5. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Cơ chế, chính sách
Quảng Ninh phấn đấu xây dựng trở thành một tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2015, tuy nhiên tỷ lệ ngƣời dân sống ở khu vực nông thôn vẫn khá cao và sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tỉnh cần có các cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp phù hợp.
Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/1010 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020 đều chỉ rõ: Quảng Ninh lựa chọn con đƣờng tăng trƣởng xanh nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo chiến lƣợc này nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng trong nền kinh tế nhƣng đƣợc định hƣớng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại, đa dạng hóa sản phẩm, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh và gắn với công nghiệp chế biến. Những điều này rất phù hợp với chiến lƣợc hoạt động, phát triển của Quỹ HTND.
Ngày 10/5/2011 Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định 673/QĐ-TTg về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn
2011-2020; sau đó Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh có Kế hoạch số 4364/KH-UBND ngày 06/9/2012 của về việc Thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là những chính sách rất cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn, vai trò trực tiếp của Hội Nông dân trong việc đổi mới nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, một trong số các tiêu chí Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh lựa chọn thực hiện là kinh tế, tổ chức sản xuất. Với giải pháp cụ thể là tạo vốn cho nông dân phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế và nhân rộng mà cụ thể nhất là phát triển Quỹ HTND tỉnh.
3.3.3. Chất lượng cán bộ
Cán bộ hiện đang tham gia công tác Quỹ HTND cấp tỉnh và huyện của Quảng Ninh hiện nay đều là những cán bộ có trình độ đại học, có kinh nghiệm lâu năm về hoạt động phong trào Hội. Tuy nhiên trình độ chuyên môn thì đa số cán bộ cấp huyện đều không phù hợp với công tác tại Quỹ; song phần lớn các cán bộ này đều có ý thức tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, cán bộ phụ trách mảng Quỹ HTND tại các xã phần lớn đều có trình độ hạn chế. Vì vậy công tác đề xuất, lựa chọn, xây dựng và quản lý dự án Quỹ... đều gặp khó khăn. Cá biệt còn có những xã mà cán bộ Hội gặp khó khăn ngay từ khâu tiếp cận với máy tính, máy in. Tuy nhiên, chính những cán bộ xã này lại có nhiệt huyết, sâu sát tình hình cơ sở nhất, nắm vững từng hộ vay vốn: khả năng trả nợ, tình hình sản xuất...
3.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin
Hiện tại, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh đang dùng chung hệ thống máy tính và mạng của toàn thể cơ quan Hội Nông dân. Hệ thống mạng
internet và LAN tại đây chất lƣợng rất ổn định, vì vậy việc cập nhật thông tin trên website, việc sử dụng email, chia sẻ tài liệu... rất nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, hiện nay trong công tác kế toán và tín dụng của Quỹ HTND các cấp trong tỉnh đều chƣa có phần mềm; mọi công đoạn đang đƣợc tính thủ công trên máy tính và sổ sách, bất tiện cho việc quản lý, rà soát, tìm kiếm, tính toán...
Do điều kiện còn khó khăn, hiện nay tại hầu hết cấp xã của tỉnh Quảng Ninh các tổ chức đoàn thể chung một máy vi tính; máy tính này có thể đƣợc hoặc không đƣợc nối mạng internet. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý Quỹ HTND ở Hội cấp xã gặp rất nhiều khó khăn.
Email của Quỹ HTND có huyện có, có huyện không, vì vậy chƣa phát huy đƣợc hết tính tiện lợi của email.
3.3.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát
Hiện nay, công tác kiểm tra, kiểm soát Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh chƣa có quy chế riêng, mới chỉ nêu chung chung là thực hiện theo quy định của điều lệ Quỹ HTND do Trung ƣơng Hội ban hành.
Cơ cấu tổ chức của Ban kiểm soát cũng chƣa đƣợc kiện toàn.
Công tác kiểm tra, kiểm soát Quỹ HTND các cấp của tỉnh Quảng Ninh còn mang tính hình thức, đại khái, thƣờng đƣợc lồng ghép với các chƣơng trình kiểm tra công tác hội 6 tháng, một năm của Hội Nông dân tỉnh.
