Hoàn thiện mô hình tổ chức Quỹ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh (Trang 89 - 98)

5. Cấu trúc của luận văn

4.2.3. Hoàn thiện mô hình tổ chức Quỹ

- Trƣớc tiên, Quỹ HTND từ cấp tỉnh đến cấp huyện cần có con dấu riêng để khẳng định tƣ cách pháp nhân đầy đủ.

- Tại một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chƣa có Quỹ HTND, cần hoàn tất thủ tục để thành lập Quỹ; tại những đơn vị đã có Quỹ nhƣng hoạt động chƣa hiệu quả, thì kiện toàn Ban điều hành Quỹ, Ban vận động, Ban kiểm tra, kiểm soát Quỹ...

bị thu hẹp, tỷ trọng nông lâm ngƣ nghiệp cũng ngày càng giảm theo đúng định hƣớng phát triển của tỉnh; chính vì vậy, nhu cầu thâm canh nông nghiệp, giải quyết việc làm của hội viên nông dân ngày càng cấp bách. Điều này đòi hỏi cần có một tổ chức hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, định hƣớng sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp... sát cánh, trực tiếp cùng ngƣời nông dân. Do đó, việc xây dựng đề án Thành lập Quỹ HTND hoạt động độc lập có thể đƣợc xây dựng cùng đề án Dạy nghề cho nông dân, tạo trung tâm hỗ trợ nông dân để tăng tính thuyết phục và tính khả thi.

- Phải xác định rõ ràng nhiệm vụ cũng nhƣ trách nhiệm của Quỹ HTND từng cấp, bộ phận trong tổ chức Quỹ, phải chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong cùng cấp và giữa Quỹ cấp dƣới và Quỹ cấp trên.

- Tăng cƣờng vai trò của giám đốc Quỹ và các trƣởng Ban.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo cân xứng giữa trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ quản lý, thể hiện sự phân cấp và phân bố hợp lý các chức năng quản lý.

4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

- Ban Thƣờng vụ Hội Nông dân cấp tỉnh và huyện cần xây dựng Quy chế kiểm tra, kiểm soát cụ thể, chi tiết theo quy định.

- Ban Kiểm tra, kiểm soát cần làm tốt nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo Quỹ HTND hoạt động lành mạnh, an toàn ở các cấp.

- Đặc biệt chú ý tới việc kiểm tra, giám sát hoạt động vận động tạo nguồn Quỹ, việc thu gốc, thu phí và việc quản lý tài chính với phí thu.

- Kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất hộ hội viên vay vốn Quỹ HTND, phát hiện và kiên quyết xử lý kịp thời những hộ vay vốn sử dụng sai mục đích, hoặc chiếm dụng, xâm tiêu, chây ỳ vốn, phí.

4.2.5. Xây dựng, đào tạo, tập huấn cán bộ Quỹ

- Ban Thƣờng vụ các cấp bố trí cán bộ phụ trách chuyên trách về Quỹ HTND, cố gắng ổn định đội ngũ cán bộ này. Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh lập danh sách và cập nhật thƣờng xuyên danh sách cán bộ trên khi có thay đổi.

- Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh có trách nhiệm biên soạn tài liệu theo các chuyên đề, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu để cán bộ chuyên trách dễ dàng tiếp cận.

- Ban điều hành Quỹ HTND hoặc trực tiếp tập huấn, hoặc phối hợp với các cơ sở, cơ quan chuyên về tài chính, tín dụng để tập huấn cho cán bộ chuyên trách cấp huyện và cấp cơ sở.

- Xây dựng kế hoạch tập huấn ít nhất một năm một lần để cập nhật cho cán bộ chuyên trách những quy định mới của Quỹ, những cách làm hay ở địa phƣơng khác; đồng thời kịp thời rút kinh nghiệm những việc đang làm chƣa tốt.

4.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Quỹ

- Trƣớc tiên phấn đấu Hội Nông dân các xã đều có máy tính nối mạng, hiện nay thƣờng ở cấp xã, nhiều đoàn thể chung một máy tính, hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Tạo lập và cập nhật thƣờng xuyên danh sách email của Quỹ HTND các huyện. Việc trao đổi qua email không những giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc còn giúp truyền tải, lƣu trữ thông tin một cách chính xác, hợp lý.

- Trong ngay chính cơ quan Quỹ cùng cấp, bố trí khai thác triệt để hiệu quả của mạng LAN nhƣ: dùng chung máy in, chia sẻ tài liệu, công việc...

- Xây dựng website của Quỹ HTND, có liên kết trong website của Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh.

