng không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lƣu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lƣu lƣợng và lƣu tốc rất khác biệt giữa các mùa, chênh nhau 1.000 lần.
Quảng Ninh có nhiều bãi biển dài, đẹp, hàng năm thu hút hàng triệu lƣợt du khách trong và ngoài nƣớc. Điển hình là vịnh Hạ Long - 2 lần đƣợc Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Bên cạnh đó vịnh Bái Tử Long cùng các hải đảo và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng nhƣ Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Trà Cổ, Bãi Cháy, Ti Tốp …
Bên cạnh đó, với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngƣ trƣờng khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lƣợng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo với hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nƣớc (2078/ 2779), đảo trải dài theo đƣờng ven biển hơn 250 km, chia thành nhiều lớp. Có hai huyện đảo là: Vân Đồn và Cô Tô.
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lƣợng lớn, chất lƣợng cao:
+ Than đá: có trữ lƣợng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an - tra - xít, tỷ lệ các - bon ổn định 80 - 90% mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn.
+ Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… trữ lƣợng tƣơng đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phƣơng trong tỉnh là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.
+ Đặc biệt, Quảng Ninh cũng có nhiều điểm nƣớc khoáng uống đƣợc và không uống đƣợc (dùng chữa bệnh).
Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 611.081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.
Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chƣa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Về kinh tế
Quảng Ninh là vùng kinh tế động lực, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc độ tăng trƣởng cao, thế và lực ngày càng lớn, là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh của Quảng Ninh.
Kinh tế Quảng Ninh đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, chuyển đổi từ “nâu” sang “xanh”; công nghiệp, du lịch là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của tỉnh. Nền kinh tế có thế mạnh về du lịch, ƣu tiên phát triển du lịch, nhƣng vẫn phải giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng. Cơ cấu GDP năm 2013 của các ngành: nông - lâm- ngƣ, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ, tƣơng ứng là: 5,7%, 55,5 % và 38,9 %. Tuy nông nghiệp có tỷ lệ trong GPD nhỏ nhƣng lại chiếm tỷ trọng lao động lớn nhất (chiếm 40,3% tổng lao động toàn tỉnh trong các lĩnh vực). Quảng Ninh chú trọng phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn; từng
bƣớc hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lƣợng, tăng hàm lƣợng khoa học vừa có sức cạnh tranh, vừa đảm bảo an ninh lƣơng thực.
Hiện nay, tại Quảng Ninh đang vận hành 04 nhà máy: nhiệt điện Uông Bí, nhiệt điện Hà Khánh, nhiệt điện Cẩm Phả, nhiệt điện Mông Dƣơng. Ngoài ra còn hệ thống lƣới điện truyền tải 220 kV, 500kV, 110 kV và trung thế.
Hệ thống giao thông tỉnh đa dạng và thuận tiện bao gồm: giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ nội địa, giao thông đƣờng biển, giao thông đƣờng sắt và các cảng hàng không. Đƣờng bộ: có 5 tuyến quốc lộ với 381 km; 12 tuyến tỉnh lộ với 301 km, huyện lộ tổng số 764 km, đƣờng xã: tổng số 2.233 km đƣờng xã; đƣờng biển phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch ở 13/14 huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh, một số cảng biển lớn nhƣ: Cái Lân, Vạn Gia, Cửa Ông, Hòn Nét, Mũi Chùa...; đƣờng sắt: toàn tỉnh có 65 km đƣờng sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long (hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên - Cái Lân khổ đôi 1,0 m và 1,435m). Ngoài ra còn có hệ thống đƣờng sắt chuyên dùng ngành than; cảng hàng không: sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và sân bay trực thăng Tuần Châu phục vụ du lịch.
3.1.2.2. Về văn hóa - xã hội
Quảng Ninh là tỉnh đa sắc tộc với 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn ngƣời trở lên, cƣ trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét, đó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.
Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, ngƣời Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân. Hầu hết ngƣời Kinh có nguồn gốc từ các tỉnh, đông nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ, sống tập chung đông nhất ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển.
Sau ngƣời Việt (Kinh) là các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời. Ngƣời Dao (4, 45%) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thƣờng cƣ trú ở vùng núi cao. Họ còn giữ đƣợc bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục, một bộ phận vẫn giữ tập quán du canh du cƣ làm cho kinh tế văn hoá chậm phát triển.
Ngƣời Hoa (0, 43%), ngƣời Sán Dìu (1,80%), Sán chỉ (1,11%) ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nƣớc. Một số ít là Hoa Kiều sang buôn bán làm nghề thủ công ở các thị trấn miền Ðông, còn phần lớn sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp, đánh cá, làm nghề rừng. Hiện nay, các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở miền núi, nơi có nhiều khó khăn, kinh tế và văn hoá còn chậm phát triển, nhƣng đang đƣợc quan tâm về nhiều mặt và đời sống đã có những thay đổi rõ rệt.
Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời, đặc biệt văn hoá Hạ Long đã đƣợc ghi vào lịch sử nhƣ một mốc tiến hoá của ngƣời Việt.
Ðạo Phật đƣợc thịnh hành ở Quảng Ninh từ rất sớm. Trƣớc khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở đó. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền Trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ 14, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho cả nƣớc. Nhiều thế kỷ sau đó, Ðạo Phật
vẫn tiếp tục duy trì với hàng trăm ngôi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng nhƣ chùa Lôi Âm, chùa Long Tiên (Hạ Long), Linh Khánh (Trà Cổ), Hồ Thiên (Ðông Triều), Linh Quang (Quan Lạn)... Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên và cả con ngƣời, hiện trên đất Quảng Ninh còn lại khoảng trên dƣới 30 ngôi chùa nằm rải rác ở 8 huyện, thị, thành phố. Bên cạnh đó, Quảng Ninh hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố. Số giáo dân khoảng hơn một vạn ngƣời. Tín đồ đạo Cao Ðài hiện có khoảng vài chục ngƣời. Tín ngƣỡng phổ biến nhất đối với cƣ dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tƣớng lĩnh nhà Trần có công với dân với nƣớc, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thƣợng Ngàn, Mẫu Thoải)...
3.1.2.3. Về dân số và lao động
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 ngƣời, trong đó nữ có 558.793 ngƣời.
Là tỉnh có kết cấu dân số trẻ với tỉ lệ trẻ em dƣới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Ngƣời già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dƣới tuổi lao động còn lên tới 45%.
Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 ngƣời/km2
(năm 1999 là 196 ngƣời/ km2), nhƣng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 ngƣời/km2, huyện Yên Hƣng 415 ngƣời/km2, huyện Ðông Triều 390 ngƣời/km2
. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 ngƣời/km2, Cô Tô 110 ngƣời/km2, Vân Ðồn 74 ngƣời/km2
3.2. Thực trạng quản lý của quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh
3.2.1. Quản lý tăng trưởng nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân
* Xây dựng kế hoạch vận động tăng trưởng nguồn:
- Hàng năm, Ban thƣờng vụ Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đều xây dựng kế hoạch vận động tăng trƣởng nguồn Quỹ HTND:
+ Giao chỉ tiêu vận động Quỹ HTND cụ thể cho từng Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố.
+ Trực tiếp xây dựng các dự án cụ thể đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các sở, ban, ngành liên quan xem xét hỗ trợ vốn từ ngân sách cho Quỹ HTND tỉnh.
- Tƣơng tự, Hội Nông dân các huyện cũng giao chỉ tiêu vận động tới xã và