3.3.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị khác
Quỹ HTND cấp tỉnh chƣa có phòng làm việc riêng, cũng nhƣ các trang thiết bị tối thiểu để hoạt động nhƣ: tủ hồ sơ, máy in, máy tính, điện thoại, bàn ghế, két sắt... Những thiết bị đang sử dụng hiện nay đều là dùng chung với cơ
quan Hội nông dân tỉnh; thậm chí tới con dấu cũng đang đƣợc dùng chung với cơ quan Hội nông dân tỉnh.
Trên đây là những vấn đề không hề nhỏ, ảnh hƣởng tới công tác quản lý Quỹ HTND trong khi số tiền mà Quỹ HTND quản lý ngày càng tăng.
3.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý của quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh
3.4.1. Những kết quả đạt được
* Về quản lý tăng trưởng nguồn vốn Quỹ:
- Từng cấp Hội Nông dân trong tỉnh Quảng Ninh đã có kế hoạch cụ thể, chi tiết để vận động tăng trƣởng nguồn vốn, hoàn thành chỉ tiêu tăng trƣởng đƣợc giao.
- Ban điều hành Quỹ HTND các cấp cũng chủ động trong việc xây dựng dự án đề nghị tăng nguồn từ Quỹ HTND trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng. Từ khi kiện toàn Ban điều hành Quỹ HTND vào năm 2011, cùng với cơ chế quản lý mới, nguồn xây dựng quỹ tăng lên nhanh chóng, từ chỗ duy trì trên 1 tỷ/năm trong nhiều năm đã lên tới trên 8 tỷ đồng vào năm 2013.
- Hội Nông dân các cấp tỉnh Quảng Ninh quản lý các nguồn vận động, ủng hộ từ cán bộ, hội viên nông dân... công khai, minh bạch từ chi hội tới Hội Nông dân xã, huyện và tỉnh.
* Về quản lý cho vay vốn:
- Ban thƣờng vụ Hội nông dân các cấp trong tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng đƣợc kế hoạch phân bổ nguồn vốn Quỹ HTND khoa học, hợp lý dựa trên nhiều yếu tố. Do đó nguồn vốn cho vay đƣợc quay vòng liên tục, tỷ lệ
cho vay trên tổng nguồn vốn xây dựng cao giúp phát huy gần nhƣ tối đa hiệu quả nguồn vốn.
- Các dự án vay vốn Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh đều đƣợc thực hiện cho vay đúng quy trình, đúng quy định, đúng thẩm quyền từ xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt, giải ngân. Vì vậy, không xảy ra tình trạng cho vay sai đối tƣợng, ngƣời vay sử dụng vốn vay sai mục đích, kiếu kiện...
- Đặc biệt, tại Quảng Ninh, việc quản lý cho vay không chỉ dừng lại ở việc giải ngân. Quỹ HTND còn quản lý việc phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, tham quan trao đổi kinh nghiệm giúp ngƣời vay sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. - Tại Quảng Ninh, Ban điều hành Quỹ HTND các cấp cũng đã bám sát những chủ trƣơng, định hƣớng của tỉnh, của địa phƣơng trong chỉ đạo điều hành việc cho vay vốn Quỹ. Cụ thể ở việc lựa chọn dự án tại các đơn vị đều nhằm xây dựng thƣơng hiệu của tỉnh nhƣ: gà Tiên Yên, lợn giống thuần Móng Cái, ba kích Ba Chẽ... hoặc phê duyệt những dự án có sản phẩm nằm trong chƣơng trình ”mỗi xã phƣờng một sản phẩm” (OCOP).
- Nhờ sự linh hoạt, không ngại thay đổi trong quản lý, Quỹ HTND trong toàn tỉnh Quảng Ninh từ chỗ cho vay từng hộ gia đình với vốn vay nhỏ, trung bình cho vay 5 triệu đồng/ hộ, đến nay Quỹ HTND cho vay theo dự án, trung bình cho vay 14 đồng/hộ. Riêng các dự án từ nguồn trung ƣơng ủy thác và tỉnh trực tiếp làm chủ đầu tƣ cho vay tối thiểu 300 triệu đồng/dự án, trung bình 30 triệu đồng/hộ.