Website không chỉ cung cấp văn bản, quy định, quy chế, hƣớng dẫn, mẫu biểu... của Quỹ HTND cấp tỉnh và trung ƣơng mà còn cập nhật những hoạt động mới nhất của Quỹ HTND của 14 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh.

Website cũng cung cấp danh sách các sản phẩm của các dự án đƣợc hỗ trợ từ Quỹ HTND trong toàn tỉnh nhằm quảng bá sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm; đặc biệt là mở rộng khả năng liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

- Đề xuất Quỹ HTND trung ƣơng triển khai phần mềm kế toán, phần mềm tín dụng... Quỹ HTND thống nhất trong toàn hệ thống.

4.2.7. Tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa hoạt động của Quỹ

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về hiệu quả Quỹ HTND:

- Phối hợp với đài truyền hình xây dựng định kỳ tin, bài, chuyên đề hoặc chuyên mục về hoạt động Quỹ HTND trên toàn tỉnh.

- Liên kết với các trang báo mạng về hoạt động của nông nghiệp để đặt liên kết tới website của Quỹ HTND. Trong đó cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản, hoạt động của Quỹ HTND trung ƣơng, tỉnh để các cán bộ, hội viên, hộ vay vốn... dễ dàng tra cứu, tìm hiểu.

- Sân khấu hóa các hoạt động tuyên truyền: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa, cách vay vốn, các quy định vay vốn, trả gốc, phí... của Quỹ HTND; thi cán bộ Quỹ HTND giỏi; có thể lồng ghép trên sân khấu tuyên truyền về các hoạt động của Hội Nông dân nói chung...

4.2.8. Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng, biểu dương trong hoạt động quản lý Quỹ

- Hàng năm trích lập quỹ thi đua, khen thƣởng đầy đủ từ nguồn thu nhập của Quỹ HTND tỉnh.

- Biểu dƣơng các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp xây dựng Quỹ HTND và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao… nhằm tuyên truyền mục đích, ý nghĩa hoạt động và hiệu quả của quỹ, góp phần nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay.

- Đƣa ra những chính sách phù hợp quan tâm đến đội ngũ cán bộ Quỹ nhƣ: phúc lợi xã hội, tiền lƣơng, tiền thƣởng, bố trí lao động, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn....

4.2.9. Linh hoạt các hoạt động phối hợp với các cơ quan khác

- Xây dựng cơ chế phối hợp linh hoạt nhƣng chặt chẽ với từng cơ quan chức năng khác nhau tùy đặc thù từng đơn vị dựa trên cốt lõi là lợi ích của hội viên nông dân, những thành viên tham gia dự án Quỹ.

- Các hoạt động phối hợp tập huấn, chuyển giao công nghệ... nên tiến hành theo hình thức cầm tay chỉ việc cho nông dân.

- Xây dựng cơ chế phụ cấp, thƣởng... tƣơng xứng cho những cán bộ cơ quan khác tham gia công tác tại tổ chức Quỹ.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Với Quỹ HTND Trung ương

- Hoàn thiện quy trình chuẩn, thống nhất cho công tác vận động nguồn. - Ban hành quy định, quy chế rõ ràng về quản lý nguồn cấp xã vận động đƣợc.

- Triển khai phần mềm kế toán và phần mềm tín dụng thống nhất trong

toàn hệ thống Quỹ HTND các cấp.

- Tăng cƣờng nguồn vốn ủy thác cho Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh. - Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ Quỹ cấp tỉnh cũng nhƣ những quy định, chính sách mới của Quỹ.

- Tổ chức biểu dƣơng các mô hình, dự án vay vốn Quỹ HTND đạt hiệu quả xuất sắc trong cả nƣớc.

4.3.2. Với UBND tỉnh

- Đồng ý, tạo điều kiện cho Hội Nông dân tỉnh thành lập tổ chức Quỹ HTND hoạt động chuyên trách, không kiêm nghiệm.

- Quan tâm hỗ trợ ngân sách cho Quỹ HTND tỉnh theo lộ trình mỗi năm là 02 tỷ đồng.

- Xây dựng Nghị quyết riêng tạo điều kiện, cơ chế cho Hội Nông dân tỉnh tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Theo đó Quỹ HTND đƣợc phân khai, tiếp cận với các nguồn vốn nông thôn mới.

- Tạo điều kiện cho Ban vận động Quỹ HTND hoạt động tạo nguồn cho Quỹ theo hƣớng xã hội hóa.

- Cử đại diện tham gia Ban vận động Quỹ HTND cấp tỉnh.