* Về quản lý thu hồi nguồn vốn cho vay.
đốc việc sử dụng vốn vay và thu hồi vốn trong 03 năm qua Quỹ luôn thu phí và nợ gốc đúng hạn, không có trƣờng hợp nào chây ỳ, xâm tiêu, chiếm dụng, cũng không có khoản vay nào trả trƣớc hạn.
- Quỹ HTND cũng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ tham gia dự án vay vốn Quỹ có ý thức, trách nhiệm trong quản lý sử dụng vốn vay, quyết tâm cao trong sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế gia đình.
* Công tác quản lý tài chính.
- Đảm bảo công tác kế toán chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu của hoạt động Quỹ HTND và hoạt động ủy thác: theo dõi việc thu nộp phí từ các huyện, thị xã, thành phố; thu chi phí theo đúng quy định...
- Hoạt động thu chi tài chính của Quỹ HTND thực hiện đúng theo quy định, hƣớng dẫn hiện hành; sổ sách, chứng từ về tài chính Quỹ HTND đƣợc lƣu trữ đầy đủ, khoa học.
* Với những thành công bước đầu trong quản lý, Quỹ HTND tỉnh đã đạt được những kết tích cức trên các mặt:
- Đóng góp về xã hội:
+ Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh trong mỗi chu kỳ vay đã tạo việc làm cho khoảng trên 500 lao động thƣờng xuyên và hơn 1000 lao động thời vụ, tạo thu nhập ổn định, nâng cao mức sống của hội viên nông dân, từ đó thúc đẩy sự ổn định xã hội, hạn chế các tệ nạn xã hội diễn ra trên địa bàn nông thôn.
+ Qua đó đã góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức của nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập chung, liên kết tạo vùng sản
phẩm cho giá trị kinh tế cao, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật hƣớng tới gia tăng tỷ lệ hàm lƣợng khoa học công nghệ trong các sản phẩm.
- Đóng góp về kinh tế:
+ Quỹ HTND có vai trò nhƣ là yếu tố đòn bẩy kích thích các hộ mạnh dạn đầu tƣ, đổi mới sản xuất.
+ Góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. + Góp phần tạo vùng sản xuất hàng hóa nông sản.
+ Nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp đƣợc xây dựng thành công và nhân rộng.
- Đóng góp xây dựng tổ chức Hội Nông dân:
+ Kết quả triển khai các dự án Quỹ HTND cũng góp phần khẳng định vị thế của Hội Nông dân các cấp, là cơ sở thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia vào tổ chức Hội. Các hộ tham gia dự án trở thành nòng cốt vững mạnh triển khai các hoạt động Hội.
+ Việc điều hành Quỹ HTND thể hiện sự cụ thể hoá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thƣờng vụ Hội Nông dân cấp tỉnh về đƣờng lối, chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chƣơng trình đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020 (theo Quyết định 673 QĐ-TTg ngày 21/5/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ).
Nhƣ vậy, từ khi đƣợc thành lập đến nay, có thể nói Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh đã tích cực tham gia vào thị trƣờng tín dụng trong nông thôn, bên cạnh các ngân hàng chính thống nhƣ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội... Với hình thức cho vay tín chấp, thủ tục, hồ sơ đơn giản, Quỹ HTND đã góp phần cung cấp vốn, chuyển tải tín
dụng đơn giản, thân thiện với nông dân; mang lại nhiều lợi ích cho nền nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần ổn định xã hội ở nông thôn, nâng cao vị thế Hội Nông dân ở các cấp.
3.4.2. Những hạn chế
- Một là, về quản lý huy động vốn:
+ Tại các cấp hội nông dân trong tỉnh, Ban vận động Quỹ HTND chƣa đƣợc kiện toàn, hiện nay gần nhƣ không có hoạt động nào. Mọi công việc vận động tăng trƣởng quỹ do Ban điều hành Quỹ kiêm nghiệm, mà các cán bộ Ban điều hành quỹ cũng đang hoạt động theo chế độ kiêm nghiệm. Do vậy, chất lƣợng vận động Quỹ chƣa cao, chƣa sâu.
+ ”Phiếu vận động” nhằm ghi nhận đóng góp từ cán bộ, hội viên và quản lý việc thu nguồn tiền này do Hội nông dân tỉnh ban hành đã không còn tác dụng nhƣng chƣa có phƣơng án thay thế.
+ Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh cũng chƣa có quy trình chung cho việc vận động tăng trƣởng nguồn, do vậy, mỗi huyện, mỗi xã làm một kiểu, đôi khi gây hiểu lầm, thắc mắc trong cán bộ, hội viên.
+ Việc quản lý vận động tăng nguồn của Quỹ HTND Quảng Ninh mới chỉ tập trung vào nguồn đề xuất từ ngân sách, nguồn vận động cán bộ, hội viên nông dân mà chƣa chú trọng tới vận các nguồn từ doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nƣớc, cá nhân... khác.
+ Theo Điều lệ mới của Quỹ HTND Việt Nam, tại cấp xã không có Ban điều hành Quỹ HTND, nhƣng trên thực tế, nhiều xã trong tỉnh Quảng Ninh có nguồn Quỹ HTND đã đƣợc xây dựng từ trƣớc, do vậy còn nhiều lúng túng trong quá trỉnh chuyển đổi quyền quản lý nguồn xã huy động về huyện Hội, dẫn đến việc vận động, cho vay nguồn vốn tại các xã đang bị chững lại.
- Hai là, về quản lý cho vay vốn:
+ Trong quá trình xây dựng dự án, tại một số địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, việc phối hợp cùng UBND xã xác nhận danh sách hộ tham gia dự án còn chƣa chặt chẽ, còn mang tính hình thức. Bởi vì, tính chất cho vay vốn Quỹ HTND là tín chấp, không có tài sản thế chấp, việc cho vay vốn dựa trên uy tín của Hội nông dân cấp cơ sở và uy tín của ngƣời vay. Do vậy, việc UBND thực sự vào cuộc cùng Hội Nông dân xã xác nhận hộ đủ điều kiện tham gia dự án là việc rất thực tế và cần thiết.
+ Việc quản lý phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng trong tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho nông dân tham gia dự án Quỹ chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.
- Ba là, quản lý thu hồi vốn quỹ:
+ Việc theo dõi thu, nộp gốc và phí của Quỹ HTND các cấp tại nhiều địa phƣơng còn chƣa hệ thống, chƣa khoa học.
+ Hội nông dân xã tại một số địa phƣơng còn đứng ra thu gốc từ hộ vay và Hội nông dân cấp huyện thu hồi tiền gốc từ Hội nông dân cấp xã chứ không trực tiếp thu từ các hộ vay vốn. Điều này không những vi phạm điều lệ Quỹ mà còn tạo lỗ hổng trong khâu quản lý, dễ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
+ Một số doanh nghiệp hoặc hợp tác xã cam kết tiêu thụ sản phẩm dự án, nhƣng thực tế không làm nhƣ thế. Do vậy, một số dự án Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh không tìm đƣợc đầu ra ổn định cho sản phẩm sau khi đã hỗ trợ nông dân xây dựng vùng sản xuất tập chung lớn, dẫn tới nông dân không có nguồn thu từ dự án để trả nợ vốn vay của Quỹ.
- Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát:
+ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động Quỹ HTND còn làm qua loa, hình thức do Ban điều hành Quỹ hoạt động kiêm nghiệm, kế hoạch kiểm tra,
kiểm soát thƣờng là lồng ghép cùng các đợt kiểm tra công tác Hội khác (6 tháng, một năm). Tuy nhiên, bộ máy Ban kiểm tra lại quá cồng kềnh (05 ngƣời), vƣợt quy định tối đa.