4.3.3. Với Ban Nông thôn mới

- Đề xuất với UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Trung ƣơng Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới về việc Hội Nông dân các cấp đƣợc tiếp cận nguồn nông thôn mới trong xây dựng dự án, phát triển sản xuất mà cụ thể là tăng nguồn cho Quỹ HTND.

- Phối hợp với Hội Nông dân trong công tác tuyên truyền, nhân rộng các dự án thành công của Quỹ HTND trên toàn tỉnh, nhằm giúp nông dân đƣợc tiếp cận với các cách làm mới, cách làm hay.

- Cử đại diện tham gia Ban vận động Quỹ HTND cấp tỉnh.

4.3.4. Với sở Kế hoạch đầu tư và sở Tài chính

- Phối hợp cùng nhau cân đối và đề nghị UBND tỉnh cấp ngân sách cho Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh hàng năm trên cơ sở trình của Hội Nông dân tỉnh.

-Cử đại diện tham gia Ban vận động Quỹ HTND cấp tỉnh.

4.3.5. Với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Miễn phí mở tài khoản cho và phí chuyển khoản cho tài khoản của Quỹ HTND tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

4.3.6. Với sở công thương

- Giới thiệu, liên kết các hộ tham gia dự án với các đơn vị chế biến, đơn vị tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh.

- Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của các dự án Quỹ HTND trên website của Sở công thƣơng, trong các Hội chợ, phiên chợ...

KẾT LUẬN

Thời gian qua, công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Quỹ đã cho vay đúng đối tƣợng, đúng mục đích, bảo toàn hiệu quả nguồn vốn Quỹ, không những góp phần giúp ngƣời nông dân tiếp cận đƣợc nguồn vốn ƣu đãi của nhà nƣớc mà còn góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Hội Nông dân trong đời sống nông nghiệp, nông thôn.

Với nhiệm vụ chính trị “trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chƣơng trình đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn” của Thủ tƣớng chính phủ giao, Hội Nông dân đang nỗ lực hỗ trợ các hộ hội viên nông dân vay vốn đầu tƣ, phát triển sản xuất mà trực tiếp là thông qua Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đặc biệt, Quảng Ninh với đặc thù diện tích đất nông nghiệp giảm và cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, nhƣng dân số làm nông nghiệp không hề nhỏ. Vì vậy, việc hỗ trợ vốn, kỹ thuật... để thay đổi tƣ duy, cách làm nông nghiệp: thâm canh, chuyên nghiệp, sản xuất hàng hóa... là điều tiên quyết ảnh hƣởng tới phát triển bền vững của tỉnh. Do đó, hiện nay việc hoàn thiện quản lý Quỹ HTND là nhiệm vụ cấp bách của Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý của Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, luận văn đã nêu lên những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp cơ bản và các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. Các giải pháp bao gồm: hoàn thiện, đổi mới quy định, cơ chế, chính sách huy động nguồn; hoàn thiện hệ thống văn bản hoạt động Quỹ; hoàn thiện mô hình tổ chức Quỹ; tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát; xây dựng, đào tạo, tập huấn cán bộ Quỹ; ứng

dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Quỹ; tăng cƣờng công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa hoạt động của Quỹ; chú trọng công tác thi đua, khen thƣởng, biểu dƣơng trong hoạt động Quỹ. Tác giả hy vọng việc thực hiện đồng bộ những giải pháp và kiến nghị nêu ra sẽ hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao hiệu quả của Quỹ HTND tỉnh Quảng Ninh, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh.

Do thời gian, điều kiện nghiên cứu có hạn, khả năng, trình độ, kinh nghiệm nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế nên kết quả nghiên cứu của luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quý thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp để luận văn thêm hoàn thiện./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các văn bản hƣớng dẫn, quy định về quỹ Hỗ trợ Nông dân của Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh.

2. Nguyễn Thị Liên Diệp (2003), Quản lý học, Nhà xuất bản thống kê. 3. Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo hoạt động Quỹ hỗ trợ nông

dân và chương trình phối hợp với Ngân hàng CSXH; Ngân hàng NN&PTNT của Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh qua các năm (năm 2011,2012, 2013).

4. Hội Nông dân Việt Nam, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, năm 2011.

5. Tài liệu tập huấn về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011 - 2020”; Trung ƣơng Hội Nông dân Việt Nam, năm 2011.

6. Trang điện tử của Quảng Ninh: http://www.quangninh.gov.vn

7. Trang điện tử của Quỹ HTND Việt Nam: http://www.quyhotronongdan.vn 8. Thông tƣ số 69/2013/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài

chính hƣớng dẫn Chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)